Những sự thật về mang thai khiến nhiều mẹ bầu bất ngờ
Cục phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) đưa ra những sự thật về mang thai khiến nhiều mẹ bầu ngỡ ngàng.
- Chỉ khoảng 1/8 phụ nữ đủ axit folic trước khi thụ thai
Thiếu axit folic sẽ gây ra các bệnh có liên quan đến rối loạn ống dây thần kinh như bệnh nứt đốt sống, hay khiến cho em bé sinh ra sẽ thiếu một phần não. Tất cả các khiếm khuyết này xảy ra trong 28 ngày đầu của thai kỳ, thường trước khi người phụ nữ biết mình có thai. Thế nhưng có một sự thật là chỉ có khoảng 1/8 phụ nữ đủ axit folic trước khi thụ thai.
- 61% phụ nữ trong 3 tháng cuối có quan hệ vợ chồng
Trong vài tuần cuối thai kỳ, việc đạt cực khoái để tiết ra hormone oxytocin có thể làm mềm cổ tử cung và kích hoạt các cơn đau chuyển dạ. Có thể mẹ bầu chưa biết, nhưng tinh dịch của chồng cũng chứa prostaglandin tự nhiên dễ gây ra những cơn co thắt.
Trên thực tế, có 61% phụ nữ trong 3 tháng cuối có quan hệ vợ chồng ít nhất 1 lần một tháng. Điều này là hoàn toàn an toàn nếu thai kỳ của bạn khỏe mạnh bình thường nhưng nếu bạn đã từng có tiền sử sinh non, cần cân nhắc việc này.
Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định, đạt cực khoái cuối thai kỳ là hoàn toàn vô hại dù bạn sẽ rất khó khăn để đạt được điều này khi bụng bầu đã quá lớn.
- Nhịp tim thai có lúc lên đến 180 lần/ phút
Về số lượng nhịp tim thai, người ta thấy rằng, khi thai dưới 30 tuần tuổi, nhịp tim thai thường rất nhanh, từ 160 - 180 lần/ phút. Khi thai được 30 tuần tuổi trở lên, nhịp tim thai sẽ chậm dần theo sự trưởng thành của thai nhi.
Tuy nhiên, nhịp tim thai bình thường luôn dao động từ 120 đến 160 lần/ phút. Nếu không nằm trong khoảng giới hạn này, đó là dấu hiệu cho thấy nhịp tim thai có những bất thường và cần được theo dõi.
- 11% phụ nữ bị trầm cảm sau sinh
Nguyên nhân bệnh trầm cảm sau sinh là do việc giảm đột ngột estrogen và progestrogen góp phần gây nên. Hormone tuyến giáp giảm nhanh chóng gây cảm giác mệt mỏi và trầm cảm. Ngoài ra, còn do thay đổi về thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch và chuyển hoá dẫn đến tình trạng mệt mỏi và dễ thay đổi cảm xúc. Mâu thuẫn gia đình, khó khăn tài chính, thiếu sự giúp đỡ của người thân cũng là một nguyên nhân.
- 128 bé trai/100 bé gái
Đây là tỉ lệ bé trai, bé gái được sinh ra do thụ tinh trong ống nghiệm. Thụ tinh nhân tạo là phương pháp hữu ích, giúp các vợ chồng hiếm muộn vẫn có thể có con. Số bé trai được sinh ra bằng thụ tinh ống nghiệm luôn nhiều hơn số bé gái (128 bé trai/100 bé gái).
- Có đến 90% người mẹ bị rạn da
Rạn da là kết quả của việc collagen và các lớp đàn hồi của da bị phá vỡ. Các dấu hiệu ban đầu có thể là cảm giác nóng ran trên da, ngứa hoặc thậm chí có người cảm thấy như bị kim chích nhẹ.
Trên thực tế, không ai có thể biết trước được mình có bị rạn da hay không. Tuy vậy gene đóng một vai trò không nhỏ bởi mỗi người đều được thừa hưởng mẫu da từ cha mẹ - điều đó có nghĩa là nếu mẹ bạn bị rạn da khi mang bầu bạn thì rất có thể bạn cũng sẽ bị rạn da khi mang bầu em bé của mình. Ngoài ra những người mang thai đôi hoặc thai ba sẽ dễ bị rạn da hơn bởi bụng họ sẽ to hơn, da phải giãn nhiều hơn để có đủ “chỗ ở” cho các bé.
- ¼ phụ nữ mang thai thiếu vitamin D vào mùa đông
Vitamin D rất quan trọng trong việc phát triển xương của bé nhưng ít mẹ bầu ý thức được tầm quan trọng của việc này.
Vitamin D có nguồn gốc từ thực phẩm và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bác sĩ khuyên mẹ bầu nên ăn thực phẩm giàu vitamin D như sữa, trứng, cá, thịt... chịu khó ra nắng vào buổi sáng và chiều muộn trong những ngày có nắng. Nếu muốn dùng vitamin D bổ sung, nên hỏi bác sĩ.
- Khoảng ¼ phụ nữ bị ra máu trong thai kỳ
Ra máu là hiện tượng phổ biến. Khoảng ¼ phụ nữ phải đối mặt với ra máu ở giai đoạn nào đó trong thai kỳ. Thai phụ có thể cần được bác sĩ kiểm tra, xét nghiệm và siêu âm. Nếu ngoài tuần 14, bác sĩ sẽ kiểm tra nhịp tim thai cho thai phụ.
Thiếu axit folic sẽ gây ra các bệnh có liên quan đến rối loạn ống dây thần kinh như bệnh nứt đốt sống, hay khiến cho em bé sinh ra sẽ thiếu một phần não. Tất cả các khiếm khuyết này xảy ra trong 28 ngày đầu của thai kỳ, thường trước khi người phụ nữ biết mình có thai. Thế nhưng có một sự thật là chỉ có khoảng 1/8 phụ nữ đủ axit folic trước khi thụ thai.
- 61% phụ nữ trong 3 tháng cuối có quan hệ vợ chồng
Trong vài tuần cuối thai kỳ, việc đạt cực khoái để tiết ra hormone oxytocin có thể làm mềm cổ tử cung và kích hoạt các cơn đau chuyển dạ. Có thể mẹ bầu chưa biết, nhưng tinh dịch của chồng cũng chứa prostaglandin tự nhiên dễ gây ra những cơn co thắt.
Trên thực tế, có 61% phụ nữ trong 3 tháng cuối có quan hệ vợ chồng ít nhất 1 lần một tháng. Điều này là hoàn toàn an toàn nếu thai kỳ của bạn khỏe mạnh bình thường nhưng nếu bạn đã từng có tiền sử sinh non, cần cân nhắc việc này.
Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định, đạt cực khoái cuối thai kỳ là hoàn toàn vô hại dù bạn sẽ rất khó khăn để đạt được điều này khi bụng bầu đã quá lớn.
- Nhịp tim thai có lúc lên đến 180 lần/ phút
Về số lượng nhịp tim thai, người ta thấy rằng, khi thai dưới 30 tuần tuổi, nhịp tim thai thường rất nhanh, từ 160 - 180 lần/ phút. Khi thai được 30 tuần tuổi trở lên, nhịp tim thai sẽ chậm dần theo sự trưởng thành của thai nhi.
Tuy nhiên, nhịp tim thai bình thường luôn dao động từ 120 đến 160 lần/ phút. Nếu không nằm trong khoảng giới hạn này, đó là dấu hiệu cho thấy nhịp tim thai có những bất thường và cần được theo dõi.
- 11% phụ nữ bị trầm cảm sau sinh
Nguyên nhân bệnh trầm cảm sau sinh là do việc giảm đột ngột estrogen và progestrogen góp phần gây nên. Hormone tuyến giáp giảm nhanh chóng gây cảm giác mệt mỏi và trầm cảm. Ngoài ra, còn do thay đổi về thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch và chuyển hoá dẫn đến tình trạng mệt mỏi và dễ thay đổi cảm xúc. Mâu thuẫn gia đình, khó khăn tài chính, thiếu sự giúp đỡ của người thân cũng là một nguyên nhân.
- 128 bé trai/100 bé gái
Đây là tỉ lệ bé trai, bé gái được sinh ra do thụ tinh trong ống nghiệm. Thụ tinh nhân tạo là phương pháp hữu ích, giúp các vợ chồng hiếm muộn vẫn có thể có con. Số bé trai được sinh ra bằng thụ tinh ống nghiệm luôn nhiều hơn số bé gái (128 bé trai/100 bé gái).
- Có đến 90% người mẹ bị rạn da
Rạn da là kết quả của việc collagen và các lớp đàn hồi của da bị phá vỡ. Các dấu hiệu ban đầu có thể là cảm giác nóng ran trên da, ngứa hoặc thậm chí có người cảm thấy như bị kim chích nhẹ.
Trên thực tế, không ai có thể biết trước được mình có bị rạn da hay không. Tuy vậy gene đóng một vai trò không nhỏ bởi mỗi người đều được thừa hưởng mẫu da từ cha mẹ - điều đó có nghĩa là nếu mẹ bạn bị rạn da khi mang bầu bạn thì rất có thể bạn cũng sẽ bị rạn da khi mang bầu em bé của mình. Ngoài ra những người mang thai đôi hoặc thai ba sẽ dễ bị rạn da hơn bởi bụng họ sẽ to hơn, da phải giãn nhiều hơn để có đủ “chỗ ở” cho các bé.
- ¼ phụ nữ mang thai thiếu vitamin D vào mùa đông
Vitamin D rất quan trọng trong việc phát triển xương của bé nhưng ít mẹ bầu ý thức được tầm quan trọng của việc này.
Vitamin D có nguồn gốc từ thực phẩm và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bác sĩ khuyên mẹ bầu nên ăn thực phẩm giàu vitamin D như sữa, trứng, cá, thịt... chịu khó ra nắng vào buổi sáng và chiều muộn trong những ngày có nắng. Nếu muốn dùng vitamin D bổ sung, nên hỏi bác sĩ.
- Khoảng ¼ phụ nữ bị ra máu trong thai kỳ
Ra máu là hiện tượng phổ biến. Khoảng ¼ phụ nữ phải đối mặt với ra máu ở giai đoạn nào đó trong thai kỳ. Thai phụ có thể cần được bác sĩ kiểm tra, xét nghiệm và siêu âm. Nếu ngoài tuần 14, bác sĩ sẽ kiểm tra nhịp tim thai cho thai phụ.
Hay bị són tiểu, bỗng dưng ngủ ngáy hay tay chân mọc đầy lông... là những thay đổi khiến chị em phiền lòng khi mang thai.