Mẹ bầu Sam gặp triệu chứng lúc nửa đêm mà chị em nào mang thai cũng ngán ngẩm, có cách nào cải thiện được không?

An Chi,
Chia sẻ

Rất nhiều bà bầu ở tháng cuối thai kỳ gặp phải vấn đề này.

Mất ngủ là tình trạng quen thuộc thường gặp ở các mẹ bầu giai đoạn cuối thai kỳ. Mới đây, hot mom Sam cũng chia sẻ vấn đề tương tự lúc nửa đêm. Bà mẹ 1 con than thở: "Mất ngủ đúng là một cực hình. Sao cứ 2 giờ sáng là dậy vậy trời. Không ngủ lại được luôn".

Trước đó, Sam từng tiết lộ cơ thể cô có nhiều thay đổi khi mang thai con đầu lòng. Nữ diễn viên sinh năm 1990 bị nghén nặng, da nổi mụn đến mức không dám ra ngoài và chỉ quanh quẩn ở nhà trong những tháng đầu của thai kỳ. Khi tình trạng thai nghén đã giảm, Sam mới bắt đầu gặp gỡ bạn bè.

Tình trạng của Sam khiến nhiều fan vô cùng lo lắng, đặc biệt đây là thời điểm quan trọng chuẩn bị cho em bé chào đời. Bởi vậy, mẹ bầu cần phải giữ gìn sức khỏe, mất ngủ đêm không chỉ làm mẹ stress mà tình trạng kéo dài còn gây ảnh hưởng tới em bé trong bụng. 

Tuy nhiên, không chỉ Sam mà hầu hết các mẹ bầu trong giai đoạn này đều phải đối mặt với tình trạng mất ngủ. Liệu có cách nào cải thiện được không?

Các biểu hiện mất ngủ ở mẹ bầu

- Mẹ bầu trằn trọc, ngủ không được, khó chịu trong người nên không thể ngủ thẳng giấc.

- Dễ bị tỉnh giấc vào giữa đêm, nhiều người còn ngủ không được quá 30 phút sau đó tỉnh dậy và ngủ tiếp rất khó chịu. 

- Thường mẹ bầu tối ngủ không được nhưng sáng lại dậy rất sớm. 

- Cảm giác mệt mỏi, bần thần, suy nhược tinh thần sau khi dậy.  

Nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ ở mẹ bầu

- Tiểu đêm: Khi mang thai thì tình trạng tiểu đêm là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết vì tử cung ngày càng lớn và chèn ép lên bàng quang, đặc biệt là khi đêm về. Và chính điều này cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến các mẹ bầu không thể trọn vẹn giấc ngủ khi liên tục đánh thức bởi tình trạng này.

- Đau lưng và tình trạng chuột rút: Thai nhi càng lớn thì càng áp lực lên mẹ bầu. Tình trạng đau lưng, hông, đau chân,… diễn ra thường xuyên. Khiến mẹ bầu không thể ngủ ngon được, thậm chí đêm về còn xảy ra tình trạng chuột rút ở bắp chân và đùi càng khiến thai phụ không yên giấc.

- Ốm nghén: Một số mẹ bầu gặp phải tình trạng ốm nghén khiến cơ thể mệt mỏi và mất ngủ.

- Các vấn đề về hô hấp: Khi mang thai thì hơi thở của mẹ bầu cũng thay đổi như: thở sâu, chậm hơn và cảm giác khó thở dẫn đến tình trạng mất ngủ. Lý do nằm ở những thay đổi hormone bên trong cơ thể.

- Tăng nhịp tim: Việc nhịp tim tăng hơn bình thường trong thai kỳ là chuyện thường thấy bởi tim của mẹ bầu phải làm việc nhiều hơn người bình thường để bơm máu đến tử cung để nuôi thai. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ.

- Sự phát triển của thai nhi: Thai nhi càng phát triển và bắt đầu có những tín hiệu “phá” mẹ bầu khi xoay, đạp,… đặc biệt trong đêm nữa càng khiến thai phụ không thể nào yên giấc.

- Lo lắng: Nếu mẹ bầu càng lo lắng thì càng khó ngủ, với hàng loạt câu hỏi, mong đợi, sợ sệt khi lâm bồn,… tinh thần bất ổn cũng là nguyên nhân chính khiến bệnh mất ngủ ngày càng vượt ra xa khỏi phạm vi an toàn, mẹ bầu khó kiểm soát.

Làm thế nào để cải thiện tình trạng mất ngủ?

- Hạn chế ăn uống quá khuya hoặc quá no trước khi đi ngủ: Ăn quá muộn thì dạ dày chưa kịp tiêu hóa thức ăn, mẹ bầu cũng sẽ phải đi tiểu đêm nhiều hơn nếu uống quá nhiều nước. 

- Tránh ăn dồn dập, cố gắng chia ra thành các bữa nhỏ, giảm nguy cơ đau dạ dày. Hạn chế ăn đồ quá nhiều dầu mỡ, nên ăn rau xanh, ngũ cốc nguyên cám. 

- Không nên uống các loại chất kích thích như cà phê, trà, socola. Thay vào đó, hãy sử dụng thảo dược từ thiên nhiên để giúp thư giãn tinh thần như trà hoa cúc, trà táo đỏ, trà tâm sen. 

- Có thể ngâm chân hoặc massage trước khi đi ngủ để tạo cảm giác thoải mái nhất. Thường xuyên ngâm chân bằng nước ấm hoặc xông tinh dầu để kích thích mẹ bầu dễ chìm vào giấc ngủ sâu. 

- Nên vận động nhẹ nhàng trước khi đi ngủ. Giữ nhiệt độ trong phòng dễ chịu, thoáng mát, không quá nóng hoặc lạnh. 

- Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài, hãy tham khảo lời khuyên từ bác sĩ. 

Chia sẻ