Đỡ cậu bé bị ngã, anh nhân viên cứu hộ bị ông bố nặng lời mắng nhiếc và bài học dạy con những điều không hoàn hảo
Tuy nhiên nhiều gia đình giàu có bây giờ thay vì dạy con tự lập, can đảm chấp nhận sự thất bại thì nhiều ông bố bà mẹ lại che chở quá mức, thậm chí còn dùng tiền bạc và địa vị để giúp con mình đạt được mong muốn.
Cảm thấy chướng mắt trước cách dạy con của nhiều gia đình hiện nay, nhất là các ông bố bà mẹ lắm tiền nhiều của. Susan Speer, nhà văn kiêm giảng viên tâm lý thuộc Khoa tâm lý học của trường Đại học Manchester (Anh), đã chia sẻ một bài blog trên trang Medium với nội dung mong muốn các bậc phụ huynh hãy ngưng bảo vệ, che chắc cho con mà hãy để tụi nhỏ học cách thất bại trong khuôn phép đặt ra.
Thấy một bé trai chạy lung tung quanh hồ bơi, anh nhân viên cứu hộ đã lại gần và yêu cầu cậu bé nên dừng ngay hành động này để tránh bị trượt chân té ngã. Tuy nhiên thay vì cảm ơn đã nhắc nhở, ông bố với vóc dáng lực lưỡng cùng thái độ hung hăng lại đưa ra lời miệt thị rằng, nhân viên cứu hộ không đủ tư cách để quở trách thằng bé, nếu muốn gì thì cứ trực tiếp nói với ông. Chỉ có ông ấy mới là người quyết định cậu bé cần dạy bảo cái gì.
Trước tình huống khó xử, anh nhân viên vẫn bình tĩnh và trả lời rằng, đó là công việc của một nhân viên cứu hộ có trách nhiệm đảm bảo an toàn tại hồ bơi cho tất cả mọi người. Ngay lập tức ông bố đưa tay đẩy vai cùng bộ dạng sừng sỏ đe doạ anh nhân viên. Mặc dù ông bố khiêu khích nhưng anh nhân viên vẫn lùi lại để nhượng bộ. "Đây là nước Mỹ, con tôi phải được tự do chạy nhảy, không có quy tắc chết tiệt nào ở đây cả, không ai được nói con tôi phải làm gì ngoài tôi", ông bố gào lên giữa hồ bơi.
Có một nỗi sợ hãi kỳ lạ đang lan rộng giữa những người trưởng thành. Gia đình chị gái tôi có một vài người bạn. Một trong những người đó đã ngồi tâm sự với em gái của tôi về lối sống, chuyện tình cảm hoặc một cái gì đó cơ bản như thế. Tuy nhiên vào hôm sau, người bạn ấy đã phải xin lỗi chị tôi về việc tự tiện nói chuyện mà chưa xin phép. Cảm thấy khó hiểu thì chị cho biết: "Nó không cần học cách nghe những lời từ người khác ngoài tôi".
Nếu tôi là người duy nhất có thể nói cho con tôi biết phải làm gì, thì tôi đã làm chúng thất bại bằng cách cho chúng những kỳ vọng xa rời thực tế. Theo ông bố tại hồ bơi, một nhân viên cứu hộ chỉ có thể cứu hộ, giáo viên có thể dạy, huấn luyện viên có thể huấn luyện viên và sau này, các nhà quản lý có thể quản lý.
Thời báo New York gần đây đã gọi phong cách này là "snowplow parenting", ám chỉ cách nuôi dạy con theo kiểu nhà giàu, bố mẹ như là một cỗ máy xúc tuyết, dùng địa vị của cải để dọn đường sẵn cho con. Mẫu gia đình kiểu này luôn muốn con cái sở hữu những thứ tốt nhất có thể như: học trường tốt nhất, đi làm ở công ty danh giá nhất,… bởi vì họ coi trọng giá trị bề ngoài mà thành công mang lại.
Có nhiều phụ huynh luôn ra sức bảo bọc con cái quá mức dẫn đến đứa trẻ yếu đuối, không có khả năng vực dậy nếu gặp phải thất bại.
Có nhiều người mẹ luôn muốn con mình phải đạt điểm A ở tất cả các môn, được chọn vào hội học sinh hoặc vào chương trình năng khiếu của trường. Thậm chí sẵn sàng đi năn nỉ giáo viên thay đổi quyết định nếu lỡ như đạt điểm thấp trong bài kiểm tra, bởi vì họ cảm thấy rất khó chịu về sự thất vọng mà con mình phải gánh lấy và muốn thay đổi bằng mọi cách.
Susan cho biết, sinh viên của cô ấy có nhiều bạn gặp thất bại như bị điểm kém trong kiểm tra, hay rớt trong các cuộc thi tuyển chọn. Nhưng thua cuộc hay điểm thấp không phải là mất hết, sinh viên cần phải học cách đánh mất để nhìn lại bản thân thiếu sót gì, sau đó bổ sung rồi tiếp tục tiến về phía trước, đây còn là điều quan trọng nhất trong các kỹ năng sống mà ít giáo viên hay trường học nào giảng dạy.
Ngoài ra bài viết này Susan còn muốn cho những người thân biết rằng, có thể tự nhiên dạy dỗ con của cô nếu thấy nó làm sai điều gì, có thể bảo nó giữ yên lặng, không được đùa giỡn. Khi đi ăn uống có thể nói nó nên ăn, hay không nên những thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hoá như thức ăn nhanh, đồ chiên...
(Theo Medium)