"Đừng khóc nữa", "Con phải chia sẻ đồ chơi chứ!" - loạt câu nói tai hại mà cha mẹ vẫn nói với con hàng ngày

Thủy Linh,
Chia sẻ

Những từ ngữ không phù hợp khi nói với con có thể khiến nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh bị lệch lạc hoặc thậm chí “châm ngòi” cho những hành vi thiếu giáo dục ở trẻ.

Không chỉ có trách nhiệm nuôi dạy, giáo dục con cái, cha mẹ cũng cần biết cách lựa chọn từ ngữ khôn khéo khi nói với con, tâm sự với trẻ, bởi đôi khi từ ngữ không phù hợp có thể khiến nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh bị lệch lạc hoặc thậm chí “châm ngòi” cho những hành vi thiếu giáo dục ở trẻ.

Dưới đây là 7 cách nói có thể gây cản trở cho sự phát triển trí tuệ và nhận thức của trẻ mà các bậc phụ huynh nên tránh hoặc thay đổi cách dùng từ cho phù hợp.

1. “Con nên nghe lời người lớn!”

Với cách nói này, trẻ sẽ nghĩ: "Người lớn ai cũng thông minh và giỏi giang. Mình phải làm theo những gì người lớn nói". Câu nói này tiềm ẩn nguy hiểm bởi trẻ sẽ tin tưởng tất cả người lớn, bao gồm cả người lạ, và không bao giờ lường trước được những điều xấu họ có thể làm với bản thân trẻ.

Đừng khóc nữa, Con phải chia sẻ đồ chơi chứ! - loạt câu nói tai hại mà cha mẹ vẫn nói với con hàng ngày - Ảnh 1.

Cách nói đúng: “Con nên nghe lời cha mẹ.” Cách nói này giúp trẻ phát triển năng lực tư duy phê phán và biết cảnh giác trước bất kỳ người lạ nào có ý đồ tiếp cận trẻ.

2. “Đừng có khóc nữa”

Với cách nói này, trẻ sẽ nghĩ: “Thể hiện cảm xúc là điều không nên làm. Mình sẽ bị mắng đến khóc thôi.” Trẻ sẽ rụt rè và nhút nhát khi trưởng thành. Và những cảm xúc bị đè nén trong thời gian quá dài sẽ có nguy cơ “châm ngòi” cho những hành vi bạo lực.

Cách nói đúng: “Nói cho mẹ điều gì khiến con buồn thế.” hay “Sao con lại khóc?”. Nếu trẻ khóc dai dẳng, hãy nói “Có phải con khóc vì con bị đau hay đang sợ gì không?”. Cách nói này sẽ mở ra cuộc trò chuyện giữa cha mẹ và trẻ để trẻ được giải tỏa và nhận thức cảm xúc của mình.

3. “Con đừng tham lam như thế!”

Với cách nói này, trẻ sẽ nghĩ: “Mình phải chia sẻ mọi thứ. Bản thân mình chẳng có gì cả.” Lâu dần, tư duy này sẽ phát triển thành hành vi chấp nhận “hy sinh” ở trẻ. Trẻ sẽ không có ý thức giữ gìn tài sản, giá trị của mình bởi cho rằng bản thân trẻ không xứng đáng có được những thứ đó.

Đừng khóc nữa, Con phải chia sẻ đồ chơi chứ! - loạt câu nói tai hại mà cha mẹ vẫn nói với con hàng ngày - Ảnh 2.

Cách nói đúng: “Con có muốn cho bạn ý chơi đồ chơi của con một lúc không?” hay “Hai đứa muốn đổi đồ chơi cho nhau không?”. Hãy cho trẻ cơ hội học cách “quản lý” đồ chơi của trẻ. Thậm chí nếu trẻ không đồng ý chơi chung đồ chơi với người khác, đừng bắt ép trẻ.

4. “Ai dạy con cái này?” (về những trò nghịch ngợm)

Với cách nói này, trẻ sẽ nghĩ: “Bố mẹ không biết mình nghĩ ra trò này.” Như vậy, trẻ sẽ hiểu nhầm rằng bản thân trẻ sẽ không phải chịu phạt và trẻ có thể đổ tội cho người khác.

Cách nói đúng: “Sao con lại làm thế?” - cách nói này sẽ giúp trẻ hiểu rằng cho dù trẻ tự mình nghĩ ra trò nghịch ngợm hay bị người khác “xúi giục”, trẻ sẽ phải tự chịu trách nhiệm cho hành vi của mình.

5. “Con xem bạn ý ngoan chưa kìa!”

Đừng khóc nữa, Con phải chia sẻ đồ chơi chứ! - loạt câu nói tai hại mà cha mẹ vẫn nói với con hàng ngày - Ảnh 3.

Với cách nói này, trẻ sẽ nghĩ: “Mình kém cỏi hơn người khác. Việc mình cố gắng chẳng có nghĩa lý gì cả.” So sánh trẻ với người khác sẽ tác động không tốt tới cái tôi của trẻ, khiến trẻ nghĩ rằng bản thân trẻ sẽ không đạt được thành tựu gì cả.

Cách nói đúng: “Mẹ yêu con. Con cũng có thể làm được mà, đúng không?”. Hãy giúp trẻ phát hiện ra năng lực của bản thân và thể hiện lòng tin đối với trẻ. Cha mẹ cần nhớ rằng, mỗi đứa trẻ là sự tồn tại duy nhất và đều có sở trường riêng của mình.

6. “Chúng ta sẽ nói chuyện đó ở nhà”

Với cách nói này, trẻ sẽ nghĩ: “Bố mẹ sẽ làm mình đau. Họ không thương mình. Mình không muốn về nhà chút nào cả.” Như vậy, trẻ sẽ không cảm nhận được tình yêu thương mà chỉ sợ sệt những lần dọa nạt, trách móc của cha mẹ, và ngôi nhà thân thương của gia đình trở thành nơi trẻ thấp thỏm lo sợ bị trừng phạt.

Cách nói đúng: “Con nghe mẹ nói điều làm mẹ buồn này.” Với cách nói này, trẻ sẽ học được cách cân nhắc, tôn trọng cảm nhận của cha mẹ trước khi làm ra hành động gì.

7. “Con chưa đủ lớn để nghĩ về vấn đề này.”

Đừng khóc nữa, Con phải chia sẻ đồ chơi chứ! - loạt câu nói tai hại mà cha mẹ vẫn nói với con hàng ngày - Ảnh 4.

Với cách nói này, trẻ sẽ nghĩ: “Mình muốn biết mà. Mình sẽ hỏi người khác vậy!”. Nếu trẻ đặt cho cha mẹ những câu hỏi “hóc búa” mà không nhận được câu trả lời, trẻ sẽ tìm đến những nguồn thông tin khác.

Cách nói đúng: “Mẹ chưa chắc chắn về câu trả lời của mình. Cho mẹ ít thời gian nhé.” Đừng coi thường trẻ chưa đủ lớn. Nếu trẻ đặt câu hỏi, hãy cố trả lời. Như vậy, cha mẹ sẽ duy trì được sự tin tưởng và thán phục của trẻ.

Workshop "Ngày thứ 8 của mẹ" là một hoạt động đặc biệt của chiến dịch We Are Family được tổ chức hoàn toàn miễn phí dành cho 100 người phụ nữ được sống với những sở thích, đam mê của bản thân tại Hà Nội (29/07) và Hồ Chí Minh (05/08).

Tại đây, bạn không chỉ có cơ hội được trao đổi, chia sẻ với rất nhiều người phụ nữ đồng điệu mà còn được sở hữu những tấm hình cực kì xinh đẹp bên niềm đam mê của bản thân. Cùng với đó là những trải nghiệm thỏa thích khi được làm những điều mình yêu, học hỏi và gặp gỡ nhiều phụ nữ cùng chung đam mê ở các lĩnh vực: ẩm thực, handmade, homemade, mỹ phẩm organic… với sự hướng dẫn của các chuyên gia nổi tiếng.

Hãy chia sẻ ngay đam mê của bạn tại http://waf.afamily.vn để có cơ hội tham dự workshop "Ngày thứ 8 của mẹ" và mang về nhiều phần quà giá trị ngay bây giờ nhé!

Đừng khóc nữa, Con phải chia sẻ đồ chơi chứ! - loạt câu nói tai hại mà cha mẹ vẫn nói với con hàng ngày - Ảnh 6.

Nguồn: brightside

Chia sẻ