Xử lý 9 phiền toái khi mang thai
Mang thai là điều hạnh phúc với bất kỳ phụ nữ nào nhưng cũng khiến bạn gặp không ít phiền toái.
- Buồn nôn, nôn: Hiện tượng này thường gặp trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Bạn nên tránh những thức ăn hoặc mùi làm bạn khó chịu và đừng để mình đói, cũng đừng ăn quá no, vì như thế rất dễ buồn nôn. Nếu hay nôn vào buổi sáng, khi thức giấc hãy nằm yên trên giường và ăn nhẹ, sau đó mới bước ra khỏi giường.
- Khó tiêu, đầy hơi, đau dạ dày, táo bón: Bạn nên ăn các thức ăn có nhiều chất xơ như rau, hoa quả, tránh chất cay, đồ hộp, rượu, đồ uống có ga. Bên cạnh đó, bạn nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn chậm, nhai kỹ, và sau khi ăn đừng nằm xuống ngay.
- Đau lưng: Hãy luôn giữ lưng thẳng khi đứng, ngồi và nên thay đổi tư thế thường xuyên. Không đi giày, dép cao gót.
- Phù chân: Bạn nên nằm nghỉ, gác chân cao. Uống nước nhiều (giúp cơ thể thải nước tốt hơn) và ăn nhạt.
- Giãn tĩnh mạch hậu môn (trĩ): Không nên ngồi quá lâu. Nên ăn các thức ăn có nhiều chất xơ như rau, hoa quả, giảm ăn cay, vận động nhiều cho nhu động ruột mạnh hơn, tránh táo bón. Nếu muốn dùng thuốc bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ.
- Chóng mặt: Không ngồi dậy hay đứng lên đột ngột. Ăn nhiều các thức ăn bổ máu như thịt, cá, trứng, sữa, đậu, lạc, rau màu xanh, có thể uống thêm viên sắt. Nếu tình trạng chóng mặt, hoa mắt kéo dài hoặc bị ngất, bạn cần đi khám.
- Khó ngủ: Thường gặp vào tháng cuối của thai kỳ. Bạn hãy tập thể dục, hoạt động nhiều vào ban ngày. Buổi tối nên để cho tâm trí được nghỉ ngơi, đừng lo lắng. Hãy chọn một tư thế ngủ phù hợp. Nếu mệt mỏi mà không ngủ được, bạn hãy nằm thư giãn, giấc ngủ sẽ từ từ đến với bạn.
- Chuột rút: đây là dấu hiệu thường gặp nếu bạn không được bổ sung canxi đầy đủ. Bạn nên ăn các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua và uống thuốc bổ sung canxi theo chỉ định của bác sĩ.
- Cơ quan sinh dục ướt át khó chịu: khi có thai, khí hư ra nhiều hơn do đó bạn nên mặc quần áo lót rộng, bằng vải bông và lót vải thấm hoặc băng vệ sinh mỏng.
Có những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm khi đang mang thai các mẹ cần biết!
- Khó tiêu, đầy hơi, đau dạ dày, táo bón: Bạn nên ăn các thức ăn có nhiều chất xơ như rau, hoa quả, tránh chất cay, đồ hộp, rượu, đồ uống có ga. Bên cạnh đó, bạn nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn chậm, nhai kỹ, và sau khi ăn đừng nằm xuống ngay.
- Đau lưng: Hãy luôn giữ lưng thẳng khi đứng, ngồi và nên thay đổi tư thế thường xuyên. Không đi giày, dép cao gót.
- Phù chân: Bạn nên nằm nghỉ, gác chân cao. Uống nước nhiều (giúp cơ thể thải nước tốt hơn) và ăn nhạt.
- Giãn tĩnh mạch hậu môn (trĩ): Không nên ngồi quá lâu. Nên ăn các thức ăn có nhiều chất xơ như rau, hoa quả, giảm ăn cay, vận động nhiều cho nhu động ruột mạnh hơn, tránh táo bón. Nếu muốn dùng thuốc bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ.
- Chóng mặt: Không ngồi dậy hay đứng lên đột ngột. Ăn nhiều các thức ăn bổ máu như thịt, cá, trứng, sữa, đậu, lạc, rau màu xanh, có thể uống thêm viên sắt. Nếu tình trạng chóng mặt, hoa mắt kéo dài hoặc bị ngất, bạn cần đi khám.
- Khó ngủ: Thường gặp vào tháng cuối của thai kỳ. Bạn hãy tập thể dục, hoạt động nhiều vào ban ngày. Buổi tối nên để cho tâm trí được nghỉ ngơi, đừng lo lắng. Hãy chọn một tư thế ngủ phù hợp. Nếu mệt mỏi mà không ngủ được, bạn hãy nằm thư giãn, giấc ngủ sẽ từ từ đến với bạn.
- Chuột rút: đây là dấu hiệu thường gặp nếu bạn không được bổ sung canxi đầy đủ. Bạn nên ăn các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua và uống thuốc bổ sung canxi theo chỉ định của bác sĩ.
- Cơ quan sinh dục ướt át khó chịu: khi có thai, khí hư ra nhiều hơn do đó bạn nên mặc quần áo lót rộng, bằng vải bông và lót vải thấm hoặc băng vệ sinh mỏng.
Có những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm khi đang mang thai các mẹ cần biết!