Mâm cơm gia đình từ góc nhìn của nhà khoa học: Ngăn ngừa trầm cảm, giúp con trẻ tự tin hơn

Đại Lâm Mộc,
Chia sẻ

Cả gia đình ngồi quây quần bên mâm cơm vào bất kì bữa ăn nào trong ngày sẽ mang đến những lợi ích tuyệt vời cho cả con cái lẫn bố mẹ.

Cả nhà cùng nhau dùng bữa được xem là một trong những cách dạy con tuyệt vời nhất. Theo bạn, trong 1 giờ đồng hồ, việc nào có thể giúp cải thiện kết quả học tập của con, nâng cao sự tự tin của con và giúp giảm nguy cơ lạm dụng chất kích thích, trầm cảm, mang thai tuổi teen, và cả béo phì?

Trong suốt hơn 2 thập kỉ qua, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần đơn giản là rời khỏi màn hình các thiết bị điện tử vài phút và gia đình thực sự kết nối với nhau trong bữa ăn có thể giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần lẫn thể chất của tất cả các thành viên trong gia đình.

Mâm cơm gia đình từ góc nhìn của nhà khoa học: Ngăn ngừa trầm cảm, giúp con trẻ tự tin hơn - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Bố mẹ hãy xem, cùng nhau quây quần bên mâm cơm sẽ mang đến những lợi ích đặc biệt nào nhé.

Giúp trẻ thiết lập thói quen ăn uống đúng đắn

Một nghiên cứu gần đây của JAMA Network Open cho thấy rằng dùng bữa cùng các thành viên trong gia đình mang đến một chế độ ăn uống tốt hơn, lành mạnh hơn cho các thành viên trong gia đình nói chung và trẻ ở tuổi teen nói riêng. Khi dùng bữa cùng gia đình, các cô cậu bé tuổi teen sẽ có khả năng dùng nhiều thực phẩm dinh dưỡng như trái cây, rau quả, các món ăn bổ dưỡng hơn là nạp vào người thức ăn nhanh, nước uống đóng hộp không tốt cho sức khoẻ.

Ngăn ngừa những vấn đề tâm lý xã hội nghiêm trọng

Một cuộc khảo sát của các nhà nghiên cứu người Canada vào năm 2015 cho thấy, một gia đình thường dùng bữa tối cùng nhau có thể ngăn ngừa các vấn đề về rối loạn ăn uống, sử dụng cồn và các chất kích thích, hành vi bạo lực, trầm cảm, suy nghĩ tự tử ở thanh thiếu niên. Các cô gái trẻ tham gia vào cuộc khảo sát đã thu về được loạt lợi ích đặc biệt từ những bữa ăn cùng gia đình.

Mâm cơm gia đình từ góc nhìn của nhà khoa học: Ngăn ngừa trầm cảm, giúp con trẻ tự tin hơn - Ảnh 2.

Giúp hạn chế tình trạng khó kiểm soát cân nặng ở tuổi trưởng thành

Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Pediatrics đã phát hiện một sự liên hệ trực tiếp giữa tần suất gia đình cùng dùng bữa với việc giảm tỉ lệ béo phì hoặc những vấn đề cân nặng trong 10 năm sau đó. Nghiên cứu đã kết luận rằng các gia đình nên cùng nhau dùng bữa ít nhất 1 đến 2 lần mỗi tuần để giúp con của mình hạn chế gặp phải những vấn đề về cân nặng trong tương lai.

Giúp trẻ tự tin hơn

Cảm giác an toàn khi cả nhà cùng nhau dùng bữa sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn vào bản thân, theo các chuyên gia ở Stanford Children’s Health – một hệ thống chăm sóc sức khoẻ trẻ sơ sinh liên kết với Stanford Medicine và Đại học Stanford. Bằng cách khuyến khích trẻ chia sẻ về những chuyện xảy ra trong ngày và thực sự lắng nghe phản hồi của con, bạn đang cho con biết rằng bạn trân trọng và tôn trọng con của mình. 

Trẻ nên được chọn chỗ ngồi của mình và khuyến khích cùng làm những việc liên quan đến giờ ăn tối, cho dù là dọn bàn ăn, bưng thức ăn hay dọn bàn sau bữa ăn.

Giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp

Một nghiên cứu năm 2018 của Canada trong đó họ quan sát một nhóm trẻ em từ sơ sinh trong suốt thời thơ ấu của chúng, đã tìm thấy rằng những trẻ sống trong gia đình có những trải nghiệm tích cực về bữa ăn gia đình khi trẻ 6 tuổi sẽ có được nhiều lợi ích khi trẻ lên 10 tuổi. 

Bên cạnh sức khoẻ tổng quát và thể chất, sự tương tác và thảo luận trong bữa ăn sẽ giúp trẻ giao tiếp tốt hơn, theo Giáo sư Linda Pagani của trường Đại học Montreal – người giám sát của nghiên cứu – chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với Science Daily.

Mâm cơm gia đình từ góc nhìn của nhà khoa học: Ngăn ngừa trầm cảm, giúp con trẻ tự tin hơn - Ảnh 4.

Liệu pháp tích cực giúp trẻ phục hồi sau vấn nạn bắt nạt trên mạng

Một nghiên cứu dựa trên gần 19.000 sinh viên, được xuất bản trên JAMA Pediatrics đã tìm thấy một mối liên hệ giữa bắt nạt trên mạng với lo âu, trầm cảm và lạm dụng chất kích thích. Cứ 5 người trẻ, lại có 1 người phải trải qua việc bị bắt nạt trên mạng. Đó là một vấn đề lớn. 

Tuy nhiên, những trẻ vị thành niên được dùng bữa tối cùng gia đình (lý tưởng là trên 4 lần/tuần) lại được báo cáo rằng ít gặp những vấn đề liên quan đến tình trạng bắt nạt hơn. Các tác giả của cuộc nghiên cứu ghi chú rằng khi gia đình giao tiếp với nhau nhiều hơn, sẽ tạo điều kiện cho bố mẹ chỉ dạy cho con cái nhiều hơn cũng như tạo ra nhiều cuộc trao đổi cởi mở hơn giữa bố mẹ và con cái.

Một cách để bổ sung cho phương pháp trị liệu gia đình

Những gia đình đang cùng nhau trải qua phương pháp trị liệu gia đình, thói quen ăn tối cùng nhau có thể mang đến tâm tư đầy giá trị cho việc trị liệu cho các nhà trị liệu, giúp cho quá trình trị liệu gia đình được hiệu quả hơn – theo một nghiên cứu vào năm 2016. 

Ngoài ra, các gia đình có thể được khuyến khích rút ra những bài học kinh nghiệm từ bữa cơm gia đình, thử nghiệm những vai trò mới và mô hình giao tiếp mới trong suốt quá trình trị liệu.

Nguồn: Parents

Chia sẻ