Đối phó với những "cậu ấm", "cô chiêu" bướng bỉnh
Trời sương lạnh, bà ngoại Mai Anh (5 tuổi) bảo bé phải quàng khăn vào cổ kẻo bị lạnh rồi ho. Nhưng bé nhất định không chịu quàng khăn và nói: “Bố cháu bảo không cần quàng khăn”.
Bé Đông lên 3 tuổi đang ngồi nghịch đất bẩn. Bố bảo phải đi rửa tay, bé nhất định không nghe, cứ ngồi lì ra tiếp tục nghịch bẩn. Mẹ bé phải bế bé vào buồng tắm để rửa tay cho sạch, bé không những vùng vằng mà lập tức lăn ra ăn vạ, thậm chí còn đòi đặt tay xuống đất cho bẩn lại.
Bé Dũng lên 4 tuooirm là một cậu bé thông minh, rất ham mê trò chơi xây dựng. Thôi thì đủ thứ “vật liệu” trong nhà mà bé có thể lấy ra được từ mẩu gỗ, miếng nhựa đến chiếc hộp cát-tông hay cả những que tre cũng đều được mang ra sử dụng. Dũng hí hoáy lắp ghép, uốn nắn để tạo ra những thứ đồ chơi theo sự tưởng tượng của mình, nào là lâu dài như trong chuyện cổ tích, nào là chiếc ô tô hiện đại… Và đố ai có thể khiến bé dứt ra được khỏi trò chơi đó. Mải chơi đến mức, đến giờ ngủ trưa ở lớp mẫu giáo, khi cô giáo đã cất hết đồ chơi Dũng vẫn kịp “thủ” vài thứ trng túi để lắp ghép. Về đến nhà, hôm nào mẹ cũng phải giục đi tắm, ăn cơm đến “mỏi cả miệng” mà Dũng vẫn mải chơi. Đến cả mẹ và cô giáo của Dũng đều phải phàn nàn rằng Dũng không biết nghe lời.
Một buổi sáng, trời sương lạnh, bà ngoại Mai Anh (5 tuổi) bảo bé phải quàng khăn vào cổ để đến lớp mẫu giáo kẻo bị lạnh rồi ho. Nhưng bé Mai Anh nhất định không chịu quàng khăn và nói: “Bố cháu bảo không cần quàng khăn, thế này cũng được”. Và cho dù bà ngoại nói thế nào đi nữa thì Mai Anh vẫn nhất định không chịu nghe lời bà và không quàng khăn.
Trên đây chỉ là 3 trong số rất nhiều biểu hiện của việc không nghe lời của trẻ. Khi trẻ ở độ tuổi mẫu giáo thì hiện tượng này không có gì lạ lẫm. Sẽ rất khó để tìm được một em bé nào biết răm rắp nghe theo lời của bố mẹ một cách tuyệt đối. Việc không vâng lời có thể xảy ra trong các tình huống khác nhau và tùy theo tính cách cũng như hoàn cảnh sống của mỗi đứa trẻ.
Ví dụ như 3 bé ở trên. Bé Đông không nghe lời bố mẹ khi bố mẹ buộc bé phải đi rửa chân tay, thậm chí còn lăn ra giãy khóc. Đây là hiện tượng bướng bỉnh của tuổi lên ba. Ở tuổi này là lúc “cái tôi” xuất hiện, trẻ đang muốn tự khẳng định mình nên thường tỏ ra không nghe theo bố mẹ, thậm chí còn làm ngược lại để tự chứng tỏ mình. Càng ép trẻ bao nhiêu, trẻ càng phản ứng bấy nhiêu. Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ cần nhự nhàng, khéo léo và và biết chọn lựa thời điểm thích hợp nhất để nói với trẻ. Trong trường hợp này, mẹ nên cùng chơi một chút với con và nói cho con biết nghịch đất là bẩn như thế nào và tại sao không nên nghịch để trẻ dễ dàng chấp thuận đi rửa tay cùng mẹ.
Trường hợp như bé Dũng, không vâng lời mẹ và cô giáo không phải là do bé bướng hay có ý định chống đối người lớn mà đơn giản là do bé quá say mê một trò chơi mà bé tỏ ra có năng khiếu. Trong trường hợp này, tốt nhất cha mẹ và cô giáo nên tạo điều kiện và khuyến khích trẻ được thực hiện theo ý thích chính đáng của mình, thậm chí là khen con để con có hứng thú tiếp tục với đam mê đó và có nhiều sáng kiến hơn. Bên cạnh đó, cũng kiên trì tập cho trẻ làm quen với một chế độ sinh hoạt hợp lý theo giờ giấc bằng cách nhẹ nhàng thuyết phục, khen chê và răn đe hợp lý, đúng lúc.
Còn như bé Mai Anh không nghe lời bà ngoại, nhưng ở một góc độ nào đó, Mai Anh đã làm đúng như lời của bố nói, cho dù bố của Mai Anh nói ở một thời điểm nào đó chứ không phải ngay ngày hôm ấy. Qua đây cũng thấy, chỉ một việc nhỏ thôi, nhưng nếu người lớn không thống nhất, cứ kiểu “trống đánh xuôi, kèn thôi ngược” thì cũng có thể khiến cho trẻ không biết vâng lời, hoặc biết vâng lời nhưng không đúng lúc, không hợp lý.
Bé Dũng lên 4 tuooirm là một cậu bé thông minh, rất ham mê trò chơi xây dựng. Thôi thì đủ thứ “vật liệu” trong nhà mà bé có thể lấy ra được từ mẩu gỗ, miếng nhựa đến chiếc hộp cát-tông hay cả những que tre cũng đều được mang ra sử dụng. Dũng hí hoáy lắp ghép, uốn nắn để tạo ra những thứ đồ chơi theo sự tưởng tượng của mình, nào là lâu dài như trong chuyện cổ tích, nào là chiếc ô tô hiện đại… Và đố ai có thể khiến bé dứt ra được khỏi trò chơi đó. Mải chơi đến mức, đến giờ ngủ trưa ở lớp mẫu giáo, khi cô giáo đã cất hết đồ chơi Dũng vẫn kịp “thủ” vài thứ trng túi để lắp ghép. Về đến nhà, hôm nào mẹ cũng phải giục đi tắm, ăn cơm đến “mỏi cả miệng” mà Dũng vẫn mải chơi. Đến cả mẹ và cô giáo của Dũng đều phải phàn nàn rằng Dũng không biết nghe lời.
Trên đây chỉ là 3 trong số rất nhiều biểu hiện của việc không nghe lời của trẻ. Khi trẻ ở độ tuổi mẫu giáo thì hiện tượng này không có gì lạ lẫm. Sẽ rất khó để tìm được một em bé nào biết răm rắp nghe theo lời của bố mẹ một cách tuyệt đối. Việc không vâng lời có thể xảy ra trong các tình huống khác nhau và tùy theo tính cách cũng như hoàn cảnh sống của mỗi đứa trẻ.
Ví dụ như 3 bé ở trên. Bé Đông không nghe lời bố mẹ khi bố mẹ buộc bé phải đi rửa chân tay, thậm chí còn lăn ra giãy khóc. Đây là hiện tượng bướng bỉnh của tuổi lên ba. Ở tuổi này là lúc “cái tôi” xuất hiện, trẻ đang muốn tự khẳng định mình nên thường tỏ ra không nghe theo bố mẹ, thậm chí còn làm ngược lại để tự chứng tỏ mình. Càng ép trẻ bao nhiêu, trẻ càng phản ứng bấy nhiêu. Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ cần nhự nhàng, khéo léo và và biết chọn lựa thời điểm thích hợp nhất để nói với trẻ. Trong trường hợp này, mẹ nên cùng chơi một chút với con và nói cho con biết nghịch đất là bẩn như thế nào và tại sao không nên nghịch để trẻ dễ dàng chấp thuận đi rửa tay cùng mẹ.
Còn như bé Mai Anh không nghe lời bà ngoại, nhưng ở một góc độ nào đó, Mai Anh đã làm đúng như lời của bố nói, cho dù bố của Mai Anh nói ở một thời điểm nào đó chứ không phải ngay ngày hôm ấy. Qua đây cũng thấy, chỉ một việc nhỏ thôi, nhưng nếu người lớn không thống nhất, cứ kiểu “trống đánh xuôi, kèn thôi ngược” thì cũng có thể khiến cho trẻ không biết vâng lời, hoặc biết vâng lời nhưng không đúng lúc, không hợp lý.