Kỹ năng sống cần thiết mẹ phải dạy con
Có một thực tế là nhiều bé tuy đã 5 tuổi nhưng cha mẹ vẫn phải xúc cơm cho ăn mỗi bữa. Đó là điều hoàn toàn không nên.
Theo một khảo sát gần đây với 2.200 bà mẹ, được tiến hành bởi một công ty an ninh mạng có tới trên 63% trẻ em trong độ tuổi từ 2-5 có thể khởi động và tắt máy tính, nhưng chỉ có 25% trong số đó biết đi xe đạp.
Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh có con trong độ tuổi đi học vẫn chưa ý thức cho con học các kỹ năng sống, và có nhiều người rất rụt rè khi quyết định đầu tư cho con học những kỹ năng bổ ích này. Đơn giản là vì họ phải móc “hầu bao” trong khi vẫn chưa hiểu rõ kỹ năng sống cho con cái là vấn đề rất đáng quan tâm. Có nhiều lý do, trong đó có lý do thuộc về chương trình giảng dạy trong các nhà trường hiện nay vẫn còn quá tập trung vào phát triển trí dục, còn đức dục, thể dục và mỹ dục chưa được chú trọng đúng mức.
Hãy để con tự trưởng thành
Với cuộc sống năng động thì các bậc phụ huynh cần trang bị cho con những kỹ năng sống là điều rất quan trọng như: kỹ năng tự chăm sóc cho bản thân, tự bảo vệ mình; kỹ năng hòa đồng và thân thiện trong môi trường bạn bè mới; kỹ năng tự giác trong học tập, lập thời gian biểu cá nhân; kỹ năng vượt qua sự ngại ngùng, nỗi sợ hãi, giúp các con có được niềm vui ở trường học, kỹ năng tự tin trước đám đông, mạnh dạn và tư duy nhanh nhạy.
Một buổi học kỹ năng sống của bé. (Ảnh: Minh Tuyết)
Theo cô Trần Thùy Trang (giáo viên một trường nầm non quốc tế) thì hiện tại theo thời khóa biểu của trường các buổi học chính khóa các bé sẽ được học những kỹ năng sống để tự lập hơn. Bố mẹ cần giúp bé hiểu rõ tầm quan trọng của việc đòi hỏi đúng dắn, biết quý trọng sức lao động của bố mẹ và những đồ vật đang sở hữu (đồ chơi, đồ ăn). Tầm tuổi này rất thích hợp để bạn có thể dạy con với mối liên hệ giữa sức lao động – công việc – tiền bạc - tiết kiệm.
Hãy làm gương cho trẻ trước, bé sẽ rất nhanh để nhận biết sự tiết kiệm của cha mẹ trong việc chúng nhìn thấy cha mẹ ăn hết sạch thức ăn trong bát, không đổ thừa mứa đồ ăn, nâng nui quý trọng đồ vật trong nhà. Những điều này sẽ là tín hiệu để bạn dạy con về tính tiết kiệm, trân trọng những gì đang có. Phân tích cho con hiểu, nên hay không nên và bao giờ thì thích hợp để mua đồ chơi mà con thích
Ngoài ra bạn phải dạy con cách tự bảo vệ bản thân trước mọi trường hợp. Hãy chắc chắn rằng con bạn biết những người mà chúng có thể tìm được sự giúp đỡ trong trường hợp khẩn cấp khi xa nhà chẳng hạn như một nhân viên cảnh sát hay giáo viên.
Nhớ các số điện thoại khẩn cấp 113, 114, 115 là một kỹ năng cơ bản mà một đứa trẻ có thể học ngay sau khi có thể nhận biết các con số. Nhiều khi bố mẹ cùng thảo luận với trẻ về những bài báo phản ánh việc trẻ em bị xâm hại, bạo hành, cảnh giác với các tình huống khác thường.
Không cứ người lạ mà ngay cả với những người bạn thân thiết của gia đình, bạn cũng nên trang bị cho trẻ khả năng nhận biết đâu là những trường hợp cần cảnh giác cao, khi có vấn đề gì hãy gọi điện cho cha mẹ để thông báo. Vì bạn không thể bảo đảm tuyệt đối sẽ ở bên con khi xảy ra bất trắc. Do vậy, kỹ năng tự vệ và tự nhận thức vấn đề rất cần cho trẻ.
Khi trẻ lên 3 tuổi, bé đã nhận biết rõ mối quan hệ xung quanh mình. Hạn chế tính ích kỷ và dạy bé biết chia sẻ là điều quan trọng vào lúc này. Ở lứa tuổi này nhiều trẻ giữ đồ chơi không cho ai chơi cùng, chính vì thế bố mẹ cần khuyến khích bé biết chia sẻ, giải thích với bé rằng cho bạn chơi đồ chơi cũng với mình thì ai ai cũng vui, chơi một mình sẽ chẳng vui chút nào.
Với cuộc sống hiện đại mỗi gia đình chỉ có 1- 2 con nên gia đình nào cũng nuông chiều các bé mà không tập cho con phải có trách nhiệm và tự giải quyết vấn đề nếu mình sai. Mặc dù không dễ nhưng hãy bắt đầu dạy một đứa trẻ về trách nhiệm bằng cách đưa ra công việc cụ thể của bé, chẳng hạn như dọn dẹp đồ chơi hay phòng ngủ, hoặc là giúp đỡ bố mẹ lau bàn ăn, tự xúc cơm ăn. Có nhiều bé mãi tới 5 tuổi, cha mẹ vẫn phải hì hục xúc cơm cho. Đó là một điều không nên chút nào vì ở độ tuổi này, bé đã có thể tự mình xúc cơm một cách điêu luyện không chỉ bằng thìa mà bằng đũa. Bạn hãy cho bé tự lập trong chuyện này.
Ngoài việc ăn uống, ở độ tuổi các con có thể tự chải đầu tóc, đánh răng, xúc miệng, rửa mặt, rửa tay chân… Có thể lần đầu bạn sẽ phải dọn kha khá “bãi chiến trường” bàn ăn của con nhưng bạn hãy cố gắng kiên trì và đặt niềm tin bé sẽ làm tốt được việc này.
Kỹ năng sống với trẻ không bao giờ là thừa
Theo chuyên gia tâm lý của Trung tâm nghiên cứu tư vấn trẻ em, cách giáo dục chính vẫn là việc bạn tự làm gương cho trẻ. Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy khó khăn khi phải ngồi theo dõi con mình làm những công việc không đến nơi đến chốn, nên thường “chướng mắt’ mà ra tay làm giúp cho gọn. Hoặc nhiều bậc cha mẹ cũng không bắt buộc được con mình phải chịu những hình phạt khi không làm tròn trách nhiệm.
Tuy nhiên, việc luôn luôn thay thế trẻ xử lý những tình huống khó khăn sẽ chỉ làm chúng ngày càng dựa dẫm vào người khác. Vì thế, hãy mạnh dạn để trẻ tự chịu trách nhiệm về những nhiệm vụ được giao, kể cả sau đó bạn phải theo sau để dọn dẹp đi nữa.
Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh có con trong độ tuổi đi học vẫn chưa ý thức cho con học các kỹ năng sống, và có nhiều người rất rụt rè khi quyết định đầu tư cho con học những kỹ năng bổ ích này. Đơn giản là vì họ phải móc “hầu bao” trong khi vẫn chưa hiểu rõ kỹ năng sống cho con cái là vấn đề rất đáng quan tâm. Có nhiều lý do, trong đó có lý do thuộc về chương trình giảng dạy trong các nhà trường hiện nay vẫn còn quá tập trung vào phát triển trí dục, còn đức dục, thể dục và mỹ dục chưa được chú trọng đúng mức.
Hãy để con tự trưởng thành
Với cuộc sống năng động thì các bậc phụ huynh cần trang bị cho con những kỹ năng sống là điều rất quan trọng như: kỹ năng tự chăm sóc cho bản thân, tự bảo vệ mình; kỹ năng hòa đồng và thân thiện trong môi trường bạn bè mới; kỹ năng tự giác trong học tập, lập thời gian biểu cá nhân; kỹ năng vượt qua sự ngại ngùng, nỗi sợ hãi, giúp các con có được niềm vui ở trường học, kỹ năng tự tin trước đám đông, mạnh dạn và tư duy nhanh nhạy.
Một buổi học kỹ năng sống của bé. (Ảnh: Minh Tuyết)
Theo cô Trần Thùy Trang (giáo viên một trường nầm non quốc tế) thì hiện tại theo thời khóa biểu của trường các buổi học chính khóa các bé sẽ được học những kỹ năng sống để tự lập hơn. Bố mẹ cần giúp bé hiểu rõ tầm quan trọng của việc đòi hỏi đúng dắn, biết quý trọng sức lao động của bố mẹ và những đồ vật đang sở hữu (đồ chơi, đồ ăn). Tầm tuổi này rất thích hợp để bạn có thể dạy con với mối liên hệ giữa sức lao động – công việc – tiền bạc - tiết kiệm.
Hãy làm gương cho trẻ trước, bé sẽ rất nhanh để nhận biết sự tiết kiệm của cha mẹ trong việc chúng nhìn thấy cha mẹ ăn hết sạch thức ăn trong bát, không đổ thừa mứa đồ ăn, nâng nui quý trọng đồ vật trong nhà. Những điều này sẽ là tín hiệu để bạn dạy con về tính tiết kiệm, trân trọng những gì đang có. Phân tích cho con hiểu, nên hay không nên và bao giờ thì thích hợp để mua đồ chơi mà con thích
Ngoài ra bạn phải dạy con cách tự bảo vệ bản thân trước mọi trường hợp. Hãy chắc chắn rằng con bạn biết những người mà chúng có thể tìm được sự giúp đỡ trong trường hợp khẩn cấp khi xa nhà chẳng hạn như một nhân viên cảnh sát hay giáo viên.
Nhớ các số điện thoại khẩn cấp 113, 114, 115 là một kỹ năng cơ bản mà một đứa trẻ có thể học ngay sau khi có thể nhận biết các con số. Nhiều khi bố mẹ cùng thảo luận với trẻ về những bài báo phản ánh việc trẻ em bị xâm hại, bạo hành, cảnh giác với các tình huống khác thường.
Không cứ người lạ mà ngay cả với những người bạn thân thiết của gia đình, bạn cũng nên trang bị cho trẻ khả năng nhận biết đâu là những trường hợp cần cảnh giác cao, khi có vấn đề gì hãy gọi điện cho cha mẹ để thông báo. Vì bạn không thể bảo đảm tuyệt đối sẽ ở bên con khi xảy ra bất trắc. Do vậy, kỹ năng tự vệ và tự nhận thức vấn đề rất cần cho trẻ.
Khi trẻ lên 3 tuổi, bé đã nhận biết rõ mối quan hệ xung quanh mình. Hạn chế tính ích kỷ và dạy bé biết chia sẻ là điều quan trọng vào lúc này. Ở lứa tuổi này nhiều trẻ giữ đồ chơi không cho ai chơi cùng, chính vì thế bố mẹ cần khuyến khích bé biết chia sẻ, giải thích với bé rằng cho bạn chơi đồ chơi cũng với mình thì ai ai cũng vui, chơi một mình sẽ chẳng vui chút nào.
Với cuộc sống hiện đại mỗi gia đình chỉ có 1- 2 con nên gia đình nào cũng nuông chiều các bé mà không tập cho con phải có trách nhiệm và tự giải quyết vấn đề nếu mình sai. Mặc dù không dễ nhưng hãy bắt đầu dạy một đứa trẻ về trách nhiệm bằng cách đưa ra công việc cụ thể của bé, chẳng hạn như dọn dẹp đồ chơi hay phòng ngủ, hoặc là giúp đỡ bố mẹ lau bàn ăn, tự xúc cơm ăn. Có nhiều bé mãi tới 5 tuổi, cha mẹ vẫn phải hì hục xúc cơm cho. Đó là một điều không nên chút nào vì ở độ tuổi này, bé đã có thể tự mình xúc cơm một cách điêu luyện không chỉ bằng thìa mà bằng đũa. Bạn hãy cho bé tự lập trong chuyện này.
Ngoài việc ăn uống, ở độ tuổi các con có thể tự chải đầu tóc, đánh răng, xúc miệng, rửa mặt, rửa tay chân… Có thể lần đầu bạn sẽ phải dọn kha khá “bãi chiến trường” bàn ăn của con nhưng bạn hãy cố gắng kiên trì và đặt niềm tin bé sẽ làm tốt được việc này.
Kỹ năng sống với trẻ không bao giờ là thừa
Theo chuyên gia tâm lý của Trung tâm nghiên cứu tư vấn trẻ em, cách giáo dục chính vẫn là việc bạn tự làm gương cho trẻ. Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy khó khăn khi phải ngồi theo dõi con mình làm những công việc không đến nơi đến chốn, nên thường “chướng mắt’ mà ra tay làm giúp cho gọn. Hoặc nhiều bậc cha mẹ cũng không bắt buộc được con mình phải chịu những hình phạt khi không làm tròn trách nhiệm.
Tuy nhiên, việc luôn luôn thay thế trẻ xử lý những tình huống khó khăn sẽ chỉ làm chúng ngày càng dựa dẫm vào người khác. Vì thế, hãy mạnh dạn để trẻ tự chịu trách nhiệm về những nhiệm vụ được giao, kể cả sau đó bạn phải theo sau để dọn dẹp đi nữa.