Tư vấn dinh dưỡng cho con:

Bé bị xước măng rô, mẹ đã có cách!

BS. Lê Thị Hải,
Chia sẻ

Tình trạng xước măng rô có thể do thiếu 1 số vi chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, vitamin A... Ngoài việc bổ sung các dưỡng chất trên, mẹ cũng nên

Xin chào bác sĩ Hải. Bé nhà em vừa tròn 18 tháng, nặng 9,9kg, dài 79cm. Vì cháu rất biếng ăn nên em đã đã xét nghiệm phân cho bé xem có vấn đề gì về tiêu hóa hay không và kết quả xét nghiệm như sau:

- Cặn dư trong phân: Hạt mỡ (++)

- Vi khuẩn chí: Gram (-) 55%, gram (+) 45%

- Hồng cầu, bạch cầu: HC (-), BC (-)

- Kí sinh trùng đường ruột, nấm: KST (-), nấm (-)

- PH = 8

Bác sĩ có kê cho bé nhà em những thuốc sau: Bioflora, Gastrozym và Supvizinc. Nhưng khi về đọc hướng dẫn sử dụng thì thấy thuốc Bioflora dành cho bé tiêu chảy. Cho em hỏi liệu bác sĩ có kê nhầm đơn không ạ?

Và bác sĩ có khuyên em trong thời gian này nên cho bé ăn các loại rau củ quả, tạm thời ngừng ăn rau lá xanh. Như vậy có nên không?

Và còn một vấn đề nữa là tay bé nhà em rất hay bị xước măng rô, hầu như ngón nào cũng xước. Em phải làm gì để loại bỏ tình trạng này?

Rất mong bác sĩ tư vấn giúp em. (Lan Hà - hauhb...@gmail.com)


Bé bị xước măng rô, mẹ đã có cách! 1
Ảnh minh họa.

Trả lời:

- Về xét nghiệm phân, thì bé nhà em bị loạn khuẩn và đi ngoài phân sống; nên bác sĩ kê các loại thuốc trên là hoàn toàn đúng. Bioflora là 1 loại men vi sinh, làm cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Để điều trị tình trạng này, bác sĩ kê là đúng.

- Bé chỉ bị loạn khuẩn, em có thể cho bé ăn bình thường, kể cả củ quả và rau xanh.

Tình trạng xước măng rô có thể do thiếu 1 số vi chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, vitamin A… Bác sĩ đã bổ sung Supvizinc là bao gồm kẽm và 1 số vitamin nhóm B cũng có thể khắc phục tình trạng xước măng rô của bé. 

Về điều trị tình trạng xước măng rô cho trẻ, với nguyên nhân do thiếu hụt dinh dưỡng thì bạn cần điều chỉnh một chút chế độ ăn như: Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, dưa bở, rau cải, mùi tây, dâu tây…; các loại thực phẩm giàu acid folic như cá, các loại rau có màu xanh thẫm, hoa lơ xanh, gan động vật ( gan gà, gan lợn); các hạt nảy mầm (mầm lúa mì, mầm lúa, giá đỗ…).

Để các vết xước măng rô không bị nặng thêm, hoặc chảy máu, các mẹ nên dùng bấm móng tay hoặc kìm bấm da  tay để cắt sát gốc của vết xước, không nên để trẻ tự giật vết xước măng rô đó.



Thêm một số cách giúp hạn chế tình trạng xước măng rô của bé.
Bé bị xước măng rô, mẹ đã có cách! 2
Chia sẻ