Hóa ra từ khi còn nằm trong bụng, thai nhi và mẹ đã có những mối liên kết kỳ diệu đến thế này
Thời kỳ mang thai là giai đoạn mẹ cảm thấy gắn kết sâu sắc nhất đối với bé. Vậy liệu bạn đã biết những liên kết thiêng liêng giữa thai nhi và mẹ là gì chưa?
Mang thai là một khoảng thời gian nhiệm màu với sự hình thành và phát triển vô cùng nhanh chóng của não bộ và các giác quan của thai nhi. Chính sự phát triển bước đầu này sẽ đóng vai trò quan trọng cho bé trong việc tạo nền tảng, hình thành nhận thức và trí tuệ của bé sau này, diệu kỳ hơn đó là mối liên hệ khăng khít của mẹ và bé yêu. Mẹ và bé không chỉ gắn kết sinh học qua nhau thai, mà còn có một mối liên hệ tinh thần, giao cảm đặc biệt hình thành song song với quá trình phát triển giác quan của trẻ trong giai đoạn này.
Những liên kết vô cùng kỳ diệu giữa mẹ và bé mà đến khoa học cũng có thể chưa giải thích hết được.
Ngôn ngữ bé học được đầu tiên là từ mẹ
Ngay từ tuần thứ 20, bé đã có những phản ứng với âm thành, tiếng nhạc và giọng nói của mẹ… Thính giác là giác quan hình thành và phát triển sớm nhất. Thai nhi còn có thể phân biệt được giọng nói của mẹ so với những giọng nói khác. Điều này thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng và mối liên kết kì diệu giữa mẹ và bé.
Hơn thế nữa, các nhà khoa học cho biết thai nhi hoàn toàn có thể nhận biết được ngôn ngữ và các từ ngữ khác nhau khi còn nằm trong bụng mẹ. Một điều kì diệu rằng cho đến khi chào đời, bé vẫn nhớ các từ đó, đặc biệt nếu chúng được lặp đi lặp lại nhiều lần khi bé chỉ là bào thai.
Bé phản ứng lại với những động chạm của mẹ
Bé sẽ cử động để đáp lại những động chạm của mẹ bên ngoài bụng (Ảnh minh họa).
Sự phát triển của xúc giác là một cột mốc đáng chú ý của thai kì, đó là một giác quan đặc biệt giúp cảm nhận được mối liên hệ mẹ - con rõ rệt. Xúc giác phát triển rất sớm và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé. Cảm giác khi được sờ, chạm vào bụng bầu giúp bé cảm nhận được tình yêu, quan tâm, dỗ dành của bố và mẹ. Ngược lại, bé cũng có những phản ứng như quẫy, đạp vào thành bụng như là một lời đáp trả đáng yêu đối với những nâng niu. Những lần tiếp xúc như thế giúp bé "học" và có những trải nghiệm để tạo nên mối liên hệ gần gũi với người thân.
Bé cùng cảm nhận nỗi đau với mẹ
Sự thật rằng bé sẽ cảm nhận thấy cảm giác đau đớn của mẹ qua các tế bào gốc của thai nhi. Khi tim mẹ bị đau hay các tổn thương khác xảy ra trong cơ thể mẹ, thai nhi sẽ cùng cảm nhận được điều này, tế bào gốc sẽ được di chuyển để phục hồi sau tổn thương. Các nghiên cứu chỉ ra rằng các bé trai còn lưu lại vết tích ADN trong não bộ của mẹ. Nhờ vậy mẹ giảm khả năng mắc bệnh Alzehimer – căn bệnh giảm khả năng ghi nhớ ở người lớn tuổi.
Kháng thể của mẹ truyền sang cho con
Các kháng thể quan trọng sẽ được truyền từ mẹ sang bé qua nhau thai (Ảnh minh họa).
Nhau thai là nơi trung chuyển máu và các chất dinh dưỡng từ mẹ sang bé để nuôi dưỡng bé khỏe mạnh trong suốt thai kỳ. Nhưng đồng thời, các chất dinh dưỡng đó còn mang theo những kháng thể cần thiết để giúp thai nhi chống lại các xâm hại. Chúng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển hệ miễn dịch của bé cả trong và ngay sau khi trước các nguy cơ xâm nhập của virus và vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy giữa mẹ và bé thực sự có mối liên kết cả hữu hình và vô hình.
Sữa mẹ tiết tùy theo giới tính của con
Sữa mẹ sẽ điều tiết theo giới tính của con giúp con phát triển toàn diện (Ảnh minh họa).
Vì sao sữa mẹ là thực phẩm không gì có thể thay thế đối với trẻ sơ sinh? Thực chất, ngoài việc tăng cường hệ miễn dịch để cải thiện sức đề kháng cho bé, sữa mẹ còn có thành phần dinh dưỡng tương thích tùy theo giới tính của bé, điều mà không có bất kỳ loại sữa công thức nào có thể làm được. Điều này sẽ giúp cho mỗi bé thuộc mỗi giới khác nhau phát triển đúng giới tính và khỏe mạnh luôn trong suốt những năm đầu đời.
Nguồn: Science