Đừng vô ích luyện con ngủ xuyên đêm nữa bởi đây chính là lý do...
Nhiều người tin rằng nếu trẻ không ngủ xuyên đêm, chúng sẽ không thể lớn lên khỏe mạnh và tìm mọi cách để luyện ngủ cho con.
Không có trẻ sơ sinh nào ngủ xuyên đêm
Hỏi bất cứ ai từng có con về cảm giác của họ trong những tháng đầu đời của em bé, bạn sẽ nghe thấy từ “mệt mỏi” được nhấn mạnh một cách mạnh mẽ. Trẻ sơ sinh không ngủ như người lớn và chúng chắc chắn không ngủ theo cách mà người lớn mong muốn. Khao khát tìm kiếm một phép màu để giúp các em bé ngủ xuyên đêm luôn tồn tại và luôn được mọi cha mẹ hướng đến. Tuy nhiên, khao khát này hoàn toàn vô hiệu bởi vì thực tế là chẳng có phương thức nào giúp họ hiện thực hóa điều đó cả. Đúng là những ông bố bà mẹ mỏi mệt chẳng thể làm gì để giúp con họ ngủ xuyên đêm. Bởi vì trẻ sơ sinh sẽ không bao giờ ngủ xuyên đêm!
“Chà, nói như thế thật bi quan”, bạn có thể nghĩ như vậy. Một số người khác có thể thốt lên: “Sai rồi, con tôi THỰC SỰ đã ngủ xuyên đêm đấy!”.
Tuy nhiên, đây lại là một vấn đề thực tế rất đơn giản. Không bé sơ sinh nào ngủ xuyên đêm. Chúng đã không như vậy và sẽ không bao giờ như vậy. Tương tự, cũng không có người lớn nào ngủ một mạch từ tối tới sáng được. Vậy tại sao lại phải tốn nhiều thời gian và tiền bạc đến thế, chỉ để cố gắng đạt được cái điều mà thực ra, là hoàn toàn không thể?
Trước hết, chúng ta cần xem xét tại sao việc một bé sơ sinh (hoặc người lớn) ngủ xuyên đêm là điều không thể? Câu trả lời chỉ gồm 3 từ giản dị này thôi: Chu kỳ ngủ. Tất cả chúng ta, bất kể tuổi tác, đều ngủ theo từng chu kỳ. Những chu kỳ đưa chúng ta từ trạng thái thức tới trạng thái ngủ nông (light), ngủ sâu vừa (medium), ngủ sâu (deep) và tuần tự như thế một lần nữa. Người lớn có 4-6 chu kỳ này trong một đêm, mỗi chu kỳ khoảng 90 phút. Trẻ sơ sinh, ngược lại, có khoảng 12-16 chu kỳ ngủ/đêm.
Độ dài một chu kỳ ngủ của bé chỉ bằng một nửa so với người lớn. Điều đó có nghĩa, trẻ sơ sinh tỉnh giấc 15 lần/đêm và trong mỗi đêm là hoàn toàn bình tường. Ở cuối mỗi chu kỳ ngủ, đối với người lớn hay trẻ sơ sinh, 1 trong 2 điều sau sẽ xảy ra:
1. Ý chí cá nhân sẽ lập tức bắt đầu một chu kỳ ngủ mới, tạo ra ảo giác rằng, họ đã ngủ sâu trong một khoảng thời gian dài (2 chu kỳ ngủ kết nối có nghĩa là ngủ khoảng 3 giờ ở người lớn và 1,5 giờ ở trẻ sơ sinh). Đôi khi, cá nhân đó kết nối mọi chu kỳ ngủ của họ trong đêm hôm ấy, điều mà chúng ta vẫn tin là khả năng ngủ xuyên đêm.
2. Cá nhân tỉnh giấc vào cuối một chu kỳ ngủ. Điều này có thể do rất nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là khát (hay đói ở trẻ sơ sinh), quá nóng hoặc quá lạnh, không thấy thoải mái, muốn đi vệ sinh, nghe thấy tiếng ồn, lo lắng, căng thẳng hay stress, sợ hãi – có thể sau một cơn ác mộng, do ô nhiễm nhẹ, do nỗi đau, do kích thích quá đà hay không còn cảm thấy mệt nữa. Đôi khi, chúng ta không biết tại sao chúng ta lại thức giấc khi đã lớn và với trẻ nhỏ, điều này vẫn đúng.
Nếu một người trưởng thành gặp phải 1 trong 2 vấn đề kể trên - tức là họ bị làm phiền bởi điều gì đó và không thể kết nối các chu kỳ ngủ, họ vẫn đủ khả năng “xử lý” vấn đề trong phần lớn trường hợp. Họ có khả năng thể chất và khả năng tinh thần để kết nối các chu kỳ ngủ một cách độc lập.
Trẻ sơ sinh thì khác, lại khá lóng ngóng trong việc tìm ra hướng xử lý vấn đề khiến trẻ tỉnh giấc ở cuối một chu kỳ ngủ. Trẻ cần sự giúp đỡ của cha mẹ. Có thể trẻ cần một người cho trẻ ăn, cho trẻ uống thuốc hay cho trẻ sự thoải mái cần thiết (bế trẻ lên, vỗ về trẻ).
Trẻ không “âm mưu” và tự tay tạo ra các rắc rối khiến chúng không thể kết nối các chu kỳ ngủ. Chỉ là trẻ chưa phát triển đầy đủ như một cá thể trưởng thành, về não bộ và thân thể, nên mới cần trợ giúp từ chúng ta. Nói cách khác, trẻ không đủ khả năng tự ru ngủ mình hay tự vỗ về mình để thoát khỏi bất cứ rắc rối nào trẻ gặp khải trong đêm, về sinh lý lẫn thần kinh.
Thật đáng buồn khi cha mẹ chẳng thể làm gì để kéo dài chu kỳ ngủ của bé. Chúng sẽ dài ra khi trẻ lớn hơn. Đó là một sự phát triển đơn giản. Trên thực tế, câu chuyện về việc ngủ xuyên đêm không hề đúng chút nào. Sự nhầm lẫn thông tin và huyễn hoặc biến việc trẻ không thể ngủ xuyên đêm trở thành vấn đề rắc rối cần được giải quyết.
Nhiều người còn tin rằng nếu con không ngủ xuyên đêm, chúng sẽ không thể lớn lên khỏe mạnh cả về thân thể lẫn tinh thần. Thực tế là, trẻ sơ sinh chẳng đạt được gì từ việc giữ im lặng trong quá trình chuyển đổi giữa các chu kỳ ngủ. Lợi ích ở đây chỉ dành cho đối tượng cha mẹ mà thôi.
Làm gì để cải thiện giấc ngủ cho trẻ?
Liệu bố mẹ có buộc phải chấp nhận tình trạng phải thức dậy nhiều lần trong đêm? Không hẳn là như thế. Ở đây, chúng ta cần nghĩ về những bé sơ sinh có khả năng kết nối các chu kỳ ngủ mà không cần sự trợ giúp từ người lớn. Một số trẻ sơ sinh sẽ được huấn luyện để im lặng khi ngủ, bất chấp sẽ trải nghiệm vài vấn đề giữa các chu kỳ ngủ, bởi một chuyên gia huấn luyện hành vi giấc ngủ. Người này chịu trách nhiệm dạy trẻ rằng, tiếp tục khóc lóc để thể hiện nhu cầu của mình chẳng có nghĩa gì cả vì cha mẹ sẽ không đáp ứng.
Bên cạnh đó sẽ có những trẻ sơ sinh khác có khả năng kết nối chu kỳ ngủ một cách tự nhiên. Một phần là do may mắn, một phần khác là môi trường ngủ của trẻ không có gì bất ổn. Đây cũng chính là điều mà cha mẹ nên tập trung vào để cải thiện giấc ngủ của trẻ. Cha mẹ nên là tạo ra môi trường lý tưởng cho giấc ngủ, bao gồm những điều sau:
- Sự thoải mái (giường, chăn, gối có thoải mái không và trẻ có thấy thoải mái không – không bị đau hay gặp rắc rối về tiêu hóa).
- Nhiệt độ
- Ánh sáng
- Âm thanh
- Mùi vị
- Thời điểm đi ngủ phù hợp với từng cá nhân trẻ sơ sinh (và lịch trình ngủ của trẻ).
- Bé không thấy đói hay khát.
Tiếp theo, chúng ta cần xem xét các nguyên nhân thuộc về tâm lý của việc không chuyển đổi giữa các chu kỳ ngủ:
- Sự hiện diện hoặc cảm nhận được sự hiện diện của cha mẹ.
- Nhu cầu động chạm thân thể hay tiếp xúc tạo cảm giác thoải mái.
- Giảm càng nhiều lo lắng, stress, các kích thích quá đà hay nỗi sợ hãi càng tốt.
Thật không may, không có cách nào chung để áp dụng cho mọi đứa trẻ. Bạn phải tìm ra bé yêu của bạn cần gì.
Tuy nhiên, khi trẻ lớn lên, chu kỳ ngủ của trẻ sẽ dài ra và trẻ sẽ đủ khả năng giải quyết bất cứ nguyên nhân về mặt cảm xúc và sinh lý nào. Vì vậy, cha mẹ cần ngừng lo lắng về “thói quen xấu” hay ngấm ngầm áp dụng phương pháp nào đó và ép buộc sự độc lập của trẻ quá sớm, quá nhanh.
Nguồn: Huffingtonpost