Giáo sư tâm lý nổi tiếng lý giải nguyên nhân trẻ nổi loạn, không nghe lời: Hóa ra đây mới là nguồn gốc vấn đề, nhiều phụ huynh không rõ nên vô tình "hại con"

Lưu Ly,
Chia sẻ

Hãy biến ngôi nhà thành nơi trú ẩn an toàn chứ không phải vòng kìm kẹp mà con bạn muốn trốn thoát.

Nhiều bậc cha mẹ sẽ phàn nàn rằng con cái họ không nghe lời, luôn có chủ kiến của mình và coi lời nói của mình như gió thoảng qua tai. Một số trẻ em cực đoan thậm chí còn thực hiện các hành vi phạm pháp.

Theo các bậc cha mẹ, sự nổi loạn và trầm cảm của trẻ dường như không thể giải thích được. Giáo sư nổi tiếng Lý Mai Cẩn, giáo sư tại Đại học Công an Nhân dân Trung Quốc, nói rằng nếu một đứa trẻ không nghe lời, vấn đề không phải ở đứa trẻ mà là ở cha mẹ.

    Con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ

Điều đầu tiên mà giáo sư Lý Mai Cẩn nhắc tới chính là các vấn đề của trẻ em thường do người lớn tạo ra. Trẻ em dưới 10 tuổi thường bị giới hạn không gian hoạt động ở trong nhà. Những người mà các em tiếp xúc nhiều nhất là cha mẹ, sự hiểu biết về thế giới của cậu ấy phụ thuộc vào cha mẹ. Các em muốn học để trở thành một người có địa vị trong xã hội thì đối tượng mô phỏng trực tiếp nhất chính là cha mẹ của mình. Vì vậy, con cái chính là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Đứa trẻ sẽ phản chiếu mọi đặc điểm, mọi vấn đề của cha mẹ.

Có một câu chuyện dân gian kể rằng, có một cặp vợ chồng nọ đối xử rất tệ bạc với người cha bị bệnh đãng trí của mình. Mỗi lần đến bữa cơm, hai vợ chồng họ lại đưa ông một bát cơm và bảo ông ra góc rồi ăn cơm, còn con cái của họ lại được cưng chiều như bảo bối. Mãi cho đến một ngày, khi đang ăn cơm người con vui vẻ nói với bố mẹ rằng: “Khi lớn lên con cũng sẽ đối xử với bố mẹ như vậy”

Trẻ con chưa phân biệt được đúng sai phải trái, trong thâm tâm trẻ nhỏ, cha mẹ luôn làm những việc đúng đắn và bắt chước cha mẹ chính là lựa chọn tốt nhất của chúng. Vì vậy, khi nhìn thấy cha mẹ đối xử thậm tệ với chính cha mẹ của họ, trẻ sẽ nghĩ rằng đây chính là cách để hiếu thuận với cha mẹ, để khi lớn lên chúng cũng sẽ đối xử với cha mẹ như vậy.

Giáo sư tâm lý nổi tiếng lý giải nguyên nhân trẻ nổi loạn, không nghe lời: Hóa ra đây mới là nguồn gốc vấn đề, nhiều phụ huynh không rõ nên vô tình hại con - Ảnh 1.

Có câu: “Phía sau một chú gấu nhỏ là cả một gia đình gấu”. Câu nói này rất đúng, phía sau một đứa trẻ thô bạo ngang ngược chính là những bậc cha mẹ cũng vô lại, ngang ngược và thô bạo.

Vì vậy, khi nhận thấy con mình kiêu căng, cáu gắt và không tôn trọng cha mẹ, trước hết cha mẹ nên xem lại mình, xem xem bản thân đã là một tấm gương tốt chưa chứ đừng vội đổ lỗi cho trẻ. Cha mẹ nên sửa chữa những vấn đề của chính mình trước, ngăn chặn căn nguyên của những sai lầm và nuôi dưỡng môi trường gia đình tốt.

Giải quyết vấn đề của trẻ thực chất là giải quyết vấn đề của chính cha mẹ. Trước mặt con cái, cha mẹ nên tôn trọng người khác, bao gồm cả bạn bè đồng trang lứa, cha mẹ và con cái, học cách lắng nghe người khác. Khi cha mẹ trở thành cha mẹ kiểu mẫu, các vấn đề của trẻ sẽ được giải quyết một cách tự nhiên.

    Chú ý đến các giai đoạn quan trọng

Vấn đề thứ hai được Giáo sư Lý Mai Cần đề cập tới là sự phát triển tâm lý của trẻ có một giai đoạn quyết định. Trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu bước ra xã hội và phải đối mặt với những áp lực trong học tập, giao tiếp và các khía cạnh khác, và cảm xúc tiêu cực là điều không thể tránh khỏi khi va chạm với thế giới bên ngoài. Lúc này, hướng dẫn con xây dựng tam quan đúng đắn là điều vô cùng quan trọng.

Trong giai đoạn trẻ đang hình thành tam quan và tính cách này, cha mẹ cần chú ý hướng dẫn con nuôi dưỡng tam quan đúng đắn, những thói quen tốt, tính cách và phẩm chất tốt. Nhân cách hình thành trong giai đoạn này thường ổn định nhất, và nó sẽ đồng hành cùng trẻ trong suốt cuộc đời.

Giáo sư tâm lý nổi tiếng lý giải nguyên nhân trẻ nổi loạn, không nghe lời: Hóa ra đây mới là nguồn gốc vấn đề, nhiều phụ huynh không rõ nên vô tình hại con - Ảnh 2.

Trong giai đoạn quan trọng này, cha mẹ cần xử lý sao cho thật khéo léo, không quá buông thả mà cũng không được quá nghiêm khắc. Nếu quá nuông chiều, con sẽ trở nên ngỗ ngược, bướng bỉnh và khó dạy. Ngược lại, nếu quá nghiêm khắc, gây áp lực cho con thì có thể gây ra một số vấn đề về tâm lý ở trẻ.

Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu từ từ bước ra thế giới bên ngoài, vì vậy chúng cần được đối xử như một người bình thường. Cha mẹ hãy hướng dẫn thay vì khuyên nhủ con, nói chuyện theo cách thương lượng chứ đừng dùng giọng điệu của bề trên để áp đặt các con. Cha mẹ hãy cố gắng tôn trọng các con, cố gắng giảm thiểu áp lực gia đình lên con của mình.

Đồng thời, trong giai đoạn này cha mẹ cần quan tâm con nhiều hơn, quan tâm đến những thay đổi nhỏ trong cảm xúc, ngôn ngữ, hành vi của trẻ, hướng dẫn trẻ tránh khỏi những điều xấu. Khi nói chuyện với con, cha mẹ nên đặt mình vào vị trí của con để suy nghĩ, chứ đừng dùng giọng điệu tra hỏi để nói chuyện với trẻ.

Những đứa trẻ vị thành niên không nghe lời là dấu hiệu muốn gây sự chú ý. Vì chúng không biết diễn đạt thế nào cho đúng, hoặc vô số lần không vui bị cha mẹ xem nhẹ nên chỉ có thể chọn cách “không nghe lời” gây sự chú ý của các bậc cha mẹ. Đây là tiếng kêu cứu của các con gửi tới cha mẹ khi chúng đã đi vào cùng đường. Vì vậy, cha mẹ hãy quan tâm nhiều hơn, nói chuyện với con nhiều hơn, hãy là một người lắng nghe xuất sắc, giúp con khơi thông những khúc mắc về tâm lý ở trong lòng con.

    Ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ

Điều thứ ba được Giáo sư Lý Mai Cần nhắc tới đó là sự tụt hậu trong phát triển tâm lý của trẻ. Những vấn đề về tâm lý của trẻ không phải một sớm một chiều mà có được. Đằng sau sự ích kỷ, bướng bỉnh, cáu kỉnh, thu mình của trẻ chính là sự vô tâm và thiếu sự hướng dẫn của cha mẹ.

Những vấn đề tâm lý của trẻ không thể hình thành trong ngày một ngày hai. Hiện nay, tỷ lệ trầm cảm ở thanh thiếu niên liên tục tăng cao. Các vụ thanh thiếu niên, sinh viên đại học tự tử xảy ra ngày càng nhiều. Đằng sau mỗi thiếu niên từng có ý định tự tử hoặc có hành vi có hại là kết quả của việc xem nhẹ các vấn đề tâm lý và thiếu sự tư vấn trong thời gian dài.

Trong thời đại kinh tế phát triển nhanh chóng, các bậc cha mẹ bận rộn kiếm tiền nuôi gia đình, trả nợ thế chấp, và đôi khi họ quá bận rộn để quan tâm đến con cái. Nhưng điều quan trọng hơn một ngôi nhà to và của cải vật chất phong phú là tâm lý và nhân cách lành mạnh của trẻ.

Giáo sư tâm lý nổi tiếng lý giải nguyên nhân trẻ nổi loạn, không nghe lời: Hóa ra đây mới là nguồn gốc vấn đề, nhiều phụ huynh không rõ nên vô tình hại con - Ảnh 3.

Hành vi của trẻ sẽ chậm hơn sự phát triển của tâm lý. Vì vậy, trước khi mâu thuẫn bị tích tụ đến bùng phát, cha mẹ nên quan tâm về mặt tâm lý của con nhiều hơn, nhất là các con đang ở tuổi mới lớn. Cha mẹ hãy nhẹ nhàng ngồi xuống hỏi han, nói chuyện với con về những chuyện gần đây. Đừng đổ hết mọi lỗi lầm cho trẻ mà hãy lắng nghe con, chủ động động viên hướng dẫn con vượt qua những điều không vui. .

Gia đình là cửa sổ giúp trẻ tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Vì vậy, trên thực tế vấn đề của trẻ phần lớn đều là vấn đề của cha mẹ. Để giải quyết các vấn đề của trẻ em, điều cốt yếu nhất chính là phải đối xử bình đẳng với chúng, làm tấm gương tốt để trẻ noi theo, và quan tâm đến sức khỏe tinh thần của trẻ em. Hãy biến ngôi nhà thành nơi trú ẩn an toàn chứ không phải là nhà tù mà con bạn muốn trốn thoát.

Theo Ablouwang

Chia sẻ