Mẹ tật nguyền bất chấp nguy hiểm sinh con khiến hàng triệu người rơi lệ
Dù mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo nhưng người mẹ tật nguyền vẫn vượt qua tất cả để sinh ra đứa con của mình.
Câu chuyện về người mẹ mắc căn bệnh giòn xương, dị dạng cột sống, mang trên mình biết bao nhiêu căn bệnh nhưng vẫn quyết tâm bất chấp tính mạng để được mang thai và vượt cạn thành công đã khiến hàng triệu người xúc động bởi tình mẫu tử đầy thiêng liêng.
Hồ Lục, bà mẹ 35 tuổi bị mắc chứng rối loạn giòn xương đặc biệt nguy hiểm, thường được gọi là "búp bê sứ". Theo trang web hẹn hò dành cho người tàn tật, cô và chồng mình, anh Đoạn Khải quen nhau và nên duyên vợ chồng. Vào tháng 12/2015, sau khi bất ngờ phát hiện mình có thai, cơ thể mỏng manh của cô không thể thực hiện thiên chức làm mẹ, nếu không sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng. Nhưng bất chấp tất cả, cô vẫn thực hiện cuộc vượt cạn căng thẳng đến nghẹt thở và đẫm nước mắt.
Chị Hồ Lục ngoài mắc căn bệnh xương giòn còn bị bệnh còi xương, dị dạng cột sống mà chị còn mang nhóm máu hiếm. Bất chấp những khuyết tật liên tiếp đè lên cuộc sống của mình, nhiều năm qua, chị vẫn tích cực tham gia vào các hoạt động tình nguyện của cộng đồng người khuyết tật.
Anh Đoạn Khải, sinh năm 1977 lại bị bại liệt, khuyết tật ở chân. Anh làm nghề cắt tóc kiêm mở một quán bán đồ điện nhỏ. Tình cờ biết đến chị Hồ Lục, anh ấn tượng bởi sự lạc quan, tinh thần sống của người phụ nữ tật nguyền này. Cặp đôi đã phải lòng nhau và cùng đi đến hôn nhân vào năm 2014.
Sống với nhau như vợ chồng, nhưng anh Khải không bao giờ nghĩ rằng anh và vợ lại có thể sinh con. Bất ngờ vào tháng 12/2015, chị Hồ Lục phát hiện mình đã có thai. Anh Khải nghĩ rằng đây là một “tai nạn” và ngỏ ý nói với vợ nên bỏ đứa trẻ vì các bác sĩ nói rằng đứa trẻ sinh ra có thể mắc bệnh xương thuỷ tinh do di truyền.
Sau khi làm sàng lọc di truyền, kết quả cho thấy xác suất bệnh của chị Hồ Lục truyền cho con khá nhỏ. Bà bầu tật nguyền quyết định giữ lại đứa con và thuyết phục chồng mình.
Ngày 4/5/2016, sau hơn 29 tuần mang thai, chị Hồ Lục lại đến bệnh viện để kiểm tra. Việc mang thai của bà mẹ này, theo giáo sư bệnh viện nhận định, là vô cùng nguy hiểm và liều lĩnh. Tuy nhiên, chị Hồ Lục vẫn rất quyết tâm bằng mọi giá để sinh đứa con này.
Xem xét thấy trường hợp của chị Hồ Lục rất đặc biệt và có thể xảy ra những tình huống khó lường, các bác sĩ quyết định cho chị nhập viện sớm. Anh Khải luôn bên vợ mọi lúc mọi nơi và đưa vợ đi làm hàng loạt các xét nghiệm khác nhau.
Kể từ khi mang thêm đứa con trong bụng, cột sống của chị Hồ Lục gần như hoàn toàn bị biến dạng. Việc siêu âm bình thường gặp khó khăn nên chị được tiến hành chụp cộng hưởng từ MRI.
Tại bệnh viện, mỗi nơi chị Hồ Lục đi qua, bà bầu này luôn nhận được những ánh mắt tò mò, kinh sợ của mọi người xung quanh. Chị tâm sự: “Nhiều năm qua, tôi đã tham gia nhiều hoạt động, cũng phải nhìn thấy khuôn mặt dò xét của những người xung quanh dành cho mình. Bây giờ tôi lại còn mang thai nữa, nếu mọi người không nhìn chằm chằm vào mình mới là bất ngờ. Anh ấy (chồng tôi) đã luôn bên vợ trong những lúc này, da mặt hẳn cũng phải rất dày rồi”.
Phụ nữ mang thai đã phải chịu nhiều vất vả, với người mang bệnh tật đầy mình như chị Hồ Lục, cảm giác mệt mỏi, đau đớn còn nhân lên gấp bội. Thời tiết nóng bức khiến chị luôn trằn trọc, khó ngủ. Hàng ngày phải làm một loạt các kiểm tra, xét nghiệm. Đôi khi ăn không nổi, uống nước cũng không thể khiến chị rất đau đớn.
Anh Khải tuy bị liệt nhưng vẫn có thể di chuyển và bế vợ. Giờ đây chị Lục mang thai cơ thể nặng hơn rất nhiều khiến việc bế chị trở nên khó khăn hơn nhưng anh vẫn giúp vợ những việc có thể mỗi ngày.
Khi có người đến thăm, bàn luận về tình hình sức khoẻ và sự liều mạng của chị Hồ Lục, chị vờ như không quan tâm.
Tuy nhiên khi thấy người này bế một đứa trẻ, Hồ Lục vẫn muốn được ngắm nhìn em bé ấy. Cô thực sự khao khát muốn trở thành một người mẹ. Hồ Lục đã mang bầu được 30 tuần. Các bác sĩ nói, em bé càng ở trong bụng mẹ lâu thì cơ hội sống sót khi ra đời càng cao.
Vào đêm 12/5, chị Hồ Lục đã vỡ ối. Tổ y tế cấp cứu của bệnh viện ngay lập tức lên kế hoạch phẫu thuật. Sáng ngày 13, anh Khải được yêu cầu ký giấy miễn trừ trách nhiệm trước khi mổ. Đối với anh, tờ giấy này như ranh giới giữa sự sống và cái chết. Anh nói với các bác sĩ: Nếu mẹ nó và đứa trẻ xảy ra vấn đề gì, xin hãy cứu lấy người mẹ.
Vào lúc 23h đêm, ngày 13/5, chị Hồ Lục được đưa vào phòng mổ. Trước khi bắt đầu mổ cô còn pha trò nói câu vui vẻ để mọi người không phải lo lắng cho mình.
Gây mê trước khi phẫu thuật là một công việc đòi hỏi trình độ cao của bác sĩ. Việc gây mê cho bà mẹ này còn khó khăn gấp bội. Trong lúc chị được gây mê, một bác sĩ sản khoa liên tục theo dõi tình trạng của thai nhi.
Khoảng 24h đêm, chị Hồ Lục chính thức được mổ đẻ. Theo các bác sĩ, thai nhi trong bụng chị Hồ Lục khá lớn.
Khoảng 24h đêm, chị Hồ Lục chính thức được mổ đẻ. Theo các bác sĩ, thai nhi trong bụng chị Hồ Lục khá lớn.
Bên ngoài, anh Khải và mẹ chị Hồ Lục ngồi chờ đầy lo lắng và căng thẳng. Cả hai chỉ thực sự lấy lại được bình tĩnh khi có thông báo ca mổ diễn ra tốt đẹp.
0 giờ 12 phút sáng, em bé chào đời và nhanh chóng được đưa đến phòng hồi sức sơ sinh.
0 giờ 50 phút sáng, chị hoàn thành ca phẫu thuật, được chuyển về phòng chăm sóc đặc biệt. “Anh có một người vợ tuyệt nhất trên đời. Em là một người mẹ rất mạnh mẽ”, anh Khải nói rồi xúc động trao cho vợ nụ hôn thật sâu.
Các bác sĩ cho em bé gặp mẹ. Sức khỏe của đứa trẻ đã khá hơn nhiều, trọng lượng cơ thể của bé đã tăng lên 1,86 kg và không phải ở trong lồng ấp nữa.
Bà mẹ kiên cường cùng chồng được một người bạn chở về nhà. Gia đình và hàng xóm đổ ra đường chúc mừng chị, thậm chí còn đốt pháo để chào đón.
Cuộc sống gia đình của họ giờ đây có thêm một thiên thần nhỏ, hạnh phúc ngọt ngào của đôi vợ chồng tật nguyền khiến nhiều người xúc động đến rơi lệ. 9 tháng 10 ngày, để được làm mẹ, người phụ nữ này quả thật đã phải đương đầu với cả tử thần.
Theo QQ