Những điều cha mẹ nào cũng nên biết để bảo vệ con
Làm thế nào để bảo vệ con trước những bạo lực và nhiều điều không hay đang diễn ra hàng ngày trong xã hội?
Trẻ con rất hiếu động, vì thế bạn không thể kiểm soát con mình nên hoặc không nên chơi với ai. Vì thế làm cách nào có thể bảo vệ con trước những bạo lực và dạy con cách phòng vệ.
1. Đừng nói với con bạn cụm từ: “Con không được phép nói chuyện với người lạ”. Từ “lạ” ở đây dễ khiến cho bé hiểu nhầm và cách li với mọi người, cũng có thể bé sẽ không thể nào hình dung được từ “người lạ” là đối tượng nào. Vì thế cách tốt nhất là bạn nên quản lí việc con đi đâu với ai hoặc dạy con thông báo với cha mẹ là con sẽ đi với ai.
2. Con của bạn phải luôn trong tầm ngắm. Hỏi con của bạn nơi mà bé sẽ đi và yêu cầu bé cho bạn biết khoảng thời gian bé sẽ đi. Điều đó hoàn toàn hợp lí đối với một trẻ chưa đủ tuổi vị thành niên. Đó cũng là cách bạn thể hiện sự quan tâm đến con.
3. Lời khen cho những con đường đúng. Bạn nên thường xuyên dò hỏi con mình cách thức đi từ nhà đến trường mẫu giáo hoặc đến một nơi nào đó thân quen với bé. Và những lời khen cho câu trả lời đúng sẽ là cách chúng ta động viên bé cố gắng phát triển bộ nhớ của mình để nếu bé bị lạc thì chúng ta vẫn hy vọng rằng bé sẽ tìm được đường về nhà.
Ảnh minh họa.
4. Dạy con bạn nói “Không”
Để bé tránh những lạm dụng tình dục, bạn nên dạy bé nói “không” sớm trước những hành động sau đây:
- Ôm bé quá lâu
- Chạm đến những nơi thân mật của người lớn
- Khi một ai đó chạm vào người hoặc hôn bé
5. Dạy con cách gọi tên các bộ phận trên cơ thể
Nếu con bạn không được đào tạo về điều này, bé có thể che giấu một trường hợp quấy rối.
6. Chắc chắn rằng con bạn đã nhớ những điều sau
- Số điện thoại của người thân
- Tên đầy đủ của bé và cha mẹ
- Những điều đó sẽ giúp bạn tìm ra bé khi bé bị lạc.
7. Học cách xin phép
Hãy dạy cho con bạn phải xin phép cha mẹ trước khi hành động điều gì, điều đó rất cần thiết đối với một đứa trẻ còn quá non nớt và chưa hiểu gì nhiều về con người và cuộc sống.
8. Không có bí mật đối với cha mẹ
Đừng bao giờ nói rằng: “Con nên có những bí mật cho riêng mình” và hãy nói với con: “Nếu bất cứ ai muốn con giữ bí mật điều gì đó hoặc đe dọa con thì hãy nói ngay cho bố mẹ”. Bởi làm như vậy bạn sẽ kiểm soát cũng như xử lý kịp thời những tình huống không hay xảy đến với trê. Điều đó cũng khiến trẻ gần gũi với cha mẹ hơn.
1. Đừng nói với con bạn cụm từ: “Con không được phép nói chuyện với người lạ”. Từ “lạ” ở đây dễ khiến cho bé hiểu nhầm và cách li với mọi người, cũng có thể bé sẽ không thể nào hình dung được từ “người lạ” là đối tượng nào. Vì thế cách tốt nhất là bạn nên quản lí việc con đi đâu với ai hoặc dạy con thông báo với cha mẹ là con sẽ đi với ai.
2. Con của bạn phải luôn trong tầm ngắm. Hỏi con của bạn nơi mà bé sẽ đi và yêu cầu bé cho bạn biết khoảng thời gian bé sẽ đi. Điều đó hoàn toàn hợp lí đối với một trẻ chưa đủ tuổi vị thành niên. Đó cũng là cách bạn thể hiện sự quan tâm đến con.
3. Lời khen cho những con đường đúng. Bạn nên thường xuyên dò hỏi con mình cách thức đi từ nhà đến trường mẫu giáo hoặc đến một nơi nào đó thân quen với bé. Và những lời khen cho câu trả lời đúng sẽ là cách chúng ta động viên bé cố gắng phát triển bộ nhớ của mình để nếu bé bị lạc thì chúng ta vẫn hy vọng rằng bé sẽ tìm được đường về nhà.
Ảnh minh họa.
4. Dạy con bạn nói “Không”
Để bé tránh những lạm dụng tình dục, bạn nên dạy bé nói “không” sớm trước những hành động sau đây:
- Ôm bé quá lâu
- Chạm đến những nơi thân mật của người lớn
- Khi một ai đó chạm vào người hoặc hôn bé
5. Dạy con cách gọi tên các bộ phận trên cơ thể
Nếu con bạn không được đào tạo về điều này, bé có thể che giấu một trường hợp quấy rối.
6. Chắc chắn rằng con bạn đã nhớ những điều sau
- Số điện thoại của người thân
- Tên đầy đủ của bé và cha mẹ
- Những điều đó sẽ giúp bạn tìm ra bé khi bé bị lạc.
7. Học cách xin phép
Hãy dạy cho con bạn phải xin phép cha mẹ trước khi hành động điều gì, điều đó rất cần thiết đối với một đứa trẻ còn quá non nớt và chưa hiểu gì nhiều về con người và cuộc sống.
8. Không có bí mật đối với cha mẹ
Đừng bao giờ nói rằng: “Con nên có những bí mật cho riêng mình” và hãy nói với con: “Nếu bất cứ ai muốn con giữ bí mật điều gì đó hoặc đe dọa con thì hãy nói ngay cho bố mẹ”. Bởi làm như vậy bạn sẽ kiểm soát cũng như xử lý kịp thời những tình huống không hay xảy đến với trê. Điều đó cũng khiến trẻ gần gũi với cha mẹ hơn.
Khi thấy con bị bắt nạt, nhiều bậc phụ huynh dạy con: đánh lại, hoặc im lặng là vàng...