Nếu định đánh đòn con, hãy cân nhắc!
Nếu bạn định đưa con vào khuôn khổ bằng cách sử dụng đòn roi thì hãy cân nhắc vì nó không đem lại hiệu quả giáo dục như mong muốn.
1. Điểm bất lợi khi đánh đòn con
- Không giải quyết được gốc của vấn đề: Đòn roi chỉ làm bé chấm dứt hành động xấu trong chốc lát vì bé sẽ không thể hiểu vì sao việc làm đó của mình lại là sai và cũng không biết cách nào để ứng xử tốt hơn.
- Gây nguy hiểm cho bé và làm tổn thương về thể chất: Bạn sẽ không thể lường trước được là mình sẽ gây ra những gì trong khi đánh con vào lúc đang nóng giận.
- Khiến bé có tính gia trưởng: Khi bạn đánh đòn con, bạn đã ngầm gửi đi một thông điệp rằng làm cha mẹ thì có quyền đánh con cái. Bé của bạn sau này lớn lên cũng sẽ có tâm lý tương tự.
- Đòn roi dạy trẻ rằng mâu thuẫn có thể giải quyết bằng nắm đấm: Roi vọt dạy con rằng, khúc mắc giúp giải quyết mọi vấn đề.
- Đánh đòn rất dễ khiến trẻ lớn lên trong sợ hãi, nhút nhát, hoặc trở nên chai lỳ về cả thể xác lẫn tinh thần: Trẻ con dường như nhớ sự trừng phạt hơn là lý do mà nó bị phạt. Nó sẽ cư xử vì sợ hãi thay vì muốn hành động đúng.
- Đòn ròi dạy trẻ biết quanh co, chối tội: Bị đánh không khiến trẻ biết cách cư xử đúng hơn mà sẽ dạy trẻ biết cách né tránh, đổ lỗi, biện minh hoặc tìm cách không để bị "tóm" khi mắc sai lầm. Nó cũng khiến bé có phản ứng tiêu cực. Bé có thể nghĩ ra những lời nói dối để tránh bị “phát vào mông”, thay vì thực hiện hành vi tốt một cách tự nguyện.
- Càng đánh con càng dễ phạm lỗi: Đòn roi chỉ khiến bé ấn tượng với những cơn đau hơn là ghi nhớ lý do bị phạt và cách khắc phục hành vi xấu. Điều này giải thích vì sao, bé càng hay bị đánh càng dễ tái phạm lỗi.
2. Những biện pháp tuyệt vời thay thế đòn roi
- Lấy công chuộc tội: Thay vì lớn tiếng quát mắng hay “tét mông” bé, bạn có thể để bé làm một vài việc tốt để chuộc lại lỗi. Trước tiên, cha mẹ nên giải thích cụ thể hành vi sai của bé và sau đó đưa ra vài việc nhà để bé chọn lựa; ví dụ, cho bé tự rửa bát, tưới cây cùng bố hoặc gấp quần áo cùng mẹ.
- Khi định phạt con thì hãy tránh những nơi khiến bé không tập trung vào hình phạt, ví dụ như phạt con trai ngồi ở trong phòng riêng vì bé có thể chơi trò điện tử hoặc bất cứ trò gì mà trẻ cảm thấy thích.
- Đừng ăn gian hình phạt của con: Bố mẹ phải thực hiện đúng như những gì đã nói, tránh tăng hoặc giảm hình phạt so với mức ban đầu đã đưa ra.
- Phải có lý do cho việc phạt trẻ: Nhiều khi, nguyên nhân của những cấm đoán được cha mẹ đưa ra không rõ ràng, ví dụ: “Vì mẹ muốn thế” hoặc “Mẹ đã nói như thế rồi”. Các bé sẽ không thể hiểu lý do gì mà bị cấm.
Ngay cả khi các bé không đồng ý với các giải quyết của cha mẹ, cha mẹ cũng nên làm hài lòng con bằng những câu giải thích dễ nghe, dễ hiểu hơn.
- Hãy tôn trọng con: Nếu bạn muốn bé tắt tivi, thì cũng không nên chạy bổ vào phòng và tắt bụp tivi trước mặt bé. Tốt hơn, bạn thử cho bé một số thông tin dự báo: “Đến giờ ngủ rồi đấy. Con tự tắt tivi hay để mẹ tắt hộ nào”.
- Và cuối cùng, đừng "thù dai": Ngay sau khi bé đã thực hiện xong hình phạt thì cha mẹ hãy coi như mọi chuyện đã qua, đừng bao giờ để thái độ không hài lòng hay bực tức còn sót lại và ảnh hưởng đến những việc khác.
Bạn có tin rằng có những bà mẹ đánh con đến mức nghiện?
- Không giải quyết được gốc của vấn đề: Đòn roi chỉ làm bé chấm dứt hành động xấu trong chốc lát vì bé sẽ không thể hiểu vì sao việc làm đó của mình lại là sai và cũng không biết cách nào để ứng xử tốt hơn.
- Gây nguy hiểm cho bé và làm tổn thương về thể chất: Bạn sẽ không thể lường trước được là mình sẽ gây ra những gì trong khi đánh con vào lúc đang nóng giận.
- Khiến bé có tính gia trưởng: Khi bạn đánh đòn con, bạn đã ngầm gửi đi một thông điệp rằng làm cha mẹ thì có quyền đánh con cái. Bé của bạn sau này lớn lên cũng sẽ có tâm lý tương tự.
- Đòn roi dạy trẻ rằng mâu thuẫn có thể giải quyết bằng nắm đấm: Roi vọt dạy con rằng, khúc mắc giúp giải quyết mọi vấn đề.
- Đánh đòn rất dễ khiến trẻ lớn lên trong sợ hãi, nhút nhát, hoặc trở nên chai lỳ về cả thể xác lẫn tinh thần: Trẻ con dường như nhớ sự trừng phạt hơn là lý do mà nó bị phạt. Nó sẽ cư xử vì sợ hãi thay vì muốn hành động đúng.
- Đòn ròi dạy trẻ biết quanh co, chối tội: Bị đánh không khiến trẻ biết cách cư xử đúng hơn mà sẽ dạy trẻ biết cách né tránh, đổ lỗi, biện minh hoặc tìm cách không để bị "tóm" khi mắc sai lầm. Nó cũng khiến bé có phản ứng tiêu cực. Bé có thể nghĩ ra những lời nói dối để tránh bị “phát vào mông”, thay vì thực hiện hành vi tốt một cách tự nguyện.
- Càng đánh con càng dễ phạm lỗi: Đòn roi chỉ khiến bé ấn tượng với những cơn đau hơn là ghi nhớ lý do bị phạt và cách khắc phục hành vi xấu. Điều này giải thích vì sao, bé càng hay bị đánh càng dễ tái phạm lỗi.
2. Những biện pháp tuyệt vời thay thế đòn roi
- Lấy công chuộc tội: Thay vì lớn tiếng quát mắng hay “tét mông” bé, bạn có thể để bé làm một vài việc tốt để chuộc lại lỗi. Trước tiên, cha mẹ nên giải thích cụ thể hành vi sai của bé và sau đó đưa ra vài việc nhà để bé chọn lựa; ví dụ, cho bé tự rửa bát, tưới cây cùng bố hoặc gấp quần áo cùng mẹ.
- Khi định phạt con thì hãy tránh những nơi khiến bé không tập trung vào hình phạt, ví dụ như phạt con trai ngồi ở trong phòng riêng vì bé có thể chơi trò điện tử hoặc bất cứ trò gì mà trẻ cảm thấy thích.
- Đừng ăn gian hình phạt của con: Bố mẹ phải thực hiện đúng như những gì đã nói, tránh tăng hoặc giảm hình phạt so với mức ban đầu đã đưa ra.
- Phải có lý do cho việc phạt trẻ: Nhiều khi, nguyên nhân của những cấm đoán được cha mẹ đưa ra không rõ ràng, ví dụ: “Vì mẹ muốn thế” hoặc “Mẹ đã nói như thế rồi”. Các bé sẽ không thể hiểu lý do gì mà bị cấm.
Ngay cả khi các bé không đồng ý với các giải quyết của cha mẹ, cha mẹ cũng nên làm hài lòng con bằng những câu giải thích dễ nghe, dễ hiểu hơn.
- Hãy tôn trọng con: Nếu bạn muốn bé tắt tivi, thì cũng không nên chạy bổ vào phòng và tắt bụp tivi trước mặt bé. Tốt hơn, bạn thử cho bé một số thông tin dự báo: “Đến giờ ngủ rồi đấy. Con tự tắt tivi hay để mẹ tắt hộ nào”.
- Và cuối cùng, đừng "thù dai": Ngay sau khi bé đã thực hiện xong hình phạt thì cha mẹ hãy coi như mọi chuyện đã qua, đừng bao giờ để thái độ không hài lòng hay bực tức còn sót lại và ảnh hưởng đến những việc khác.
Bạn có tin rằng có những bà mẹ đánh con đến mức nghiện?