Hết tiêm căng da mặt, chị em còn tiêm filler vào thùy tai để loại bỏ tình trạng chảy xệ của lỗ bấm khuyên

Mai Ami,
Chia sẻ

Dường như chỉ tiêm lên mặt thôi chưa đủ, phái đẹp châu Âu còn ứng dụng filler để tiêm lên thùy tai để cải thiện độ săn cho tai với mục đích đeo trang sức cho sang và đẹp hơn.

Từ trước đến giờ, phái đẹp tìm đến phương pháp tiêm filler chủ yếu để nhấn thêm vào các đường nét trên khuôn mặt như tạo khuôn cằm V-line, sống mũi cao S-line, căng thái dương... hay căng da đẩy lùi các dấu hiệu lão hóa. Đây là những tính năng ưu việt và phổ biến nhất được ứng dụng khi tiêm fille. Thế nhưng dường như chỉ tiêm lên mặt thôi chưa đủ, phái đẹp châu Âu còn ứng dụng filler để tiêm lên vành tai, ráy tai để cải thiện độ săn cho tai với mục đích đeo trang sức cho sang và đẹp hơn.

Hết tiêm căng da mặt, chị em còn tiêm filler vào thùy tai để loại bỏ tình trạng chảy xệ của lỗ bấm khuyên - Ảnh 1.

Phương pháp này được phái đẹp châu Âu - những phụ nữ trung niên, khởi xướng và lựa chọn nhiều hơn cả. Bởi khi còn trẻ vành và ráy tai vẫn săn chắc chưa bị chảy xệ và quan trọng là thời gian theo khuyên chưa nhiều như khi đã ở độ tuổi trung niên nên chuyện làm đẹp cho tai chưa cần thiết cho lắm. Nhưng sang đến độ tuổi trung tiên, phần ráy tai thường xuyên đeo khuyên sẽ có hiện tượng bị chảy xệ khi đó khuyên tai có cao cấp thế nào cũng khó lòng mà sang trọng nổi.

Tiêm filler vào tai cũng giống như tiêm lên mặt để căng da, phần vành và ráy tai sẽ ngay lập tức săn chắc lại, nhờ vậy mà phần lỗ bấm khuyên không bị chảy xệ và giãn ra nữa. ví dụ như trường hợp của cô Laurie, 50 tuổi, sống tại New York, sở hữu một đôi tai khá mỏng, chính vì vậy những đôi khuyên tai nụ nhỏ, đơn giản luôn là sự lựa chọn duy nhất của cô. Cô đã quyết định sử dụng phương pháp tiêm filler vào tai để có một đôi tai đầy đặn và săn chắc hơn để có thể đeo được đủ các kiểu dáng khuyên tai mà mình yêu thích.

Hết tiêm căng da mặt, chị em còn tiêm filler vào thùy tai để loại bỏ tình trạng chảy xệ của lỗ bấm khuyên - Ảnh 2.

Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Melissa Doft, người tiên phong cho xu hướng làm đẹp cho tai này giải thích rằng, việc tiêm filler vào tai sẽ làm cho phần ráy tai dày và căng hơn, kéo theo phần lỗ bấm khuyên không bị chảy xệ, khi đó các đôi khuyên tai có thêm đệm tựa, giúp chúng được giữ thẳng và cố định ở vị trí bấm khuyên của ráy tai. Phương pháp này không làm mất quá nhiều thời gian của khách hàng vì chúng không phải mất thời gian hồi phục sau điều trị và chúng cũng ít xảy ra rủi ro hơn so với việc tiêm vào mặt. Và đặc biệt tiêm filler vào thùy tai cũng không ảnh hưởng đến thính giác cùng khả năng nghe của tai.

Hết tiêm căng da mặt, chị em còn tiêm filler vào thùy tai để loại bỏ tình trạng chảy xệ của lỗ bấm khuyên - Ảnh 3.

Bác sĩ cũng chia sẻ: "Khi tiêm filler vào má của khách hàng, tôi đã để lại một ít vào thùy tai của mình và nó đã mang lại một kết quả tuyệt vời, đó chính là cách mà tôi khám phá ra thêm một công dụng làm đẹp nữa từ việc tiêm filler căng da".

Hết tiêm căng da mặt, chị em còn tiêm filler vào thùy tai để loại bỏ tình trạng chảy xệ của lỗ bấm khuyên - Ảnh 4.

Phương pháp này nhanh chóng phát triển và được các bác sĩ thẩm mỹ khác thực hiện. Tiến sĩ Reza Nassab, bác sỹ phẫu thuật thẩm mỹ và phát ngôn viên của Hiệp hội Thẩm mỹ Anh khẳng định: "So với da mặt thì việc tiêm filler vào thùy tai còn an toàn hơn nhiều, nó cũng chỉ tác động rất nhỏ để căng da phần tai chứ không lây lan sang các vùng lân cận khác".Hiện tại thì phương pháp này đang có mức giá giao động từ 600 - 800$ (khoảng 13.2 - 17.6 triệu đồng).

Cận cảnh quá trình tiêm filler vào thùy tai:

Phương pháp tiêm filler vào thùy tai

Nguồn: Sub


Chia sẻ