Đây là vật dụng vô cùng nguy hiểm nhà nào cũng có, trẻ em không khéo đụng vào mất mạng như chơi!
Có lẽ nhiều phụ huynh không biết rằng dây sạc điện thoại là một trong những vật dụng nguy hiểm nhất. Hầu hết trong gia đình nào cũng có vật dụng này nhưng rất nhiều người không mấy để ý đến tác hại của chúng.
Rất nhiều tai nạn đáng tiếc do sạc điện thoại gây ra được chia sẻ trên các trang mạng xã hội. Gần đây nhất là câu chuyện của hai mẹ con ở Trung Quốc. Khi người mẹ lui cui trong bếp nấu cơm, để đứa con nhỏ chơi trong phòng khách. Do sự hiếu kì, đứa bé thuận tay đụng vào dây sạc điện thoại ngay lập tức bị điện giật dẫn đến tử vong. Không ít người lớn bất cẩn kiểm tra điện thoại đang sạc khi tay vẫn còn dính nước, chất lỏng rơi vào dây sạc dẫn đến chập mạch. Chỉ điều này cũng đủ khiến người lớn không toàn mạng, huống chi là trẻ em.
Trên thực tế, sạc điện thoại di động ẩn mình những mối nguy hiểm lớn nhất mà nhiều người thường thờ ơ và bỏ qua.
- Nếu người dùng xài điện thoại có vỏ bằng kim loại thì vô cùng nguy hiểm. Nguyên nhân trực tiếp là do khi sạc bị truyền điện ra vỏ hoặc viền của thiết bị di động vì chúng có chất dẫn điện tốt. Người dùng tiếp xúc với phần kim loại của thiết bị, điện truyền qua người và khép mạch xuống đất, gây điện giật.
- Thiết bị sạc điện thoại được cấu tạo có đầu vào 220V, đầu ra 5V. Tuy nhiên, khi không đảm bảo yêu cầu an toàn, phần đầu ra có thể nối thông với phần đầu vào, tức là ra 220V thay vì là 5V. Lúc này, ngoài khả năng gây cháy cao, người dùng có thể bị điện giật nếu chạm vào.
Trẻ em cực kì hiếu động, và tốt nhất không được để chúng có cơ hội tiếp xúc với dây sạc điện thoại hay ổ điện (Ảnh: Internet)
- Đặc biệt là khi tay ướt, dính mồ hôi, chân trần chạm đất, thì người dùng sẽ bị điện giật, nạn nhân có thể bị mất tri giác, tay cầm chặt vật dẫn điện không rời ra được, và khi dòng điện qua người đủ lớn và thời gian tiếp xúc đủ lâu thì sẽ tử vong.
Các thiết bị sạc thường xuyên ở trong tầm của trẻ, như ở trên giường, bàn, nơi trẻ vui chơi. Thậm chí có bố mẹ còn để trẻ chơi với điện thoại đang sạc hoặc nhờ con trẻ sạc hộ hoặc rút hộ điện thoại. Nhiều trường hợp cha mẹ sạc điện thoại xong không rút sạc ra, trẻ đang tập bò, mới biết đi có thể cho bất cứ thứ gì vào miệng, và vô tình cái sạc vẫn đang cắm vào ổ điện sẽ gây nguy hiểm cho trẻ.
Nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra khi cha mẹ bất cẩn trong việc để con tiếp cận với những ổ điện cũng như sạc điện thoại (Ảnh: Internet)
Để tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, các bậc phụ huynh nên:
- Sử dụng thiết bị chính hãng đã qua kiểm soát chặt chẽ về chất lượng và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Nguy cơ bị giật dễ xảy ra khi dùng các bộ sạc không đạt tiêu chuẩn hoặc không tương thích cho điện thoại. Một số bộ sạc không rõ nguồn gốc có khả năng gây bỏng hay điện giật cho người sử dụng hoặc gây hỏa hoạn.
- Không nên vừa sạc pin vừa sử dụng điện thoại.
- Khi phát hiện có dấu hiện rò rỉ điện ra vỏ thiết bị di động dù ít, hay nhiều cũng cần phải cảnh giác.
- Hạn chế cho trẻ em sử dụng điện thoại di động, tốt nhất để sạc điện thoại ra khỏi tầm tay trẻ em.
- Đặc biệt, không nên để trẻ có thói quen tự sạc pin mỗi khi thiết bị công nghệ như điện thoại, ipad, máy tính xách tay hết pin.
(Nguồn: ntdtv)