Mẹ bất cẩn khiến con gặp họa
Ai cũng mong muốn những điều tốt cho con nhưng đôi khi chỉ vì sơ ý hoặc do thiếu kiến thức chăm sóc trẻ mà nhiều cha mẹ đã làm hại con.
Dưới đây là 4 sai lầm của cha mẹ trong quá trình chăm sóc bé dễ làm hại con.
1. Sơ ý làm con nghẹt thở
Sau nhiều ngày cấp cứu tại Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba (Đồng Hới, Quảng Bình), bé trai Tấn Đạt (4 tháng tuổi ở phường Đồng Sơn, thành phố Đồng Hới) đã qua cơn nguy kịch nhưng khi nghĩ lại mẹ bé vẫn chưa hết hoảng sợ.
Mẹ bé Đạt kể: "Sau khi ru con xong, đặt bé xuống thì thấy con ngủ ngon lành nên tôi xuống bếp dọn dẹp. Lúc dọn dẹp xong quay trở lại thì thấy con nằm sấp, úp mặt xuống gối, toàn thân tím tái vì nghẹt thở".
Khi được đưa vào cấp cứu, bé Đạt đã ở trong tình trạng hôn mê sâu, co giật. Các bác sĩ ở đây cho biết, do cháu bị ngạt quá lâu nên thiếu oxy não, tế bào não bị tổn thương nặng để lại nhiều di chứng sau này.
Ảnh minh họa
Đây cũng là lời cảnh báo cho các bậc phụ huynh không nên để bé nằm một mình, vì nếu bé biết lẫy, có thể không tự lật người trở lại được, rất nguy hiểm. Một nghiên cứu từng được công bố trên tạp chí Pediatrics (Mỹ) cho biết, rất nhiều bà mẹ người Mỹ gốc Phi sử dụng những bộ gối, đệm mềm cho trẻ bất chấp cảnh báo về tăng nguy cơ tử vong. Họ cho rằng sử dụng những bộ gối, đệm mềm giúp trẻ cảm thấy thoái mái hơn và bảo vệ trẻ khỏi bị đau. Song thực tế việc làm này có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
2. Mẹ vội kéo khóa làm kẹp "chim" con
Cả gia đình chuẩn bị đi chơi, được mẹ gọi vào để mặc quần áo nhưng cu Bin vẫn không nghe lời, cứ chạy lăng xăng khắp nhà, trong khi đó bố và em gái đã ra xe ngồi đợi sẵn. Vì vội nên khi mặc quần áo cho con, chị Trang (Ba Đình, Hà Nội) đã sơ ý lúc kéo khóa quần, làm kẹp "chim" bé.
Thấy con giãy nảy lên ôm "con chim non" la khóc, cuống quá không biết làm cách nào, chị vớ ngay chiếc kìm banh hai bên khóa để giải cứu cho con.
Trong trường hợp này, lời khuyên dành cho cha mẹ là nếu thấy mình không xử lý được, tốt nhất nên chườm lạnh để giảm đau và đưa bé đến ngay các cơ sở y tế. Tốt nhất cha mẹ nên hạn chế cho bé trai mặc quần có khóa, khi mặc nên có quần lót phía trong. Chú ý dạy bé khi kéo khóa quần phải để một tay giữ mép khóa, tránh nguy cơ kẹp vào “chim”.
Ảnh minh họa
3. Sặc cháo không phải là vấn đề đơn giản
Trong một lần cho con ăn cháo, chị Minh (Đống Đa, Hà Nội) đã để con bị sặc cháo. Sau đó bé bị tình trạng ho kéo dài và thường xuyên lên cơn sốt. Mặc dù gia đình đã cho bé uống đủ thứ thuốc mà tình trạng vẫn không hề thuyên giảm.
Khi đưa đến bệnh viện, bé được các bác sĩ tại bệnh viện Nhi phát hiện một mảnh xương bằng đầu đũa nằm kẹp trong phế quản. Kết quả X-quang ngực cho thấy thùy phổi bên phải cháu bé bị viêm xẹp. Chụp CT lồng ngực, các bác sĩ phát hiện dị vật dạng xương nằm ở phế quản trung gian phải. Đây là nguyên nhân gây xẹp thùy phổi phải.
Bằng phương pháp nội soi phế quản, các bác sĩ đã gắp thành công dị vật là mảnh xương lợn. Cha mẹ bé cho rằng có thể xương thể lẫn trong món cháo mà bé sặc từ... tháng trước.
Các bác sĩ khuyên phụ huynh khi nấu cháo cho bé ăn nên hết sức cẩn thận với những mảnh xương bị vỡ dễ dàng gây sặc dẫn đến hóc kẹt đường thở. Cách tốt nhất là nên lọc thật kỹ để loại tất cả mảnh xương vụn rồi mới dùng nước thịt mang đi nấu cháo.
Những trường hợp bé bị sặc sau đó có biểu hiện ho kéo dài kèm sốt, phụ huynh nên đưa con đi khám để có hướng xử trí nhằm phòng tránh biến chứng.
Ảnh minh họa
4. Áp xe mông vì bị tăm tre đâm
Ở nhà bé Linh (3 tuổi) ông bà bé thường có thói quen xỉa răng xong thì dắt tăm vào tai và để như thế đi khắp nơi, kể cả đi ngủ. Có thể trong lúc ngủ chiếc tăm đã rơi ra giường khiến bé Linh ngồi phải.
Cha mẹ bé Linh không hề hay biết con bị tăm tre đâm phải lúc nào, chỉ biết thỉnh thoảng thấy bé hay kêu đau và nhăn nhó khi ngồi, thậm chí khó đi ngoài. Đến lúc bố mẹ kiểm cha thì thấy mông bé bị sưng đỏ.
Đưa vào viện các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP HCM) phát hiện ở mông bé có một đoạn tăm tre (dài khoảng 3cm, đâm gãy nửa) nằm trong vết thương gây nhiễm trùng. Vị trí mông bị sưng và có khối áp xe nằm cạnh hậu môn gây chèn ép khiến bé cảm thấy đau mỗi khi đi tiêu.
Lời khuyên cho người lớn trong trường hợp nhà có trẻ con là hãy thận trọng với mọi hành động của mình. Đôi khi chỉ vì những thói quen tưởng như vô hại cũng có thể khiến bé bị ảnh hưởng. Trong những nhà có trẻ em, cha mẹ cũng nên xếp gọn đồ đạc, đặc biệt là những đồ dễ vỡ hoặc những vật nhỏ vì nó có thể gây tai nạn cho bé bất cứ lúc nào.
1. Sơ ý làm con nghẹt thở
Sau nhiều ngày cấp cứu tại Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba (Đồng Hới, Quảng Bình), bé trai Tấn Đạt (4 tháng tuổi ở phường Đồng Sơn, thành phố Đồng Hới) đã qua cơn nguy kịch nhưng khi nghĩ lại mẹ bé vẫn chưa hết hoảng sợ.
Mẹ bé Đạt kể: "Sau khi ru con xong, đặt bé xuống thì thấy con ngủ ngon lành nên tôi xuống bếp dọn dẹp. Lúc dọn dẹp xong quay trở lại thì thấy con nằm sấp, úp mặt xuống gối, toàn thân tím tái vì nghẹt thở".
Khi được đưa vào cấp cứu, bé Đạt đã ở trong tình trạng hôn mê sâu, co giật. Các bác sĩ ở đây cho biết, do cháu bị ngạt quá lâu nên thiếu oxy não, tế bào não bị tổn thương nặng để lại nhiều di chứng sau này.
Ảnh minh họa
Đây cũng là lời cảnh báo cho các bậc phụ huynh không nên để bé nằm một mình, vì nếu bé biết lẫy, có thể không tự lật người trở lại được, rất nguy hiểm. Một nghiên cứu từng được công bố trên tạp chí Pediatrics (Mỹ) cho biết, rất nhiều bà mẹ người Mỹ gốc Phi sử dụng những bộ gối, đệm mềm cho trẻ bất chấp cảnh báo về tăng nguy cơ tử vong. Họ cho rằng sử dụng những bộ gối, đệm mềm giúp trẻ cảm thấy thoái mái hơn và bảo vệ trẻ khỏi bị đau. Song thực tế việc làm này có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
2. Mẹ vội kéo khóa làm kẹp "chim" con
Cả gia đình chuẩn bị đi chơi, được mẹ gọi vào để mặc quần áo nhưng cu Bin vẫn không nghe lời, cứ chạy lăng xăng khắp nhà, trong khi đó bố và em gái đã ra xe ngồi đợi sẵn. Vì vội nên khi mặc quần áo cho con, chị Trang (Ba Đình, Hà Nội) đã sơ ý lúc kéo khóa quần, làm kẹp "chim" bé.
Thấy con giãy nảy lên ôm "con chim non" la khóc, cuống quá không biết làm cách nào, chị vớ ngay chiếc kìm banh hai bên khóa để giải cứu cho con.
Trong trường hợp này, lời khuyên dành cho cha mẹ là nếu thấy mình không xử lý được, tốt nhất nên chườm lạnh để giảm đau và đưa bé đến ngay các cơ sở y tế. Tốt nhất cha mẹ nên hạn chế cho bé trai mặc quần có khóa, khi mặc nên có quần lót phía trong. Chú ý dạy bé khi kéo khóa quần phải để một tay giữ mép khóa, tránh nguy cơ kẹp vào “chim”.
Ảnh minh họa
3. Sặc cháo không phải là vấn đề đơn giản
Trong một lần cho con ăn cháo, chị Minh (Đống Đa, Hà Nội) đã để con bị sặc cháo. Sau đó bé bị tình trạng ho kéo dài và thường xuyên lên cơn sốt. Mặc dù gia đình đã cho bé uống đủ thứ thuốc mà tình trạng vẫn không hề thuyên giảm.
Khi đưa đến bệnh viện, bé được các bác sĩ tại bệnh viện Nhi phát hiện một mảnh xương bằng đầu đũa nằm kẹp trong phế quản. Kết quả X-quang ngực cho thấy thùy phổi bên phải cháu bé bị viêm xẹp. Chụp CT lồng ngực, các bác sĩ phát hiện dị vật dạng xương nằm ở phế quản trung gian phải. Đây là nguyên nhân gây xẹp thùy phổi phải.
Bằng phương pháp nội soi phế quản, các bác sĩ đã gắp thành công dị vật là mảnh xương lợn. Cha mẹ bé cho rằng có thể xương thể lẫn trong món cháo mà bé sặc từ... tháng trước.
Các bác sĩ khuyên phụ huynh khi nấu cháo cho bé ăn nên hết sức cẩn thận với những mảnh xương bị vỡ dễ dàng gây sặc dẫn đến hóc kẹt đường thở. Cách tốt nhất là nên lọc thật kỹ để loại tất cả mảnh xương vụn rồi mới dùng nước thịt mang đi nấu cháo.
Những trường hợp bé bị sặc sau đó có biểu hiện ho kéo dài kèm sốt, phụ huynh nên đưa con đi khám để có hướng xử trí nhằm phòng tránh biến chứng.
Ảnh minh họa
4. Áp xe mông vì bị tăm tre đâm
Ở nhà bé Linh (3 tuổi) ông bà bé thường có thói quen xỉa răng xong thì dắt tăm vào tai và để như thế đi khắp nơi, kể cả đi ngủ. Có thể trong lúc ngủ chiếc tăm đã rơi ra giường khiến bé Linh ngồi phải.
Cha mẹ bé Linh không hề hay biết con bị tăm tre đâm phải lúc nào, chỉ biết thỉnh thoảng thấy bé hay kêu đau và nhăn nhó khi ngồi, thậm chí khó đi ngoài. Đến lúc bố mẹ kiểm cha thì thấy mông bé bị sưng đỏ.
Đưa vào viện các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP HCM) phát hiện ở mông bé có một đoạn tăm tre (dài khoảng 3cm, đâm gãy nửa) nằm trong vết thương gây nhiễm trùng. Vị trí mông bị sưng và có khối áp xe nằm cạnh hậu môn gây chèn ép khiến bé cảm thấy đau mỗi khi đi tiêu.
Lời khuyên cho người lớn trong trường hợp nhà có trẻ con là hãy thận trọng với mọi hành động của mình. Đôi khi chỉ vì những thói quen tưởng như vô hại cũng có thể khiến bé bị ảnh hưởng. Trong những nhà có trẻ em, cha mẹ cũng nên xếp gọn đồ đạc, đặc biệt là những đồ dễ vỡ hoặc những vật nhỏ vì nó có thể gây tai nạn cho bé bất cứ lúc nào.
Dưới đây là danh sách những thứ trong nhà cực nguy hiểm với bé mà mẹ không biết.