Giúp bé phát triển 5 giác quan từ giai đoạn sơ sinh
Khi hiểu về 5 giác quan của bé sơ sinh, bạn có thể giúp thúc đẩy sự phát triển các cơ quan cảm giác này bằng những cách làm phù hợp.
1. Xúc giác
Da được coi là cơ quan xúc giác, trong đó da ở miệng và tay của bé là bộ phận nhạy cảm nhất. Theo các nhà khoa học, bé sơ sinh có thể cảm nhận được nhiệt độ nóng và lạnh hay cảm giác đau. Vì vậy, bạn không nên quấn bé trong chăn ủ hoặc mang găng tay cả ngày mà hãy để tay, chân bé được tự do chuyển động càng nhiều càng tốt để cảm nhận được thế giới bên ngoài.
Đồng thời, bạn nên cho bé chạm vào một số đồ vật như khăn tắm, đồ chơi nhồi bông, gậy gỗ, thanh kim loại… để kích thích làn da và bàn tay bé. Trong độ tuổi sơ sinh, có thể bé sẽ thích mút tay. Đây là một cách để bé khám phá thế giới xung quanh và cũng là cách bé tìm kiếm sự an ủi. Thay vì cấm đoán bé làm “công việc” yêu thích đó, bạn chỉ cần bảo đảm rằng tay bé luôn sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh là được.
2. Vị giác
Thông thường, các bé sơ sinh bẩm sinh đã có vị giác rất tốt. Bé thích vị ngọt và không có mấy cảm tình với vị đắng, mặn và chua. Tuy vậy, theo thời gian, cần cho bé tiếp xúc với nhiều vị khác nhau để “bộ nhớ” của bé về các vị trở nên phong phú. Không nên quá nuông chiều và nuôi dưỡng sở thích hảo ngọt của bé sơ sinh, nếu không sau này bé vẫn sẽ không thích và không cảm nhận được các hương vị khác.
3. Thị giác
Bé sơ sinh thích nhìn hình có họa tiết mang màu sắc tương phản đặt cạnh nhau (ví dụ: quả bóng có sọc đen trắng); hình có nội dung phong phú, phức tạp (ví dụ: gương mặt người xung quanh) và bé đặc biệt thích màu đỏ.
Bé có thể nhìn được người hoặc đồ vật ở cách mắt khoảng 20 cm, ở quá gần hay quá xa mắt, bé đều không nhìn thấy rõ. Bên cạnh đó, bé sơ sinh còn có khả năng ghi nhớ đồ vật mình đã nhìn thấy, vì thế bạn cần liên tục “đổi mới” đồ vật trước mắt bé để duy trì “hứng thú” nhìn của bé nhằm kích thích thị giác phát triển.
4. Thính giác
Bé sơ sinh không những đã biết lắng nghe âm thanh mà còn có thể định hướng âm thanh phát ra từ đâu. Điều đó cho thấy ngay từ khi sinh ra, các dây thần kinh thính giác và thị giác đã hoàn thành quá trình “kết nối” với nhau.
Trong giai đoạn sơ sinh, bé thường thích nghe giọng nói của mẹ và những âm thanh mềm mại, dịu nhẹ, đồng thời “cự tuyệt” với những tiếng ồn, âm thanh huyên náo. Vì vậy, bạn nên “tranh thủ” giai đoạn này để “thủ thỉ” thật nhiều với bé và cho bé nghe những giai điệu trữ tình, nhẹ nhàng.
5. Khứu giác
Khi mới lọt lòng, bé sơ sinh đã có thể phân biệt giữa các mùi khác nhau. Bởi thế, không có gì ngạc nhiên khi sau vài ngày bú mẹ, bé hoàn toàn có khả năng nhận biết đâu là mùi hương của cơ thể mẹ và tỏ ra rất hứng thú với mùi thơm từ sữa mẹ của bé.
Bạn nên cho bé ngửi nhiều mùi hương khác nhau để kích thích khứu giác của bé phát triển, phân biệt được nhiều loại mùi hơn nữa.
Da được coi là cơ quan xúc giác, trong đó da ở miệng và tay của bé là bộ phận nhạy cảm nhất. Theo các nhà khoa học, bé sơ sinh có thể cảm nhận được nhiệt độ nóng và lạnh hay cảm giác đau. Vì vậy, bạn không nên quấn bé trong chăn ủ hoặc mang găng tay cả ngày mà hãy để tay, chân bé được tự do chuyển động càng nhiều càng tốt để cảm nhận được thế giới bên ngoài.
Đồng thời, bạn nên cho bé chạm vào một số đồ vật như khăn tắm, đồ chơi nhồi bông, gậy gỗ, thanh kim loại… để kích thích làn da và bàn tay bé. Trong độ tuổi sơ sinh, có thể bé sẽ thích mút tay. Đây là một cách để bé khám phá thế giới xung quanh và cũng là cách bé tìm kiếm sự an ủi. Thay vì cấm đoán bé làm “công việc” yêu thích đó, bạn chỉ cần bảo đảm rằng tay bé luôn sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh là được.
2. Vị giác
Thông thường, các bé sơ sinh bẩm sinh đã có vị giác rất tốt. Bé thích vị ngọt và không có mấy cảm tình với vị đắng, mặn và chua. Tuy vậy, theo thời gian, cần cho bé tiếp xúc với nhiều vị khác nhau để “bộ nhớ” của bé về các vị trở nên phong phú. Không nên quá nuông chiều và nuôi dưỡng sở thích hảo ngọt của bé sơ sinh, nếu không sau này bé vẫn sẽ không thích và không cảm nhận được các hương vị khác.
3. Thị giác
Bé sơ sinh thích nhìn hình có họa tiết mang màu sắc tương phản đặt cạnh nhau (ví dụ: quả bóng có sọc đen trắng); hình có nội dung phong phú, phức tạp (ví dụ: gương mặt người xung quanh) và bé đặc biệt thích màu đỏ.
Bé có thể nhìn được người hoặc đồ vật ở cách mắt khoảng 20 cm, ở quá gần hay quá xa mắt, bé đều không nhìn thấy rõ. Bên cạnh đó, bé sơ sinh còn có khả năng ghi nhớ đồ vật mình đã nhìn thấy, vì thế bạn cần liên tục “đổi mới” đồ vật trước mắt bé để duy trì “hứng thú” nhìn của bé nhằm kích thích thị giác phát triển.
4. Thính giác
Bé sơ sinh không những đã biết lắng nghe âm thanh mà còn có thể định hướng âm thanh phát ra từ đâu. Điều đó cho thấy ngay từ khi sinh ra, các dây thần kinh thính giác và thị giác đã hoàn thành quá trình “kết nối” với nhau.
Trong giai đoạn sơ sinh, bé thường thích nghe giọng nói của mẹ và những âm thanh mềm mại, dịu nhẹ, đồng thời “cự tuyệt” với những tiếng ồn, âm thanh huyên náo. Vì vậy, bạn nên “tranh thủ” giai đoạn này để “thủ thỉ” thật nhiều với bé và cho bé nghe những giai điệu trữ tình, nhẹ nhàng.
5. Khứu giác
Khi mới lọt lòng, bé sơ sinh đã có thể phân biệt giữa các mùi khác nhau. Bởi thế, không có gì ngạc nhiên khi sau vài ngày bú mẹ, bé hoàn toàn có khả năng nhận biết đâu là mùi hương của cơ thể mẹ và tỏ ra rất hứng thú với mùi thơm từ sữa mẹ của bé.
Bạn nên cho bé ngửi nhiều mùi hương khác nhau để kích thích khứu giác của bé phát triển, phân biệt được nhiều loại mùi hơn nữa.