Mẹ bầu nào cũng siêu âm vài lần trong thai kỳ mà ít biết nó có liên hệ với 1 bệnh nghiêm trọng của con khi sinh ra

Luna,
Chia sẻ

Rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra để tìm hiểu vì sao lại có nhiều đứa trẻ tự kỷ đến vậy, và vì nguyên nhân nào mà mức độ bệnh của chúng lại khác nhau.

Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí chuyên về bệnh tự kỷ, các nhà nghiên cứu tại Đại học Washington và Học viện Nghiên cứu Nhi Seattle đã báo cáo về việc phát hiện thấy sự liên hệ giữa việc siêu âm thực hiện trong tam cá nguyệt đầu tiên với sự gia tăng mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu tự kỷ ở những đứa trẻ (không phải là với nguyên nhân gây tự kỷ), đặc biệt là những đứa trẻ được sinh ra với những khác biệt về gene đặc biệt có liên kết với nguy cơ tự kỷ. 

Mối liên hệ tương tự không tìm thấy ở việc siêu âm ở tam cá nguyệt thứ hai và ba, mà chỉ ở siêu âm chẩn đoán trong tam cá nguyệt đầu tiên - việc được khuyến cáo chỉ định với những thai phụ có những vấn đề sức khỏe đáng ngại như nghi ngờ thai ngoài tử cung, đau vùng chậu, nghi ngờ mang đa thai, chảy máu âm đạo…

mức độ bệnh tự kỷ và việc siêu âm trong tam cá nguyệt 1
(Ảnh: Internet)

Trước đó, vào năm 2014, cũng trên tạp chí về bệnh tự kỷ, một công trình nghiên cứu khác được công bố, qua đó cho thấy việc tiếp xúc với sóng siêu âm ở những con chuột cái mang thai khiến chuột con có những dấu hiệu như tự kỷ. Còn về nghiên cứu lần này, Sara Webb, chuyên gia về khoa học hành vi và tâm thần học, đồng thời là trưởng nhóm nhóm nghiên cứu cho biết giữa rất nhiều câu hỏi được đặt ra để tìm hiểu vì sao lại có nhiều đứa trẻ tự kỷ đến vậy, “Tình trạng rối loạn này hình thành từ đâu, vì sao lại có những đứa trẻ bị tự kỷ. Và tại sao những đứa trẻ bị tự kỷ lại khác hẳn nhau? Nghiên cứu này hướng về câu hỏi thứ hai. Trong số những trẻ bị tự kỷ, yếu tố nào đã dẫn đến một đứa trẻ có IQ cao hơn, kỹ năng ngôn ngữ tốt hơn, so với một đứa trẻ có thể bị nặng đến mức phải tiếp tục gặp khó khăn rất nhiều trong cuộc sống?”

Các nhà nghiên cứu khảo sát và nghiên cứu dữ liệu từ hơn 2.600 gia đình, được tập hợp bởi kho bảo quản gene tự kỷ Simons Simplex Collection, để đưa ra kết luận, nhưng nhấn mạnh rằng kết luận này không ngụ ý rằng siêu âm là nguyên nhân gây tự kỷ, chỉ là trong số nhiều yếu tố nguy cơ được đưa ra và nghiên cứu thì nghiên cứu này chọn một trong số đó: việc siêu âm.

Trong khi các chuyên gia khẳng định sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm về sự liên quan giữa việc siêu âm và mức độ của bệnh tự kỷ, cùng nhắc lại các yếu tố làm tăng nguy cơ cho thai kỳ và thai nhi, như nhiều người đã biết, bao gồm:

- Nguy cơ thai kỳ cao hơn ở những người mẹ trên 35 tuổi;

- Thói quen sống không có lợi, như hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích;

- Mẹ đã từng sinh mổ, sinh non con trước 37 tuần, cân nặng khi sinh thấp, tiền sử gia đình có những vấn đề về gene, mẹ có tiền sử đã bị sảy thai hoặc con chết sớm sau khi sinh ra;

- Mẹ bị bệnh mạn tính không điều trị, như bệnh tiểu đường, huyết áp cao, động kinh, các vấn đề về máu như thiếu máu, bị viêm nhiễm hoặc có vấn đề sức khỏe tinh thần có thể làm tăng nguy cơ thai kỳ;

- Các biến chứng thai kỳ, chẳng hạn vấn đề ở tử cung, cổ tử cung hoặc nhau thai, quá nhiều nước ối (đa ối - polyhydramnios) hoặc quá ít (thiểu ối - oligohydramnios), thai nhi phát triển kém hoặc bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và con - là tình trạng rủi ro nghiêm trọng có thể xảy ra khi nhóm máu của mẹ là Rh- và con là Rh+;

- Mẹ mang đa thai cũng khiến các nguy cơ trong thai kỳ tăng cao hơn.

Theo neurosciencenews, aol
Chia sẻ