Dạy con: Mẹ ưa roi vọt, bố thích hòa bình
Chị Lệ lên kế hoạch tới năm 3 tuổi bé Mi Mi sẽ bị ăn đòn nhưng bây giờ mặc dù con đã 4 tuổi mà chị vẫn chưa một lần được “vung roi”.
Bố đánh xuôi, mẹ thổi ngược
Trẻ em như cây tre, uốn nắn càng sớm, càng dễ dạy. Với suy nghĩ đó, chị Lệ tỏ ra rất nghiêm khắc với con. Chị lên kế hoạch, tới năm 3 tuổi, bé Mi Mi sẽ bị ăn đòn. Nhưng tới tận bây giờ, khi Mi Mi đã 4 tuổi mà chị vẫn chưa được “vung roi” lần nào. Tất cả vì ông chồng yêu “hòa bình” của chị. Cứ mỗi lần chị mắng mỏ con, chuẩn bị lấy roi là anh Tiến lại xông vào “cứu giá”.
Anh Tiến luôn mắng chị: “Nuôi dạy con thì phải tình cảm. Đàn bà, đàn mụ gì mà suốt ngày sồn sồn, nhảy dựng lên như đồ tể. Nhẹ nhàng, tình cảm, tâm sự nói cho con hiểu, con nghe. Trẻ con bây giờ lì lắm, càng đánh, chúng càng lì hơn”.
Nói rồi, anh Tiến bế phắt bé Mi Mi sang hàng xóm chơi. Chị Lệ chán nản: “Đấy, lúc nào bố cũng bênh con chằm chặp. Nhiều lúc tôi muốn dùng biện pháp mạnh với con mà bố nó cứ nhảy vào ngáng đường”.
Không mâu thuẫn về chuyện đòn roi nhưng gia đình anh Thảo, chị Châu lại căng thẳng về cách nuôi dạy bé Hiếu. Vốn là tiến sĩ của một viện lớn nên anh Thảo đặt rất nhiều kỳ vọng vào con. Anh lên lịch trình cho con chỉ có học và học. Thời gian nghỉ ngơi, vui chơi của cu Hiếu rất hiếm hoi.
Thấy con suốt ngày hùng hục lao vào học, không được vui chơi, không có bạn bè, chị Châu thương con lắm. Nhưng anh Thảo vốn gia trưởng nên chị không nói lại được chồng. Tuy nhiên, chị nắm quyền quản lý con cái nên thay vì “vùng lên” chiến đấu đòi quyền lợi cho con, chị Châu âm thầm “giải phóng” con. Cứ mỗi khi anh Thảo bước ra khỏi cửa, chị Châu lại bật ti vi, bật vi tính cho con tha hồ xem phim, chơi điện tử.
Cu Hiếu vui lắm. Với một đứa trẻ, dù học giỏi đến đâu, nó vẫn thích xem phim và vui chơi. Thấy con cười đùa, chị Châu mừng rơi nước mắt. Chị chia sẻ: “Ông nhà tôi gia trưởng lắm. Suốt ngày chỉ muốn con là giáo sư, tiến sĩ. Cháu mới tí tuổi đầu mà cứ bắt cháu vùi đầu vào sách vở. May mà ông ấy ra ngoài suốt nên tôi cứ kệ cháu chơi thoải mái”.
Bố mẹ phải cùng bàn bạc để thống nhất cách dạy con, tránh bất đồng trước mặt trẻ sẽ gây ra những hậu quả không như mong đợi.
Đại chiến gia đình
Mâu thuẫn trong cách dạy dỗ của bố mẹ khiến con cái… không biết đâu mà lần. Thời gian đầu, khi được mẹ “giải phóng”, cu Hiếu mừng như bắt được của. Cậu bé nghĩ rằng mẹ đồng ý có nghĩa mọi việc đều ổn. Thế là, cu Hiếu cứ thoải mái chơi. Ngay cả khi thấy bố về, mẹ đang lúi húi trong bếp, cu cậu vẫn “bắn chim” ầm ầm trên máy vi tính.
Thấy con mải chơi, bài tập chưa làm xong, anh Thảo nổi giận, mắng cả vợ con. Khổ thân cu Hiếu ngơ ngác không hiểu tại sao lại như vậy, cụ cậu mếu máo: “Mẹ cho phép con chơi rồi, tại sao bố lại mắng con chứ?”. Cu cậu đâu có biết, mẹ chỉ giấu bố cho con chơi thôi.
Sau sự cố đó, chị Châu vẫn giữ nguyên quan điểm muốn con có thời gian vui chơi. Nhưng lần này, chị giải thích kĩ hơn cho con về việc làm của hai mẹ con. Cu Hiếu cũng hiểu. Chính vì vậy, cứ mỗi lần áng chừng giờ bố đi làm về, cu Hiếu lại tắt ti vi, tắt máy tính, say sưa ngồi vào bàn học. Thấy con chăm chỉ, anh Thảo yên tâm lắm.
Tuy nhiên, hai mẹ con chẳng giấu giếm được lâu. Kết quả học tập của cu Hiếu nói lên tất cả. Kỳ này, cu Hiếu bị rớt một bậc, xuống vị trí thứ 5 trong lớp. Với anh Thảo, đây là điều sỉ nhục. Anh tra khảo vợ con và phát hiện ra hóa ra vợ anh tiếp tục “đồng lõa” tạo điều kiện cho con vui chơi.
Nhưng hậu quả không chỉ có như vậy. Vì quen giấu giếm, nói dối bố để vui chơi, cu Hiếu tự dưng mắc bệnh nói dối. Từ chuyện nhỏ như đi chơi ở đâu, với ai, tới chuyện lớn như sức khỏe, bệnh tật, cu Hiếu đều nói dối một cách hoàn hảo. Vì không tin cậu quý tử nên anh Thảo dễ dàng phát hiện ra tính xấu của con.
Cũng vì bố mẹ không thống nhất trong cách giáo dục con cái nên bé Mi Mi trở thành “cô nhóc lắm chiêu”. Bé thừa biết bố là thiên thần, mẹ là hung thần. Mọi lời răn dạy nghiêm khắc của mẹ đều bị bé Mi Mi cho ngoài tai. Nể mẹ lắm thì bé mới không quậy trước mặt mẹ. Còn sau lưng, bé vẫn quậy tưng.
Mỗi khi bị mẹ la mắng, bé lại sà vào bố khóc lóc, nũng nịu. Chị Lệ thở dài ngao ngán nói với chồng: “Anh làm hỏng con rồi đấy. Bây giờ có trời mới dạy được con anh”.
Chị Lệ chia sẻ, đồng thuận trong việc chăm sóc nuôi dạy con cái là việc làm rất cần thiết. Các ông bố bà mẹ dù có quan điểm khác nhau nhưng cũng nên ngồi lại với nhau và thống nhất cách nuôi dạy “chuẩn” để tránh trường hợp trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Hậu quả trực tiếp của hiện tượng này là khiến bé cảm thấy bất an và không nhận ra được lỗi của mình, có bé còn lợi dụng điều này để qua mặt bố mẹ.
Để giải quyết vấn đề này, bố mẹ phải xác định việc nào là quan trọng: hiệu quả giáo dục con trẻ hay cách dạy trẻ của ai thắng thế? Nếu lấy hiệu quả giáo dục làm trọng thì bản thân mỗi thành viên trong gia đình phải bình tĩnh rà soát lại tính khoa học, tìm ra phương pháp nuôi dạy trẻ tối ưu để vận dụng phù hợp với thể trạng, sức khỏe, tính cách của trẻ.
Không nên quá quyết liệt ngăn cản, phản bác cách dạy trẻ trước mắt chúng. Điều này vừa làm “mất mặt” nhau, vừa phản tác dụng giáo dục với trẻ.
Trẻ em như cây tre, uốn nắn càng sớm, càng dễ dạy. Với suy nghĩ đó, chị Lệ tỏ ra rất nghiêm khắc với con. Chị lên kế hoạch, tới năm 3 tuổi, bé Mi Mi sẽ bị ăn đòn. Nhưng tới tận bây giờ, khi Mi Mi đã 4 tuổi mà chị vẫn chưa được “vung roi” lần nào. Tất cả vì ông chồng yêu “hòa bình” của chị. Cứ mỗi lần chị mắng mỏ con, chuẩn bị lấy roi là anh Tiến lại xông vào “cứu giá”.
Anh Tiến luôn mắng chị: “Nuôi dạy con thì phải tình cảm. Đàn bà, đàn mụ gì mà suốt ngày sồn sồn, nhảy dựng lên như đồ tể. Nhẹ nhàng, tình cảm, tâm sự nói cho con hiểu, con nghe. Trẻ con bây giờ lì lắm, càng đánh, chúng càng lì hơn”.
Nói rồi, anh Tiến bế phắt bé Mi Mi sang hàng xóm chơi. Chị Lệ chán nản: “Đấy, lúc nào bố cũng bênh con chằm chặp. Nhiều lúc tôi muốn dùng biện pháp mạnh với con mà bố nó cứ nhảy vào ngáng đường”.
Không mâu thuẫn về chuyện đòn roi nhưng gia đình anh Thảo, chị Châu lại căng thẳng về cách nuôi dạy bé Hiếu. Vốn là tiến sĩ của một viện lớn nên anh Thảo đặt rất nhiều kỳ vọng vào con. Anh lên lịch trình cho con chỉ có học và học. Thời gian nghỉ ngơi, vui chơi của cu Hiếu rất hiếm hoi.
Thấy con suốt ngày hùng hục lao vào học, không được vui chơi, không có bạn bè, chị Châu thương con lắm. Nhưng anh Thảo vốn gia trưởng nên chị không nói lại được chồng. Tuy nhiên, chị nắm quyền quản lý con cái nên thay vì “vùng lên” chiến đấu đòi quyền lợi cho con, chị Châu âm thầm “giải phóng” con. Cứ mỗi khi anh Thảo bước ra khỏi cửa, chị Châu lại bật ti vi, bật vi tính cho con tha hồ xem phim, chơi điện tử.
Cu Hiếu vui lắm. Với một đứa trẻ, dù học giỏi đến đâu, nó vẫn thích xem phim và vui chơi. Thấy con cười đùa, chị Châu mừng rơi nước mắt. Chị chia sẻ: “Ông nhà tôi gia trưởng lắm. Suốt ngày chỉ muốn con là giáo sư, tiến sĩ. Cháu mới tí tuổi đầu mà cứ bắt cháu vùi đầu vào sách vở. May mà ông ấy ra ngoài suốt nên tôi cứ kệ cháu chơi thoải mái”.
Bố mẹ phải cùng bàn bạc để thống nhất cách dạy con, tránh bất đồng trước mặt trẻ sẽ gây ra những hậu quả không như mong đợi.
Đại chiến gia đình
Mâu thuẫn trong cách dạy dỗ của bố mẹ khiến con cái… không biết đâu mà lần. Thời gian đầu, khi được mẹ “giải phóng”, cu Hiếu mừng như bắt được của. Cậu bé nghĩ rằng mẹ đồng ý có nghĩa mọi việc đều ổn. Thế là, cu Hiếu cứ thoải mái chơi. Ngay cả khi thấy bố về, mẹ đang lúi húi trong bếp, cu cậu vẫn “bắn chim” ầm ầm trên máy vi tính.
Thấy con mải chơi, bài tập chưa làm xong, anh Thảo nổi giận, mắng cả vợ con. Khổ thân cu Hiếu ngơ ngác không hiểu tại sao lại như vậy, cụ cậu mếu máo: “Mẹ cho phép con chơi rồi, tại sao bố lại mắng con chứ?”. Cu cậu đâu có biết, mẹ chỉ giấu bố cho con chơi thôi.
Sau sự cố đó, chị Châu vẫn giữ nguyên quan điểm muốn con có thời gian vui chơi. Nhưng lần này, chị giải thích kĩ hơn cho con về việc làm của hai mẹ con. Cu Hiếu cũng hiểu. Chính vì vậy, cứ mỗi lần áng chừng giờ bố đi làm về, cu Hiếu lại tắt ti vi, tắt máy tính, say sưa ngồi vào bàn học. Thấy con chăm chỉ, anh Thảo yên tâm lắm.
Tuy nhiên, hai mẹ con chẳng giấu giếm được lâu. Kết quả học tập của cu Hiếu nói lên tất cả. Kỳ này, cu Hiếu bị rớt một bậc, xuống vị trí thứ 5 trong lớp. Với anh Thảo, đây là điều sỉ nhục. Anh tra khảo vợ con và phát hiện ra hóa ra vợ anh tiếp tục “đồng lõa” tạo điều kiện cho con vui chơi.
Nhưng hậu quả không chỉ có như vậy. Vì quen giấu giếm, nói dối bố để vui chơi, cu Hiếu tự dưng mắc bệnh nói dối. Từ chuyện nhỏ như đi chơi ở đâu, với ai, tới chuyện lớn như sức khỏe, bệnh tật, cu Hiếu đều nói dối một cách hoàn hảo. Vì không tin cậu quý tử nên anh Thảo dễ dàng phát hiện ra tính xấu của con.
Cũng vì bố mẹ không thống nhất trong cách giáo dục con cái nên bé Mi Mi trở thành “cô nhóc lắm chiêu”. Bé thừa biết bố là thiên thần, mẹ là hung thần. Mọi lời răn dạy nghiêm khắc của mẹ đều bị bé Mi Mi cho ngoài tai. Nể mẹ lắm thì bé mới không quậy trước mặt mẹ. Còn sau lưng, bé vẫn quậy tưng.
Mỗi khi bị mẹ la mắng, bé lại sà vào bố khóc lóc, nũng nịu. Chị Lệ thở dài ngao ngán nói với chồng: “Anh làm hỏng con rồi đấy. Bây giờ có trời mới dạy được con anh”.
Chị Lệ chia sẻ, đồng thuận trong việc chăm sóc nuôi dạy con cái là việc làm rất cần thiết. Các ông bố bà mẹ dù có quan điểm khác nhau nhưng cũng nên ngồi lại với nhau và thống nhất cách nuôi dạy “chuẩn” để tránh trường hợp trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Hậu quả trực tiếp của hiện tượng này là khiến bé cảm thấy bất an và không nhận ra được lỗi của mình, có bé còn lợi dụng điều này để qua mặt bố mẹ.
Để giải quyết vấn đề này, bố mẹ phải xác định việc nào là quan trọng: hiệu quả giáo dục con trẻ hay cách dạy trẻ của ai thắng thế? Nếu lấy hiệu quả giáo dục làm trọng thì bản thân mỗi thành viên trong gia đình phải bình tĩnh rà soát lại tính khoa học, tìm ra phương pháp nuôi dạy trẻ tối ưu để vận dụng phù hợp với thể trạng, sức khỏe, tính cách của trẻ.
Không nên quá quyết liệt ngăn cản, phản bác cách dạy trẻ trước mắt chúng. Điều này vừa làm “mất mặt” nhau, vừa phản tác dụng giáo dục với trẻ.