Mẹ bầu mắc sốt xuất huyết vào giai đoạn nào của thai kỳ là nguy hiểm nhất?

An Chi,
Chia sẻ

Vào giai đoạn đầu của thai kỳ hoặc trong các tuần cuối trước khi lâm bồn, phụ nữ mang thai mắc sốt xuất huyết cần được chăm sóc cẩn thận.

Hiện nay tại Hà Nội, bệnh sốt xuất huyết có nguy cơ bùng dịch. Thời tiết giao mùa là lúc các loại bệnh như sốt phát ban, tay chân miệng... hoành hành, người già, trẻ con, mẹ bầu là những đối tượng cần chú ý hơn cả. 

Bị sốt xuất huyết giai đoạn nào khi mang thai nguy hiểm nhất

Nhiều mẹ bầu không may mắc sốt xuất huyết luôn trong tình trạng lo lắng bởi có khả năng mắc bệnh bất cứ khi nào. Được biết, bà bầu thời điểm bị sốt xuất huyết nguy hiểm nhất là ở giai đoạn đầu của thai kỳ hoặc trong các tuần cuối trước khi lâm bồn. Giai đoạn này thai nhi dễ bị những biến chứng không mong muốn. 

Hơn nữa, khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ cũng yếu, dễ bị virus tấn công. Không chỉ vậy, bệnh này hoàn toàn có thể lây từ mẹ sang con. Trong một số trường hợp, thai phụ có thể cần phải mổ lấy thai nếu chẳng may mắc phải sốt xuất huyết trong thai kỳ.

Biến chứng nguy hiểm trong thời gian mang thai và sinh nở

- Giảm tiểu cầu: Có thể đe dọa đến tính mạng cho cả mẹ lẫn con. Ngoài ra, giảm tiểu cầu mức độ nặng có thể dẫn đến một số biến chứng khi sử dụng những kỹ thuật y khoa giúp bà bầu đẻ không đau trong quá trình sinh.

- Sinh non, em bé nhẹ cân: Sốt xuất huyết khi mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai và ba có khả năng làm tăng nguy cơ sinh non, em bé sinh ra nhẹ cân hoặc thậm chí tử vong nếu thai phụ bệnh nặng.

- Sảy thai: Khi thai phụ bị sốt xuất huyết trong tam cá nguyệt đầu tiên làm tăng nguy cơ bị sảy thai.

- Xuất huyết: Nếu mẹ bầu bị nhiễm virus sốt xuất huyết trong khi sinh, nguy cơ xuất huyết là rất cao; Tiền sản giật khi mang thai.

Mẹ bầu mắc sốt xuất huyết vào giai đoạn nào của thai kỳ là nguy hiểm nhất? - Ảnh 1.

Phụ nữ mang thai có truyền virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết cho con không

Phụ nữ mang thai nhiễm chủng virus có thể lây sốt xuất huyết sang cho con bởi vì thời gian ủ bệnh thường dao động trong khoảng 3-14 ngày. Thời gian này, virus Dengue có thể truyền từ mẹ sang con.

Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị lây nhiễm sốt xuất huyết từ mẹ trong quá trình sinh hoặc bị muỗi đốt sau sinh. Đây là các trường hợp trẻ mắc sốt xuất huyết ngoài tử cung sau sinh. Các trường hợp mang thai gần sinh bị mắc sốt xuất huyết thì cần được theo dõi đặc biệt hơn các đối tượng khác.

Nếu phụ nữ mang thai mắc sốt xuất huyết nhưng không được phát hiện và điều trị sớm sẽ có thể gặp các biến chứng nặng như giảm tiểu cầu, sinh non, sảy thai, tiền sản giật... Vậy nên, ngay khi xuất hiện các triệu chứng của sốt xuất huyết, bà bầu cần lập tức tới các cơ sở y tế để được tư vấn kỹ về quá trình điều trị và chế độ sinh hoạt tránh bệnh trở nặng.

Chăm sóc mẹ bầu mắc sốt xuất huyết như thế nào?

- Uống nhiều nước như nước lọc, oresol bù nước, nước trái cây. 

- Không sử dụng chất kích thích. Hạn chế ăn cay, nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ. 

- Ăn các đồ dễ tiêu hóa như cháo, súp...

- Bổ sung vitamin từ hoa quả, chất xơ. Rau cải, súp lơ, rau mồng tơi,... là những loại rau rất tốt để giúp mẹ cải thiện sức đề kháng. Có thể chế biến các loại rau dưới nhiều hình thức như: rau xào, rau luộc,...

- Không nên ăn các loại thức ăn, đồ uống nhiều đường. 

- Mặc quần áo thoáng mát, giữ nhà cửa sạch sẽ, tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên môn.

Chia sẻ