Những ám ảnh kinh hoàng khiến bà bầu sợ… đẻ
Có những nỗi sợ hãi trầm trọng, có cái tưởng chừng như chỉ là chuyện vặt, nhưng cũng đủ khiến các bà bầu chùn chân, không muốn đẻ.
Trải qua những tháng ngày mang thai vừa mệt mỏi, vất vả, nhưng cũng vô cùng hạnh phúc khi thấy con yêu lớn lên từng ngày, những tháng cuối của thai kỳ lại khiến nhiều mẹ bầu âu lo suy nghĩ. Giờ đây, cảm giác háo hức mong chờ thiên thần nhỏ ra đời lại đan xen với những xúc cảm lo lắng, chỉ mong giữ con lại ở mãi trong bụng mình để bảo vệ cho sự an toàn của con.
Bên cạnh đó, còn có những nỗi sợ hãi dù nghiêm trọng, dù vẩn vơ, nhưng lại khiến cho nhiều chị em phụ nữ phải rùng mình khi nghĩ đến thời điểm lâm bồn.
Sợ đau
Từ xưa đến nay, câu nói “đau như đau đẻ” thì bà bầu nào cũng biết. Do đó, mặc dù luôn tự trấn an tinh thần mình, tự dặn lòng mình phải mạnh mẽ, nhưng không có người phụ nữ nào lại không thấy sợ. Đã thế, vì quá lo lắng, nên họ lại đi khắp nơi để hỏi han, tìm hiểu thông tin để biết được “nó đau đến mức nào”.
Từ các mẹ, các chị, đến bạn bè đồng nghiệp, và cả các chị em trên các diễn đàn đều nhận định sẽ không có cơn đau nào có thể sánh bằng cái sự đau đớn của việc sinh nở. Như các chuyên gia đã nói: Cơ thể con người chịu đựng được tối đa 45 đơn vị đau (del unit). Nhưng khi phụ nữ sinh con, họ phải chịu đựng tới 57 đơn vị đau, nó tương đương với việc bạn bị gãy 20 cái xương cùng 1 lúc.
Bởi vậy, có những người phụ nữ đã đau đến ngất lịm trên bàn đẻ. Cũng có những người vì quá đau mà không thể sinh con một cách tự nhiên mà phải nhờ đến sự can thiệp của phương pháp đẻ mổ.
Tuy nhiên, cũng giống như mọi người phụ nữ đã trải qua giai đoạn sinh con, chị Hồng (Hoàng Mai, Hà Nội) thừa nhận: “Khi nhìn thấy con, mình quên mất cơn đau vừa mới trải qua, và gần như không còn nhớ rõ được mình đã đau như thế nào. Giữa những hồi tưởng mơ hồ ấy, điều duy nhất mình cảm nhận được là niềm hạnh phúc vô bờ khi đã vượt cạn thành công, thiên thần nhỏ của mình đã ra đời bình an và khỏe mạnh”.
Ảnh minh họa.
Sợ bác sĩ
Thoạt nghe thì có vẻ buồn cười, nhưng quả thật đây lại là nỗi lo lắng thường trực của nhiều chị em khi nghĩ đến chuyện đi đẻ.
Đầu tiên, họ sợ bác sĩ không có chuyên môn cao. Mặc dù khi đến bệnh viện, chị em nào cũng tìm cách đi cả cửa trước lẫn cửa sau để tìm cho mình một bác sĩ tin tưởng, để đến thời điểm quan trọng, chính vị bác sĩ đó sẽ là người giúp họ hoàn thành trọng trách cao cả của người mẹ.
Tuy nhiên, mỗi bệnh viện sẽ chỉ có vài ba bác sĩ xuất sắc, còn lại là những người có trình độ chuyên môn đủ đáp ứng nhưng không đủ để khiến các mẹ phó thác niềm tin.
Tiếp đó, họ sợ bác sĩ khó tính. Một vị bác sĩ khó tính sẽ gắt gỏng khi họ gào khóc trong cơn đau đẻ. Bên cạnh đó, khi thực hiện các thao tác, có đôi lúc bác sĩ sẽ mạnh tay hơn mức cần thiết. Một số chị em khi quá đau đớn hoặc khi không thể rặn đủ khỏe để cho con ra ngoài, việc cầu xin bác sĩ cho chuyển sang đẻ mổ cũng không được đáp ứng một cách dễ dàng.
Và đáng sợ hơn cả đối với các bà mẹ là một vị bác sĩ tham lam. Nhiều người đã chuẩn bị sẵn tâm lý và cả kinh tế để “lót tay” trước cho bác sĩ hoặc cảm ơn sau khi việc sinh nở hoàn thành. Tuy nhiên, nếu bác sĩ là người có “tiếng tăm” trong việc nhận tiền, các mẹ bầu luôn sợ khoản “lót tay” của mình là không đủ để nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp của bác sĩ.
Là dân tỉnh lẻ đang công tác trên địa bàn Hà Nội, khi được hỏi về chi phí chuẩn bị cho sinh nở, chị Kim Anh (nhân viên văn phòng) chia sẻ: “Mình phải đi hỏi kỹ những người quen biết đã từng đẻ ở bệnh viện này để biết được chính xác nên đưa bác sĩ bao nhiêu, y tá bao nhiêu, hộ lý bao nhiêu. Mình cũng đã để riêng các khoản vào các loại phong bì và dặn chồng kỹ càng để đến lúc vợ sinh nở thì chồng còn biết đường, biết chỗ, biết cách mà gõ cửa”.
Sợ… nằm đất
Với số lượng sản phụ nhập viện đi đẻ hàng ngày dao động từ 30 – 70 ca/ngày ở các bệnh viện công lẫn tư, lớn lẫn nhỏ, việc không có giường nằm cho bệnh nhân là chuyện thường.
Số lượng bệnh nhân quá tải dẫn đến tình huống 1 giường bệnh nhưng có tới 2 sản phụ và 2 cháu bé cũng không hề hiếm. Không chỉ có thế, khắp các hành lang la liệt giường nằm cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu. Dĩ nhiên, 4 mẹ con không thể nằm chung trên cùng 1 chiếc giường bệnh nhỏ xíu, và để giải quyết tình trạng này, chị Xuân (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Hôm mình sinh bé Pi, vì mình là sản phụ sinh mổ nên được nhường cho nằm giường, còn mẹ nằm cùng mình thì phải trải chiếu ra nằm đất. Bệnh nhân đông mà giường thì không có, mình thì nằm một chỗ không cử động được, dù người kia không muốn cũng đành phải vậy chứ còn biết làm sao được nữa!”
Khi được nghe kể đến tình trạng này, không ít sản phụ phải rùng mình sợ hãi. Họ biết rằng sau khi sinh nở, cơ thể mình sẽ rất yếu ớt, cần được nghỉ ngơi và chăm sóc trong điều kiện tốt nhất có thể. Trước viễn cảnh trên, nhiều chị em đã tính đến chuyện tìm đến các bệnh viện nhỏ hơn, ít sản phụ hơn mặc dù rất lo lắng về sự an toàn của bản thân và con mình. Bên cạnh đó, nhiều chị còn quả quyết: sinh xong là về ngay chứ không dại gì mà nằm lại bệnh viện cho khổ thêm.
Bên cạnh đó, còn có những nỗi sợ hãi dù nghiêm trọng, dù vẩn vơ, nhưng lại khiến cho nhiều chị em phụ nữ phải rùng mình khi nghĩ đến thời điểm lâm bồn.
Sợ đau
Từ xưa đến nay, câu nói “đau như đau đẻ” thì bà bầu nào cũng biết. Do đó, mặc dù luôn tự trấn an tinh thần mình, tự dặn lòng mình phải mạnh mẽ, nhưng không có người phụ nữ nào lại không thấy sợ. Đã thế, vì quá lo lắng, nên họ lại đi khắp nơi để hỏi han, tìm hiểu thông tin để biết được “nó đau đến mức nào”.
Từ các mẹ, các chị, đến bạn bè đồng nghiệp, và cả các chị em trên các diễn đàn đều nhận định sẽ không có cơn đau nào có thể sánh bằng cái sự đau đớn của việc sinh nở. Như các chuyên gia đã nói: Cơ thể con người chịu đựng được tối đa 45 đơn vị đau (del unit). Nhưng khi phụ nữ sinh con, họ phải chịu đựng tới 57 đơn vị đau, nó tương đương với việc bạn bị gãy 20 cái xương cùng 1 lúc.
Bởi vậy, có những người phụ nữ đã đau đến ngất lịm trên bàn đẻ. Cũng có những người vì quá đau mà không thể sinh con một cách tự nhiên mà phải nhờ đến sự can thiệp của phương pháp đẻ mổ.
Tuy nhiên, cũng giống như mọi người phụ nữ đã trải qua giai đoạn sinh con, chị Hồng (Hoàng Mai, Hà Nội) thừa nhận: “Khi nhìn thấy con, mình quên mất cơn đau vừa mới trải qua, và gần như không còn nhớ rõ được mình đã đau như thế nào. Giữa những hồi tưởng mơ hồ ấy, điều duy nhất mình cảm nhận được là niềm hạnh phúc vô bờ khi đã vượt cạn thành công, thiên thần nhỏ của mình đã ra đời bình an và khỏe mạnh”.
Ảnh minh họa.
Sợ bác sĩ
Thoạt nghe thì có vẻ buồn cười, nhưng quả thật đây lại là nỗi lo lắng thường trực của nhiều chị em khi nghĩ đến chuyện đi đẻ.
Đầu tiên, họ sợ bác sĩ không có chuyên môn cao. Mặc dù khi đến bệnh viện, chị em nào cũng tìm cách đi cả cửa trước lẫn cửa sau để tìm cho mình một bác sĩ tin tưởng, để đến thời điểm quan trọng, chính vị bác sĩ đó sẽ là người giúp họ hoàn thành trọng trách cao cả của người mẹ.
Tuy nhiên, mỗi bệnh viện sẽ chỉ có vài ba bác sĩ xuất sắc, còn lại là những người có trình độ chuyên môn đủ đáp ứng nhưng không đủ để khiến các mẹ phó thác niềm tin.
Tiếp đó, họ sợ bác sĩ khó tính. Một vị bác sĩ khó tính sẽ gắt gỏng khi họ gào khóc trong cơn đau đẻ. Bên cạnh đó, khi thực hiện các thao tác, có đôi lúc bác sĩ sẽ mạnh tay hơn mức cần thiết. Một số chị em khi quá đau đớn hoặc khi không thể rặn đủ khỏe để cho con ra ngoài, việc cầu xin bác sĩ cho chuyển sang đẻ mổ cũng không được đáp ứng một cách dễ dàng.
Và đáng sợ hơn cả đối với các bà mẹ là một vị bác sĩ tham lam. Nhiều người đã chuẩn bị sẵn tâm lý và cả kinh tế để “lót tay” trước cho bác sĩ hoặc cảm ơn sau khi việc sinh nở hoàn thành. Tuy nhiên, nếu bác sĩ là người có “tiếng tăm” trong việc nhận tiền, các mẹ bầu luôn sợ khoản “lót tay” của mình là không đủ để nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp của bác sĩ.
Là dân tỉnh lẻ đang công tác trên địa bàn Hà Nội, khi được hỏi về chi phí chuẩn bị cho sinh nở, chị Kim Anh (nhân viên văn phòng) chia sẻ: “Mình phải đi hỏi kỹ những người quen biết đã từng đẻ ở bệnh viện này để biết được chính xác nên đưa bác sĩ bao nhiêu, y tá bao nhiêu, hộ lý bao nhiêu. Mình cũng đã để riêng các khoản vào các loại phong bì và dặn chồng kỹ càng để đến lúc vợ sinh nở thì chồng còn biết đường, biết chỗ, biết cách mà gõ cửa”.
Sợ… nằm đất
Với số lượng sản phụ nhập viện đi đẻ hàng ngày dao động từ 30 – 70 ca/ngày ở các bệnh viện công lẫn tư, lớn lẫn nhỏ, việc không có giường nằm cho bệnh nhân là chuyện thường.
Số lượng bệnh nhân quá tải dẫn đến tình huống 1 giường bệnh nhưng có tới 2 sản phụ và 2 cháu bé cũng không hề hiếm. Không chỉ có thế, khắp các hành lang la liệt giường nằm cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu. Dĩ nhiên, 4 mẹ con không thể nằm chung trên cùng 1 chiếc giường bệnh nhỏ xíu, và để giải quyết tình trạng này, chị Xuân (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Hôm mình sinh bé Pi, vì mình là sản phụ sinh mổ nên được nhường cho nằm giường, còn mẹ nằm cùng mình thì phải trải chiếu ra nằm đất. Bệnh nhân đông mà giường thì không có, mình thì nằm một chỗ không cử động được, dù người kia không muốn cũng đành phải vậy chứ còn biết làm sao được nữa!”
Khi được nghe kể đến tình trạng này, không ít sản phụ phải rùng mình sợ hãi. Họ biết rằng sau khi sinh nở, cơ thể mình sẽ rất yếu ớt, cần được nghỉ ngơi và chăm sóc trong điều kiện tốt nhất có thể. Trước viễn cảnh trên, nhiều chị em đã tính đến chuyện tìm đến các bệnh viện nhỏ hơn, ít sản phụ hơn mặc dù rất lo lắng về sự an toàn của bản thân và con mình. Bên cạnh đó, nhiều chị còn quả quyết: sinh xong là về ngay chứ không dại gì mà nằm lại bệnh viện cho khổ thêm.