Mẹ trẻ kể hành trình sinh con gian nan, chịu đủ cả cảm giác đau đẻ, đau mổ, áp xe ngực khiến chị em đồng cảm

Vũ Vũ NF,
Chia sẻ

Những cảm xúc mà chị Vũ Khánh Linh, 23 tuổi, chủ một tiệm bánh ở Hà Nội trải qua có lẽ cũng là cảm xúc mà hàng triệu bà mẹ khác cũng đã trải qua để đón được bé yêu trên tay sau 9 tháng 10 ngày đầy mệt mỏi.

Chị Khánh Linh và ông xã yêu nhau được hơn một năm thì có tin vui. Khi biết mình sắp trở thành bố mẹ trẻ con, chị Linh và chồng thông báo cho cả gia đình, ai nấy đều rất mừng rỡ. Sau đó, chị Linh và ông xã tổ chức đám cưới, hiện tại, anh chị đã kết hôn được 7 tháng, cuộc sống hôn nhân vô cùng vui vẻ và hạnh phúc.

Nhớ lại những ngày đầu biết mình có em bé, chị Linh kể, cảm giác khi ấy rất khó tả, từ sợ hãi đến hạnh phúc. Sợ hãi vì không biết phải làm thế nào, phải học cách làm mẹ ra sao. Vì đây là lần đầu tiên chị Linh có em bé nên cảm giác lo lắng sợ hãi lúc đầu là điều không tránh khỏi khi làm mẹ, với mẹ bầu nào lần đầu mang thai có lẽ cũng sẽ có những trải nghiệm giống chị Linh. Tuy nhiên, một thời gian sau khi quen dần thì bà mẹ trẻ luôn cảm thấy hạnh phúc, cảm giác mọi chuyện đến với mình như một giấc mơ.

52320367_382858305844447_195265809029791744_n
52320367_382858305844447_195265809029791744_n
52574013_380404736106787_7221552105914368000_n
52574013_380404736106787_7221552105914368000_n
52765478_2846557715369557_7811029061550997504_n
52765478_2846557715369557_7811029061550997504_n

Chị Khánh Linh sở hữu vóc dáng rất thon thả trước khi mang thai. 

Giống như bao bà mẹ khác, khi mang thai, chị Linh cũng phải đối diện với rất nhiều khó khăn, mệt mỏi. Bà mẹ một con kể: "Thời gian đầu, cơ địa mình chưa thích nghi được với việc mang thai. Mình bị nghén ngủ, trong khi công việc của mình là làm bánh, vợ chồng mình có mở một cửa hàng bánh nên phải rất sát sao từng công đoạn. Phải làm việc trong tình trạng buồn ngủ nên lúc nào cơ thể mình cũng trải qua cảm giác mệt mỏi. Lúc đó, thực sự chỉ nghĩ về con thì mình mới có thể tự suy nghĩ tích cực và cố gắng.

Ba tháng đầu nghén đã mệt mỏi nhưng đến tam cá nguyệt thứ 2, mọi thứ còn khó khăn hơn. Cơ thể thay đổi về cân nặng, giờ giấc sinh hoạt bị đảo lộn, công việc áp lực nên đây là khoảng thời gian mình stress nhất. Mình bắt đầu bị đau lưng, dãn dây chằng từ lúc bầu 4 tháng, mình ngồi nhiều nên khi đứng lên đi lại hoặc nằm xuống đều rất đau và khó chịu vùng xương chậu, vùng lưng. Thực ra mỗi cơ địa của một bà mẹ khi mang thai một khác, cơ địa của mình là cơ địa bị dãn cơ nên việc mang thai khá ảnh hưởng đến các dây chằng xung quanh xương chậu.

Khoảng thời gian này mình còn bị đau dạ dày, nên việc ăn uống ngủ nghỉ điều độ rất quan trọng. Đa số những ngày đi làm bận nhiều việc là mình lại đau dạ dày trở lại, nhưng khi đi khám thì bác sĩ khuyên không nên uống thuốc chữa đau dạ dày vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bé, vì con mà mình chịu đau thôi, cũng không dám dùng 1 viên thuốc nào suốt quá trình mang thai cả".

52426141_1073385046167897_1882614032762929152_n
52426141_1073385046167897_1882614032762929152_n
52464406_376677846218517_1880477771864473600_n
52464406_376677846218517_1880477771864473600_n
52596494_410901203054299_5664472254608572416_n
52596494_410901203054299_5664472254608572416_n
52654531_634740470303902_5876972388712710144_n
52654531_634740470303902_5876972388712710144_n
52748928_625409131227412_1040364877228539904_n
52748928_625409131227412_1040364877228539904_n

Những khoảnh khắc ngọt ngào của chị Linh khi mang thai.

Thời con gái, lúc mũm mĩm nhất thì chị Linh nặng khoảng 54kg. 9 tháng mang thai đã khiến chị tăng thêm 20kg. Cơ địa của chị lại bị rạn da nên phần bụng, eo, đùi… bị rạn trầm trọng. Điều này khiến bà mẹ trẻ bị căng thẳng và sốc tâm lý vì chưa chuẩn bị tinh thần cũng như không nghĩ mình sẽ bị rạn, thâm một cách đáng sợ như vậy. Những lúc đó, chị Linh chỉ biết thủ thỉ, tâm sự với chồng. Rất may là ông xã của chị là người tâm lý, anh giúp vợ đi tìm loại kem bôi chống rạn và hằng ngày còn bôi kem giúp vợ nên chị Linh cũng đỡ tủi thân và có nhiều động lực hơn.

Những tháng cuối đa số bầu ai cũng mệt mỏi cả, chị Linh cũng không ngoại lệ. Giai đoạn này cũng là lúc chị gặp nhiều áp lực nhất, cơ thể quá nặng nhọc, ì ạch và khó chịu, việc ăn uống cũng không còn ngon miệng. Cách duy nhất giúp chị có thể vượt qua những khó khăn này chính là luôn suy nghĩ tích cực và cố gắng ăn uống đầy đủ, ngủ nghỉ điều độ. Chị cũng tạm gác lại công việc và dành thời gian nghỉ ngơi, đi xem phim, mua sắm…

52450080_762466074137856_2995957362197528576_n
52450080_762466074137856_2995957362197528576_n
52450086_389177851892406_4998770972476571648_n
52450086_389177851892406_4998770972476571648_n

Dù mang thai nhưng bà mẹ 9x vẫn sắp xếp ổn thỏa công việc của mình. 

Mẹ trẻ kể hành trình sinh con gian nan, chịu đủ cả cảm giác đau đẻ, đau mổ, áp xe ngực khiến chị em đồng cảm - Ảnh 4.

Những vết rạn bụng từng khiến chị stress nặng.

Hành trình 9 tháng nhiều cung bậc cảm xúc rồi cũng trôi qua, điều mà mỗi ông bố bà mẹ mong đợi nhất chính là khi em bé chào đời. Kể về quá trình chuyển dạ, sinh con của mình, chị Linh miêu tả bằng hai từ "gian nan".

"Bản thân mình thì mình trải qua cả cơn đau đẻ thường, co dạ con và đau sau khi mổ. Em bé của mình có dấu hiệu muốn ra từ hôm mùng 1 Tết, vì thế nên mùng 1 mình và chồng đã vào viện kiểm tra đo cơn gò, nhưng lúc này vẫn chỉ là cơn chuyển dạ giả. Bác sĩ đồng ý cho vợ chồng mình về chờ đến mùng 4 Tết quay lại khám.

Tối ngày mùng 3 mình đã có linh cảm, có thể nói đây là một dạng báo hiệu nên mình đã chuẩn bị tắm gội sạch sẽ và bảo với chồng là mình có linh cảm sẽ đẻ vào ngày mai. Đến 6h sáng mùng 4 Tết, mình đang ngủ thì bị vỡ ối. Đầu tiên mình cũng không biết nhưng đến khi thấy nước chảy nhiều quá, ướt cả đệm nên mình đã vội vàng gọi chồng rồi hai vợ chồng khẩn trương vào viện.

Bác sĩ đưa mình vào phòng nằm chờ đẻ và lắp máy đo cơn gò, lúc này mình vẫn chưa có cơn gò nhiều, bác sĩ vẫn tiếp tục cho mình nằm chờ. Đến 8h sáng mình bắt đầu có cơn gò chuyển dạ, lúc này cơn gò bắt đầu tăng dần theo từng phút, cứ 5 phút đau một lần và đau quặn như bị thắt ruột vậy. Mình cứ đau như vậy cho đến 10h sáng, đau khoảng hơn hai tiếng, bác sĩ kiểm tra cổ tử cung và mình mới mở có 2 phân.

Mẹ trẻ kể hành trình sinh con gian nan, chịu đủ cả cảm giác đau đẻ, đau mổ, áp xe ngực khiến chị em đồng cảm - Ảnh 5.

Chị Linh vừa chịu cảm giác đau đẻ, đau vết mổ và áp xe ngực.

Lúc này là mình đã đau không chịu nổi nữa, lại bị tụt huyết áp nên chân tay bắt đầu run và mệt lả. Mình rất sợ em bé bị ngạt nên cố gắng nói với bác sĩ xin được mổ nhưng bác sĩ thì vẫn muốn mình sinh thường. Nhưng những cơn đau của mình càng lúc càng dồn dập, người nhà đợi bên ngoài nhìn thấy thương nên đã yêu cầu bác sĩ cho mình được đẻ mổ theo yêu cầu.

Quá trình đẻ mổ của mình cũng khó quên. Khi di chuyển vào phòng mổ, căn phòng này rất lạnh nên người mình bị run như co giật. Các bác sĩ thực hiện gây tê màng cứng, quá trình này khá đau, mình cảm nhận từng nơi mà kim tiêm đâm vào tủy sống.

Mình có thể nghe rõ tiếng dao, kéo, tiếng rạch… Khoảng 7 – 10 phút sau thì nghe thấy tiếng khóc của con. Lúc đó mình đã khóc, khóc vì hạnh phúc. Khoảnh khắc này, mãi mãi mình không bao giờ quên được.

Mình thậm chí còn chưa tin đây là sinh linh bé nhỏ vừa được chui ra từ bụng mình. Nó rất khó để diễn tả thành lời, không một ngôn từ mĩ miều nào có thể tả được cảm xúc lúc đó" – chị Linh nhớ lại.

Người ta vẫn ví, đau đẻ như gãy 20 chiếc xương sườn một lúc thì với chị Linh như thế còn quá nhẹ. Với chị Linh, cảm giác khi chuyển dạ như bị chấn thương đột xuất, cơn đau rất khủng khiếp. Bản thân cơ địa chị Linh cũng chịu đau kém nên cảm giác đau đẻ với chị như một cơn ác mộng.

Nhưng mọi thứ chưa dừng lại, khi hết thuốc tê, chị Linh phải đối diện với cơn đau từ vết mổ.

Nhưng đối với chị Linh, việc khủng khiếp hơn đó là chị bị áp xe ngực: "Ngực mình cứng như cục đá vậy, có dấu hiệu bị tắc tia sữa nữa vì sữa bắt đầu về. Lúc này mình thử cho bé bú nhưng không thành công vì bé bú mình bị nứt đầu ti, hay gọi là nứt cổ gà, mình bị nứt và chảy máu rất xót.

Cách khắc phục theo như y tá bệnh viện chỉ dẫn là bôi một chút sữa non vào chỗ nứt, bôi thuốc nứt cổ gà, hạn chế tiếp xúc nước để vết thương mau lành. Việc bị áp xe ngực chỉ có cách là chườm nước nóng và xoa đều ngực thì mới đỡ được. Tuy nhiên, để có sữa cho con bú, mình cố gắng uống nước nóng và uống ngũ cốc".

51957928_1003818819821452_3081199444977254400_n
51957928_1003818819821452_3081199444977254400_n
52426970_550060932165153_4723450447677882368_n
52426970_550060932165153_4723450447677882368_n
52441798_609130522866312_4384529213936369664_n
52441798_609130522866312_4384529213936369664_n
52580020_2379690775597656_8220885154814492672_n
52580020_2379690775597656_8220885154814492672_n
52595929_2078120352242813_2084853434162348032_n
52595929_2078120352242813_2084853434162348032_n

Tất cả những cảm giác đau đớn chị Linh phải trải qua đều tan biến sau khi chị nghe thấy tiếng khóc của con. 

Chị Linh nói thêm: "Nhìn lại hành trình gian nan vừa rồi, thật sự mình nghĩ là mình chỉ dám đẻ 1 lần, nhưng đến hiện tại sau sinh 12 ngày là mình lại thấy đỡ stress và đỡ đau hơn nên dù sao nếu việc có đẻ bé tiếp mình vẫn thấy hạnh phúc.

Hơn nữa, suốt quá trình từ lúc mang thai đến sinh em bé, chồng và gia đình hai bên là chỗ dựa vững chắc nhất cho mình. Mọi người đều rất quan tâm và chu đáo, hơn nữa chồng mình rất thương vợ nên đa số việc nhà cửa hay công việc của cửa hàng chồng đều đỡ cho mình.

Có thời gian hai vợ chồng vẫn hẹn hò như thời mới yêu vậy, hai vợ chồng mình vẫn chịu khó ngồi với nhau tâm sự về những việc mà mình hay chồng mình không ưng ý để cả hai cùng sửa đổi, sau đó giải quyết không để lâu ngày và hai vợ chồng cùng trải qua quãng thời gian mình mang thai một cách trọn vẹn, hạnh phúc đúng nghĩa.

52384654_2394653390756242_7840141092912627712_n
52384654_2394653390756242_7840141092912627712_n
52750033_2315279572075851_6348048159834374144_n
52750033_2315279572075851_6348048159834374144_n

Suốt quá trình mang thai và sinh nở, chị Linh luôn nhận được tình cảm trọn vẹn từ chồng. 

Theo mình, sự yêu thương của các ông chồng đến vợ trong quá trình mang thai, sinh con, và sau khi sinh là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lí của người mẹ.

Sau sinh 3 ngày về nhà, mình bị stress do thiếu ngủ, cơ thể đau nhức mệt mỏi, cũng may lúc này chồng là người kéo mình ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực, nếu không có chồng chắc là mình bị trầm cảm sau sinh mất rồi".

Sau khi đã trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc để đón được em bé chào đời khỏe mạnh, bà mẹ trẻ nhắn nhủ đến chị em phụ nữ rằng: "Mình mong rằng bất kỳ khi nào các mẹ cũng hãy tự mang trong mình một tinh thần thép, mạnh mẽ kiên cường, suy nghĩ tích cực vì con và đặc biệt là vì chính bản thân mình".

Chia sẻ