Ép con ngủ trưa có thực sự giúp bé cao lớn hơn?
Nếu con mình không thích ngủ trưa, cha mẹ không nên ép mà hãy để trẻ phát triển tự nhiên theo nhu cầu của bản thân.
Ngủ là thời gian để các cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi và điều chỉnh lại trạng thái bình thường. Giấc ngủ vào ban đêm rất quan trọng đối với tất cả mọi người. Tuy nhiên, khi nhắc tới việc ngủ trưa đối với trẻ em, một số người tin rằng trẻ phải ngủ thì mới cao lớn được, thực hư điều này là như thế nào?
Ép trẻ ngủ trưa liệu có phải là điều tốt?
Người lớn thường phải dậy sớm đi làm, sau khi tan làm trở về nhà còn bận rộn với rất nhiều thứ phải giải quyết, vì thế họ rất cần một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa để nạp năng lượng và giúp giải tỏa mệt mỏi. Với suy nghĩ này, nhiều người coi đó cũng là điều hiển nhiên với trẻ con, chúng cũng cần ngủ trưa.
Với suy nghĩ như vậy, nhiều cha mẹ đã hình thành thói quen ngủ trưa cho con mình ngay từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nhất định phải cho trẻ ngủ trưa để giúp chúng cao lớn.
Có nên ngủ trưa hay không tùy thuộc vào độ tuổi và nhu cầu thể chất của trẻ, trẻ 3 tháng tuổi không nhất thiết phải ngủ trưa vì cả ngày của chúng hầu như chỉ ăn và ngủ.
Khi bé lớn lên, tần suất và thời gian ngủ cũng sẽ thay đổi. Số liệu nghiên cứu cho thấy trẻ 24 tháng tuổi chỉ cần ngủ một giấc ngắn vào ban ngày.
Hầu hết các trường mẫu giáo vẫn cho trẻ ngủ trưa để đảm bảo trẻ có đủ năng lượng vào buổi chiều. Tuy nhiên, ở Mỹ, Úc và các quốc gia khác, trẻ em trên 4 tuổi có thể tùy theo nhu cầu của mình mà lựa chọn ngủ trưa hay không ở trường mẫu giáo. Nếu trẻ không ngủ trưa, chúng có thể tự chơi ở khu vui chơi khác và sẽ không bị ép ngủ trưa.
Trên thực tế, việc ép trẻ ngủ trưa không hẳn có lợi. Đối với những trẻ chưa quen với việc ngủ trưa, việc ép buộc như thế này rất có hại cho thể chất và tinh thần. Điều này tương tự như việc trẻ bị trừng phạt, khiến chúng có ấn tượng xấu và ghét việc ngủ trưa.
Khi thầy cô hay cha mẹ cảnh báo trẻ bằng những câu như "không ngủ trưa là không ngoan", "các bạn khác ngủ thì con cũng phải ngủ", bé sẽ cảm thấy căng thẳng và lo lắng.
Để giải tỏa cảm xúc, trẻ có thể có những thói quen xấu như mút tay, sờ bộ phận sinh dục, cắn móng tay.
Cha mẹ hay thầy cô thực sự không cần thiết phải yêu cầu trẻ ngủ trưa, thời gian ngủ trưa bao lâu nên căn cứ vào tình hình thực tế của trẻ mà phán đoán.
Cha mẹ có thể quan sát trạng thái ngủ của con mình vào ban đêm, nếu trẻ ngủ ngon, không tỉnh giấc hay trằn trọc, có nghĩa bé không nhất thiết phải ngủ trưa.
Ngoài ra, giáo viên còn quan sát trạng thái tinh thần của trẻ ở trường, nếu trẻ tràn đầy năng lượng, ăn uống bình thường, thì không cần ép ngủ trưa.
Nếu trẻ uể oải vì không ngủ trưa hoặc không hào hứng với các hoạt động vào buổi chiều, có thể chúng đã tiêu hao nhiều năng lượng vào buổi sáng, lúc này rất cần một giấc ngủ trưa để nạp năng lượng.
Trẻ ngủ trưa có giúp cao lớn không?
Còn về việc các bậc cha mẹ lo lắng việc không ngủ trưa sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé, trên thực tế giữa 2 điều này không có mối liên hệ trực tiếp nào.
Hormone tăng trưởng tiết ra trong khi ngủ chủ yếu để phục vụ cho giấc ngủ ban đêm chứ không phải giấc ngủ trưa. Trẻ dù không ngủ trưa nhưng chất lượng giấc ngủ ban đêm tốt thì cũng có thể lớn lên và phát triển khỏe mạnh.
Ngủ trưa không ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao của trẻ em. Thực tế, chiều cao của trẻ em phụ thuộc vào di truyền, dinh dưỡng và mức độ hoạt động thể chất. Tuy nhiên, việc nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc sẽ giúp trẻ em có sức khỏe tốt hơn và có thể giúp tăng cường sự phát triển toàn diện.
Một giấc ngủ trưa ngắn có thể giúp trẻ tăng cường sức khỏe tinh thần, giảm mệt mỏi do hoạt động trong suốt buổi sáng. Ngoài ra, nếu trẻ không ngủ đủ giấc vào ban đêm thì việc ngủ trưa có thể giúp bù đắp giấc ngủ thiếu hụt đó.
Tuy nhiên, nên lưu ý rằng việc ngủ quá nhiều vào ban ngày sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm, khiến trẻ khó ngủ hoặc thức giấc giữa đêm. Vì vậy, nếu trẻ em thường xuyên ngủ quá nhiều vào ban ngày, nên điều chỉnh lại thời gian ngủ để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm.