Nhật ký một lần đẻ phải thêm ba lần nạo
Ôm con trong lòng, mẹ chỉ biết sống trong niềm hạnh phúc với sự xuất hiện của thiên thần bé nhỏ mà không biết những nguy hiểm đang đợi chờ mình phía trước.
Hôm nay, Bông yêu của mẹ đã được 3,4kg rồi, con đã cứng cáp hơn nhiều so với ngày đầu tiên mẹ con mình gặp nhau. Từ đó đến nay chỉ chưa đầy 1 tháng, nhưng bao sóng gió đã tìm đến với mẹ con mình. Mẹ thầm nhủ: “Đấy là ông trời thử thách niềm tin và khả năng chịu đựng của con người mà thôi”. Thế nhưng cứ mỗi lần nghĩ lại, mẹ không khỏi rùng mình với những ngày khủng khiếp vừa mới trôi qua chưa được bao lâu.
Mẹ dường như được báo trước thời điểm con ra đời từ trước đó vài ngày. Sau mấy hôm mất ngủ, thấy con đạp ngày càng mạnh, mẹ đã thì thầm với con: “Bông yêu chờ mẹ nhé, mẹ còn phải mua nốt cho con mấy thứ đồ nữa rồi mẹ con mình mới gặp nhau được”. Và thế là con nghe lời, sau một buổi sáng mẹ khuân hết bao nhiêu đồ còn chưa mua đủ cho con, vòng xe xuống nhà bà ngoại đưa đồ cho bà, đến buổi chiều, mẹ bỗng dưng quyết định không ăn cơm ở nhà bà ngoại và bảo bố chở mẹ về nhà mình.
Ăn cơm tối xong, mẹ cảm thấy một cơn đau đột ngột kéo đến, chưa đến mức lịm người, nhưng âm ỉ và mỗi lúc một đau hơn. Dịch hồng xuất hiện, lúc đó con chỉ mới hơn 37 tuần tuổi. Mẹ bình tĩnh gọi bố thu dọn các đồ dùng cần thiết, trong khi bố thì quýnh quáng hết cả lên vì sắp được làm bố lần đầu. Vào đến bệnh viện, mẹ vẫn đi làm thủ tục nhập viện cho con, trong khi bố cầm điện thoại gọi hết bà nội đến bà ngoại, bố còn gọi sang cả New Zealand cho chú của con.
Thủ tục nhập viện được tiến hành nhanh chóng vì đây là bệnh viện nơi ông ngoại con làm việc với tư cách là một bác sĩ lâu năm ở khoa ngoại. Mẹ được đưa vào phòng chờ sinh, mặc dù ông bà và bố con không được theo vào, nhưng bà bác sĩ đang đi bên cạnh mẹ là người đã được ông ngoại con dặn dò kỹ lưỡng và nhờ vả cẩn thận.
Tám giờ tối mẹ vào phòng chờ sinh, lúc này tử cung đã mở được 2 phân, và những cơn đau ngày càng dồn dập hơn. 12 giờ đêm, khi tử cung mở được 6 phân và ối của mẹ đã dần cạn, bà bác sĩ khẳng định với mẹ: “Đẻ lần đầu thì ai cũng phải rạch tầng sinh môn, cháu chuẩn bị tinh thần đi.”
Ảnh minh họa.
Nằm lên bàn đẻ, cơn đau tê dại làm cả 2 chân mẹ rung lên bần bật. Hai tay mẹ nắm cứng lấy thành giường từ đỏ tấy chuyển dần sang tím tái. Mặt mẹ xanh lét và lúc này, mẹ chỉ biết nhất nhất làm theo hiệu lệnh của bác sĩ. Mẹ cảm thấy mình rất yếu, vì vậy, thay vì la hét với những cơn đau như nhiều sản phụ khác, mẹ cố ghìm lại để giữ sức. Sau lần rặn đầu tiên bị hụt hơi, mẹ thở dốc và được bác sĩ bảo hít thật sâu để rặn lần thứ 2. Lần này, mẹ lấy hết sức bình sinh, và mơ hồ trong cơn đau đến rạn người, mẹ nghe tiếng khóc đầu tiên của con. Kiệt sức, mẹ chìm vào giấc ngủ sau khi nghe bác sĩ thông báo: “Cháu được 2,5kg nhé!”
Sau khi thiếp đi được gần một giờ, mẹ tỉnh dậy và đón con từ tay cô y tá để cho con bú. Thế nhưng, sữa mẹ lại chưa về, hộp sữa non mẹ mua cho con thì đang ở nhà bà nội vì bà quá vội vàng đến với mẹ con mình mà quên mất không mang theo. Lúc này đã là 3 giờ sáng, sớm nhất cũng phải 7 giờ con mới có sữa để uống. Đến 5 giờ sáng, con khóc ngặt nghẽo vì đói, tiếng khóc của con khiến mẹ đau nhói cả lòng. Mẹ đành cố gượng dậy, đi một vòng và xin sữa bột của những sản phụ cùng nằm viện.
Bệnh viện sáng sớm khá vắng vẻ và yên ắng, bởi một số sản phụ đã về từ hôm qua, chỉ còn lại khoảng 4-5 người nhập viện cùng ngày với mẹ. Mẹ nhìn quanh, không thấy bác sĩ và y tá nào đang trực, hành lang bệnh viện lặng như tờ, và bà bác sĩ quen biết cũng chẳng thấy đâu. May sao, mẹ tìm được một cô dậy sớm và đang pha sữa cho con mình để xin cho con 30ml sữa bột.
Sau khi được ti bình, con nhanh chóng chìm vào giấc ngủ với chút sữa còn dính lại bên mép. Lúc này, sau những cơn đau và bao nỗi lo lắng khi một mình xoay sở với con mà không có ai bên mình hỗ trợ, mẹ mới được bình tâm lại để ngắm nhìn con yêu của mình. Bông yêu của mẹ bé bỏng, nhưng cũng dũng cảm vô cùng. Hai mẹ con mình đã gặp được nhau, và với mẹ, chẳng có niềm hạnh phúc nào còn có thể lớn lao được bằng điều này.
Đến sáng, cả nhà mình cùng vào thăm hai mẹ con. Mọi người vui như mở hội, còn riêng mẹ chỉ thấy mừng rỡ và khẽ thở phào khi nhìn thấy bà nội đặt hộp sữa non của con lên bàn. Ít ra từ lúc này, Bông yêu của mẹ sẽ không còn phải khóc vì đói nữa, cho dù mẹ có phải thức trắng đêm để pha sữa theo từng cơn thức giấc của con thì mẹ cũng không có gì phải phàn nàn. Tiếng khóc ngặt nghẽo của con mới chính là thứ khiến mẹ phiền não và đau lòng hơn bất cứ điều gì khác.
Chiều hôm đó, ông ngoại làm thủ tục cho mẹ ra viện. Bà bác sĩ quen chỉ xuất hiện để cười xã giao và nói: “Thế là mẹ tròn con vuông rồi đấy nhé!” rồi đi mất. Vì mẹ đã đóng tiền gói sinh dịch vụ khá cao, lại là chỗ quen biết – đồng nghiệp nên ông ngoại không hề nghĩ đến chuyện phải đưa phong bì. Đứa cháu đầu tiên của cả hai bên nội ngoại theo mẹ ra về mà không ai nhớ đến chuyện sản phụ phải được bác sĩ thăm khám, kiểm tra tổng quát trước khi xuất viện.
Vậy là mẹ đã trải qua một lần sinh nở trong đời. Ôm con trong lòng, mẹ chỉ biết sống trong niềm hạnh phúc với sự xuất hiện của thiên thần bé nhỏ và thở phào tự nhủ: “Mình đã sinh được con rồi! Bông yêu của mẹ đã ra đời bình an”, mà không biết những nguy hiểm đang đợi chờ mình phía trước.
* Mời các bạn đón đọc phần 2 vào 7h, ngày 16/11/2012.
Mẹ dường như được báo trước thời điểm con ra đời từ trước đó vài ngày. Sau mấy hôm mất ngủ, thấy con đạp ngày càng mạnh, mẹ đã thì thầm với con: “Bông yêu chờ mẹ nhé, mẹ còn phải mua nốt cho con mấy thứ đồ nữa rồi mẹ con mình mới gặp nhau được”. Và thế là con nghe lời, sau một buổi sáng mẹ khuân hết bao nhiêu đồ còn chưa mua đủ cho con, vòng xe xuống nhà bà ngoại đưa đồ cho bà, đến buổi chiều, mẹ bỗng dưng quyết định không ăn cơm ở nhà bà ngoại và bảo bố chở mẹ về nhà mình.
Ăn cơm tối xong, mẹ cảm thấy một cơn đau đột ngột kéo đến, chưa đến mức lịm người, nhưng âm ỉ và mỗi lúc một đau hơn. Dịch hồng xuất hiện, lúc đó con chỉ mới hơn 37 tuần tuổi. Mẹ bình tĩnh gọi bố thu dọn các đồ dùng cần thiết, trong khi bố thì quýnh quáng hết cả lên vì sắp được làm bố lần đầu. Vào đến bệnh viện, mẹ vẫn đi làm thủ tục nhập viện cho con, trong khi bố cầm điện thoại gọi hết bà nội đến bà ngoại, bố còn gọi sang cả New Zealand cho chú của con.
Thủ tục nhập viện được tiến hành nhanh chóng vì đây là bệnh viện nơi ông ngoại con làm việc với tư cách là một bác sĩ lâu năm ở khoa ngoại. Mẹ được đưa vào phòng chờ sinh, mặc dù ông bà và bố con không được theo vào, nhưng bà bác sĩ đang đi bên cạnh mẹ là người đã được ông ngoại con dặn dò kỹ lưỡng và nhờ vả cẩn thận.
Tám giờ tối mẹ vào phòng chờ sinh, lúc này tử cung đã mở được 2 phân, và những cơn đau ngày càng dồn dập hơn. 12 giờ đêm, khi tử cung mở được 6 phân và ối của mẹ đã dần cạn, bà bác sĩ khẳng định với mẹ: “Đẻ lần đầu thì ai cũng phải rạch tầng sinh môn, cháu chuẩn bị tinh thần đi.”
Ảnh minh họa.
Nằm lên bàn đẻ, cơn đau tê dại làm cả 2 chân mẹ rung lên bần bật. Hai tay mẹ nắm cứng lấy thành giường từ đỏ tấy chuyển dần sang tím tái. Mặt mẹ xanh lét và lúc này, mẹ chỉ biết nhất nhất làm theo hiệu lệnh của bác sĩ. Mẹ cảm thấy mình rất yếu, vì vậy, thay vì la hét với những cơn đau như nhiều sản phụ khác, mẹ cố ghìm lại để giữ sức. Sau lần rặn đầu tiên bị hụt hơi, mẹ thở dốc và được bác sĩ bảo hít thật sâu để rặn lần thứ 2. Lần này, mẹ lấy hết sức bình sinh, và mơ hồ trong cơn đau đến rạn người, mẹ nghe tiếng khóc đầu tiên của con. Kiệt sức, mẹ chìm vào giấc ngủ sau khi nghe bác sĩ thông báo: “Cháu được 2,5kg nhé!”
Sau khi thiếp đi được gần một giờ, mẹ tỉnh dậy và đón con từ tay cô y tá để cho con bú. Thế nhưng, sữa mẹ lại chưa về, hộp sữa non mẹ mua cho con thì đang ở nhà bà nội vì bà quá vội vàng đến với mẹ con mình mà quên mất không mang theo. Lúc này đã là 3 giờ sáng, sớm nhất cũng phải 7 giờ con mới có sữa để uống. Đến 5 giờ sáng, con khóc ngặt nghẽo vì đói, tiếng khóc của con khiến mẹ đau nhói cả lòng. Mẹ đành cố gượng dậy, đi một vòng và xin sữa bột của những sản phụ cùng nằm viện.
Bệnh viện sáng sớm khá vắng vẻ và yên ắng, bởi một số sản phụ đã về từ hôm qua, chỉ còn lại khoảng 4-5 người nhập viện cùng ngày với mẹ. Mẹ nhìn quanh, không thấy bác sĩ và y tá nào đang trực, hành lang bệnh viện lặng như tờ, và bà bác sĩ quen biết cũng chẳng thấy đâu. May sao, mẹ tìm được một cô dậy sớm và đang pha sữa cho con mình để xin cho con 30ml sữa bột.
Sau khi được ti bình, con nhanh chóng chìm vào giấc ngủ với chút sữa còn dính lại bên mép. Lúc này, sau những cơn đau và bao nỗi lo lắng khi một mình xoay sở với con mà không có ai bên mình hỗ trợ, mẹ mới được bình tâm lại để ngắm nhìn con yêu của mình. Bông yêu của mẹ bé bỏng, nhưng cũng dũng cảm vô cùng. Hai mẹ con mình đã gặp được nhau, và với mẹ, chẳng có niềm hạnh phúc nào còn có thể lớn lao được bằng điều này.
Đến sáng, cả nhà mình cùng vào thăm hai mẹ con. Mọi người vui như mở hội, còn riêng mẹ chỉ thấy mừng rỡ và khẽ thở phào khi nhìn thấy bà nội đặt hộp sữa non của con lên bàn. Ít ra từ lúc này, Bông yêu của mẹ sẽ không còn phải khóc vì đói nữa, cho dù mẹ có phải thức trắng đêm để pha sữa theo từng cơn thức giấc của con thì mẹ cũng không có gì phải phàn nàn. Tiếng khóc ngặt nghẽo của con mới chính là thứ khiến mẹ phiền não và đau lòng hơn bất cứ điều gì khác.
Chiều hôm đó, ông ngoại làm thủ tục cho mẹ ra viện. Bà bác sĩ quen chỉ xuất hiện để cười xã giao và nói: “Thế là mẹ tròn con vuông rồi đấy nhé!” rồi đi mất. Vì mẹ đã đóng tiền gói sinh dịch vụ khá cao, lại là chỗ quen biết – đồng nghiệp nên ông ngoại không hề nghĩ đến chuyện phải đưa phong bì. Đứa cháu đầu tiên của cả hai bên nội ngoại theo mẹ ra về mà không ai nhớ đến chuyện sản phụ phải được bác sĩ thăm khám, kiểm tra tổng quát trước khi xuất viện.
Vậy là mẹ đã trải qua một lần sinh nở trong đời. Ôm con trong lòng, mẹ chỉ biết sống trong niềm hạnh phúc với sự xuất hiện của thiên thần bé nhỏ và thở phào tự nhủ: “Mình đã sinh được con rồi! Bông yêu của mẹ đã ra đời bình an”, mà không biết những nguy hiểm đang đợi chờ mình phía trước.
* Mời các bạn đón đọc phần 2 vào 7h, ngày 16/11/2012.
Đọc nhật kí một ca mổ đẻ đầy cam go để hiểu thêm những lo lắng khi vượt cạn.