Năm rồng 2012, ác mộng cho các bà mẹ Hong Kong
Có một đứa con sinh năm Nhâm Thìn là ước mơ với nhiều người Trung Quốc coi con rồng là một biểu tượng của may mắn và giàu sang trong 12 con giáp, nhưng với một số bà mẹ Hong Kong, đó là một cơn ác mộng.
Hàng chục nghìn bà mẹ mang thai từ đại lục đã tới Hong Kong để sinh con mỗi năm, gây ra tình trạng quá tải giường sinh và làm tăng chi phí sinh nở ở đây. Vấn đề này dự kiến sẽ còn nghiêm trọng hơn vào năm rồng, vốn 12 năm mới có một lần và thường được chờ đợi là sẽ có tỉ lệ sinh tăng cao hơn so với dự kiến.
“Chúng tôi không lên kế hoạch có con năm rồng”, bà mẹ 38 tuổi Michele Lee nói, cô đang chuẩn bị đón đứa con thứ hai, một cô bé, vào tháng 4. “Lúc đầu chúng tôi rất thích thú nhưng ngay sau đó sự thích thú trở thành nỗi lo không biết có kiếm được chỗ trong bệnh viện hay không”.
Các bà mẹ Hong Kong mới đây đã có cuộc xuống đường phản đối làn sóng những bà mẹ từ Trung Quốc đại lục đổ vào vùng lãnh thổ tự trị vốn là thuộc địa cũ của Anh này. Những đứa trẻ sinh ở Hong Kong sẽ được hưởng phúc lợi giáo dục và y tế tốt hơn nhiều so với ở đại lục, đồng thời thành phố tấp nập này cũng là nơi nhiều người Trung Quốc lách chính sách một con được thực thi ở đại lục.
Lee nói cô đã cố gắng đăng ký một giường sinh ở bệnh viện phụ sản sớm sau khi phát hiện ra mình mang thai, nhưng vẫn là quá muộn. “Tôi không thể vào bệnh viện tư mà tôi muốn dù tôi có đủ tiền trả và cả tôi và chồng đều là người Hong Kong”, cô nói. “Một số bạn bẹ nói tôi nên đăng ký sớm cho con gái tuổi rồng của mình ở nhà trẻ, đó cũng sẽ là một cuộc chiến như với bệnh viện, cuộc chiến để đi học. Tôi luôn phải tự nhắc mình không quá lo lắng”.
“Chúng tôi không lên kế hoạch có con năm rồng”, bà mẹ 38 tuổi Michele Lee nói, cô đang chuẩn bị đón đứa con thứ hai, một cô bé, vào tháng 4. “Lúc đầu chúng tôi rất thích thú nhưng ngay sau đó sự thích thú trở thành nỗi lo không biết có kiếm được chỗ trong bệnh viện hay không”.
Các bà mẹ Hong Kong mới đây đã có cuộc xuống đường phản đối làn sóng những bà mẹ từ Trung Quốc đại lục đổ vào vùng lãnh thổ tự trị vốn là thuộc địa cũ của Anh này. Những đứa trẻ sinh ở Hong Kong sẽ được hưởng phúc lợi giáo dục và y tế tốt hơn nhiều so với ở đại lục, đồng thời thành phố tấp nập này cũng là nơi nhiều người Trung Quốc lách chính sách một con được thực thi ở đại lục.
Lee nói cô đã cố gắng đăng ký một giường sinh ở bệnh viện phụ sản sớm sau khi phát hiện ra mình mang thai, nhưng vẫn là quá muộn. “Tôi không thể vào bệnh viện tư mà tôi muốn dù tôi có đủ tiền trả và cả tôi và chồng đều là người Hong Kong”, cô nói. “Một số bạn bẹ nói tôi nên đăng ký sớm cho con gái tuổi rồng của mình ở nhà trẻ, đó cũng sẽ là một cuộc chiến như với bệnh viện, cuộc chiến để đi học. Tôi luôn phải tự nhắc mình không quá lo lắng”.
Các bà mẹ từ đại lục chiếm 38.043 trong tổng số 80.131 ca sinh có đăng ký ở Hong Kong năm 2011. Trong năm rồng gần nhất, năm 2000, số ca sinh đã tăng 5,6% so với năm trước đó ở Hong Kong, theo thông tin chính thức.
Trước tình hình này, chính quyền Hong Kong đã siết chặt luật nhập cảnh, tăng cường các điểm kiểm soát biên giới và đặt ra mức trần các chỗ sinh ở bệnh viện cho những bà mẹ từ đại lục. Báo chí nói các bà mẹ mang thai từ đại lục đã mặc quần áo rộng thùng thình để nhập cảnh, hoặc thuê trước những căn hộ ở Hong Kong ngay từ khi biết mình mang thai để tránh bị phát hiện.
Một số trường hợp còn đợi đến rất gần lúc sinh mới nhập viện để sinh theo kiểu cấp cứu, đồng nghĩa với việc bệnh viện không thể từ chối. Nhà chức trách bệnh viện nói các ca sinh khẩn cấp đã tăng gấp ba vào năm 2011. “Vấn đề phức tạp hơn nhiều so với chúng ta có thể tưởng tượng”, Chung Tak Hong, trưởng khoa sản tại bệnh viên Prince of Wales, một bệnh viện công gần biên giới với Trung Quốc, nói. “Hệ thống không thể thích ứng nổi. Sự gia tăng nhân lực và cơ sở hạ tầng không theo kịp nhu cầu từ Trung Quốc. Có quá nhiều phụ nữ mang thai từ Trung Quốc tới sinh ở Hong Kong”.
Bác sĩ Chung, người phát ngôn của nhóm Bác sĩ sản khoa Hong Kong, nói phụ nữ từ đại lục đang đánh cược với mạng sống của cả người mẹ lẫn đứa bé. “Họ không hề đăng ký trước, chúng tôi không có sổ khám thai, không hề biết họ trước kia và bất thình lình họ đến và vào phòng sinh. Điều đó gây ra rất nhiều áp lực với chúng tôi”, ông nói.
“Chúng tôi không coi việc này là tiêu cực vì nhiều năm trước người Hong Kong cũng làm như vậy”, ông Chung nói, ý muốn nhắc đến giai đoạn phụ nữ Hong Kong ra nước ngoài sinh nở trước khi thành phố được chuyển giao lại cho Trung Quốc vào năm 1997. “Chúng ta đều mong con cái có một tương lai tốt đẹp hơn, nhiều cơ hội hơn. Tôi hiểu lý do tại sao các phụ nữ đại lục đến Hong Kong. Tôi cũng không nói làm như thế là sai, chỉ là chúng tôi không thể đáp ứng được hết”.
Lượng đăng ký sinh ở các bệnh viện công đã tăng khoảng 15% trong năm nay và tổng số ca sinh nhiều khả năng sẽ vượt 100.000, theo Chung.