Nếu con bạn là đứa trẻ NGOAN Ở TRƯỜNG nhưng HƯ Ở NHÀ thì bố mẹ hãy vui lên, bởi vì...

Mai Thùy,
Chia sẻ

Vì sao đây lại là dấu hiệu cực tốt thì các bố mẹ hãy đọc bài viết dưới đây nhé. Chuyên gia tâm lý sẽ lý giải cực kì rõ ràng!

Bạn có bao giờ băn khoăn tại sao con hệt như thiên thần khi ở mẫu giáo nhưng chỉ sau 3 phút bên bạn, chúng đã hóa tiểu quỉ ngay không? Thực ra, đó là kịch bản quá đỗi quen thuộc với nhiều gia đình.

Nếu con bạn là đứa trẻ NGOAN Ở TRƯỜNG nhưng HƯ Ở NHÀ thì bố mẹ hãy vui lên, bởi vì... - Ảnh 1.

Bạn không phải lo lắng khi con là thiên thần ở trường, tiểu quỉ ở nhà đâu (Ảnh minh họa).

Trẻ em thường tỏ ra hoàn hảo, ngoan ngoãn, đáng yêu khi ở nhà trẻ, trường lớp hay nhà ông bà. Trái lại khi về nhà, chúng sẽ thể hiện bản chất vốn có. “Hành vi này rất khó hiểu đối với cha mẹ. Bọn trẻ có thể tự làm ra những hành vi không tốt”, Sarah Ockwell-Smith, huấn luyện viên kỹ năng làm cha mẹ và tác giả của cuốn sách The Gentle Parenting cho biết.

Trẻ ngoan ở trường nhưng hư ở nhà là điều hoàn toàn tích cực

Điều đó xuất phát từ sự thật rằng các con cảm thấy an toàn khi bạn hiện diện nên chúng thoải mái bộc lộ tất cả. Nhưng chúng sẽ kiểm soát những cảm xúc lúc bạn không ở bên. Và chúng sẽ trở về đúng bản chất khi cảm thấy an toàn, là lúc trở về bên bạn.

Trẻ em nhận thức được chúng cần cư xử tốt khi ở nhà ông bà hay ở nhà trẻ, trường học – nơi có những qui tắc chúng cần tuân theo dù không thích. Vì thế trẻ sẽ giữ mọi căng thẳng kìm nén cả ngày cho đến khi về nhà và bộc phát tất cả.

Nếu con bạn là đứa trẻ NGOAN Ở TRƯỜNG nhưng HƯ Ở NHÀ thì bố mẹ hãy vui lên, bởi vì... - Ảnh 2.

Việc con thể hiện mọi tính cách trước bạn là điều dễ hiểu thôi.

“Bạn là vùng an toàn của các con nên sau khi những cảm xúc bị kìm nén ở trường học, trẻ biết có thể bộc lộ thật với bạn. Trẻ biết bạn đủ yêu chúng để dỗ dành khi chúng khóc hay la hét. Việc chúng không cần tỏ ra hoàn hảo trước mặt bạn được chấp nhận”, Sarah cho biết thêm.

Cha mẹ luôn luôn biết cách "xử lý" các tiểu quỉ bằng tình yêu vô bờ

Dù chúng ta biết và hiểu rằng đó là một dấu hiệu tích cực, chúng ta đều muốn nhận được nụ cười, sự vui tươi và nghe lời của các con.

Cô Ellie, một phụ nữ hai con chia sẻ: “Cô con gái cục cằn của tôi gần như đang tuột khỏi kiểm soát của bố mẹ khiến tôi quyết định nói với nhà trường về việc liệu con bé có vấn đề gì không. Giáo viên của con chỉ nhìn chằm chằm vào tôi trong sự hoài nghi vì đến trường là niềm vui tuyệt vời đối với con”.

Nếu con bạn là đứa trẻ NGOAN Ở TRƯỜNG nhưng HƯ Ở NHÀ thì bố mẹ hãy vui lên, bởi vì... - Ảnh 3.

Trong tích tắc, lũ trẻ sẽ biến thành tiểu quỷ khi ở bên bố mẹ (Ảnh minh họa).

Một bà mẹ mẹ khác, cô Jenny nhớ lại kỷ niệm về cậu con trai ba tuổi khóc liên hồi khi ở nhà cùng cô nhưng là một đứa trẻ mẫu mực ở bên ngoài: “Những người khác, thậm chí cả bố mẹ tôi đều không tin tôi khi tôi nói thằng bé khó tính tới mức nào”.

Với tình yêu vô bờ bến dành cho con, hẳn những người làm cha làm mẹ sẽ hiểu được tính cách của các bé để xử lý những tình huống mè nheo của các con khi ở nhà.

Bố mẹ cũng từng cư xử như vậy

Bạn có thể bực bội, mệt mỏi hay cảm thấy bị tổn thương khi con bạn là quỉ nhỏ khi bên bạn nhưng biến thành thiên thần ở những nơi khác. Đó là lý do tại sao bạn cần nhắc nhở chính mình rằng con hành động như vậy vì con yêu bạn và biết bạn yêu chúng.

Nếu con bạn là đứa trẻ NGOAN Ở TRƯỜNG nhưng HƯ Ở NHÀ thì bố mẹ hãy vui lên, bởi vì... - Ảnh 4.

Vì cảm nhận được sự an toàn khi bên bạn nên con mới bộc lộ mọi cá tính của mình khi ở nhà đấy (Ảnh minh họa).

Hãy đối mặt với sự thật đó vì thực ra chúng ta cũng từng có khuynh hướng hành động hệt như vậy với bố mẹ khi chúng ta còn bé.

Sarah cũng chia sẻ thêm: “Bộc lộ cảm xúc với những người cho bạn cảm giác an toàn, cho bạn biết mình có thể là chính mình thật tuyệt vời. Điều đó cũng hoàn toàn chính xác đối với trẻ nhỏ”.

Đây là lời cảm ơn và bảy tỏ tình yêu của con dành cho bố mẹ

Một khi bạn hiểu tại sao con bạn cư xử theo cách như vậy, sự bùng phát, xấc xược và cộc cằn của các con sẽ dễ xử lý hơn. Điều đó không có nghĩa là số lần con gây phiền nhiễu sẽ giảm bớt. Với bạn, con có thể không cần phòng thủ và đó chính là bằng chứng về mối liên kết chặt chẽ giữa bạn và con cũng như sự tin tưởng của con đối với bạn.

Theo chuyên gia Sarah, những hành vi có phần khắc nghiệt của trẻ sau khi phải kìm nén cả ngày như cách để trẻ nói “Con cảm ơn bố mẹ đã cho con là chính mình”, “Con yêu bố mẹ đã tạo cho con cảm giác an toàn”.

Nguồn: Netmums

Chia sẻ