Đây chính là lớp mẫu giáo mà bố mẹ nào cũng phải ao ước con mình được học

Happy Moms,
Chia sẻ

Đó là một lớp học tràn ngập ánh sáng, lũ trẻ có thể tự do khám phá, làm việc mà chúng thích, các cô giáo luôn ngồi xuống ngang bằng, đặt tay lên vai lũ trẻ khi nói chuyện. Và hơn tất cả là lúc nào cũng có thể nhìn thấy một nụ cười bừng sáng trên khuôn mặt rạng ngời của các bạn nhỏ.

Tất cả những điều tuyệt vời được liệt kê ở trên không phải là một lớp học mầm non được vẽ ra trong mơ, đó hoàn toàn là một lớp học có thực, thậm chí còn vô cùng quen thuộc và gần gũi với các bố mẹ đang cho con theo học tại các lớp học theo phương pháp Montessori. Bạn có thể bắt gặp những hình ảnh bình yên và đầy năng lượng như thế ở bất cứ một lớp học Montessori nào trên khắp thế giới - bởi đó là nơi mà những đứa trẻ thực sự được lắng nghe, được tôn trọng và được trao cho một môi trường đủ an toàn để chúng thỏa sức khám phá và trải nghiệm theo cách mà mình muốn hay mình hào hứng nhất.
 
Lớp học Montessori 1
Góc Địa lý trong một lớp học Montessori. (Ảnh: HA)

Các lớp học Montessori luôn tràn ngập ánh sáng và được lựa chọn địa điểm cũng như thiết kế gần gũi với thiên nhiên nhất có thể. Trong lớp học có thể có tới hàng trăm các học cụ Montessori của các chủ đề khác nhau, tất cả đều được sắp xếp gọn gàng, trật tự trên những chiếc kệ gỗ xinh đẹp vừa tầm với của trẻ. Các học cụ được sắp xếp theo khu vực của từng chủ đề chính của các hoạt động Montessori như góc thực hành cuộc sống, góc giác quan, góc ngôn ngữ, góc văn hóa, góc toán học...

Lớp học Montessori 2
Sau khi tự vào lớp và cất balo, các bạn nhỏ (3 tuổi) tự vào rửa tay trước khi bắt đầu bữa ăn sáng. (Ảnh: HA)

Khác với cảnh tượng thường thấy trong các trường mầm non truyền thống, trẻ thường được chào đón và giúp đỡ từ việc tháo dép, cất ba lô cho đến việc ăn sáng thì ở một trường học Montessori, mọi thứ đồ dùng sẽ được thiết kế và sắp xếp để các học sinh từ nhỏ nhất đều có thể tự làm được một cách độc lập và dễ dàng.

Một trong những đặc trưng rõ nhất của lớp học Montessori là việc trộn lẫn các lứa tuổi (thông thường là nhóm trẻ 0 - 3 tuổi và nhóm trẻ 3 - 6 tuổi), việc trẻ ở các độ tuổi khác nhau cùng tham gia vào lớp học mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ, trong đó có việc những trẻ bé hơn sẽ có cơ hội quan sát, làm theo các anh chị lớn tuổi hơn và trẻ lớn hơn sẽ trở thành người giúp đỡ, hỗ trợ, chỉ dẫn cho các em nhỏ trong bất cứ tình huống nào.

Lớp học Mon 3
Tại góc "ẩm thực" này, đồ ăn sáng (ăn trưa) sẽ được đặt trên kệ phù hợp với chiều cao của trẻ, những chiếc khay, bát, thìa được xếp gọn gàng phía bên trái đồ ăn để lần lượt từng trẻ một sau khi đến lớp sẽ tự phục vụ bữa sáng cho mình. Đồ ăn luôn có nhiều hơn một sự lựa chọn để trẻ cho thể tự quyết định món ăn của mình là cháo hay mì xào....

Lớp học Mon 4
Từ xúc cháo cho tới gắp mì xào, các bạn nhỏ đều thực hiện một cách khéo léo và gọn gàng. 

Lớp học Mon 5
Trình tự phục vụ bữa sáng là lấy khay, đặt bát lên trên, lấy thìa hoặc dĩa đặt bên cạnh bát....

Lớp học Mon 6
... múc thức ăn vào bát của mình....

Lớp học Mon 7
... và bê khay phần ăn của mình tới chỗ ngồi trên bàn ăn để thưởng thức bữa ăn sáng.

Những chiếc khay nhỏ là hình ảnh vô cùng quen thuộc với những ai tìm hiểu phương pháp Montessori. Mọi hoạt động của trẻ sẽ đều được thực hiện trên những chiếc khay như vậy (đối với các hoạt động nhóm sẽ là những tấm thảm để trải trên sàn lớp học). Chiếc khay sẽ hỗ trợ trẻ thực hiện các hoạt động tự tin và dễ dàng hơn.

Lớp học Montessori 8
Sau khi ăn xong bữa sáng, từng trẻ một sẽ tự xả nước vệ sinh bộ dụng cụ ăn uống của mình...

Lớp học Montessori 10
Chiếc bồn rửa được thiết kế vừa tầm giúp trẻ thực hiện việc rửa bát, thìa một cách dễ dàng và tự tin.

Lớp học Montessori 12
Tinh thần của phương pháp giáo dục Montessori tin tưởng rằng, khi được tạo môi trường và hỗ trợ đúng cách và tinh tế, trẻ có thể khiến người lớn kinh ngạc vì khả năng tự lập từ rất sớm của mình.

Lớp học Montessori 10
Trẻ tự rót nước trái cây để uống sau khi ăn sáng. Quan sát cách cầm bình nước của trẻ bạn có thể nhận thấy toàn bộ sự chú ý và tập trung tinh thần của trẻ vào hành động của mình. Đó chính là cách mà giáo dục Montessori truyền cảm hứng và làm nên những đứa trẻ khác biệt.

Tùy theo sở thích, mối quan tâm và cá tính, mỗi trẻ sẽ tự quyết định hoạt động của mình là gì. Lớp học Montessori thường chia thành các khu vực tương ứng với các chủ đề chính của phương pháp giáo dục này. Tại mỗi góc đều có các học cụ được chuẩn bị sẵn (có thể theo từng chủ điểm mà cả lớp đang tìm hiểu), trẻ sẽ tìm cho mình một góc yêu thích, nếu cần sẽ dùng thảm trải ra trên sàn nhà và bắt đầu hành trình khám phá của mình một cách tập trung, tĩnh tặng và đầy đam mê.

Lớp học Montessori 11
Chơi đất nặn là một hoạt động Montessori giúp trẻ phát triển các giác quan và cả các kĩ năng vận động khéo léo của đôi tay.

Lớp học Montessori 13
Các học cụ Montessori được xếp ngăn nắp trong một chiếc khay nhỏ....

Lớp học Montessori 14
... để giúp trẻ tự tin, dễ dàng thực hiện công việc của mình.

Lớp học Montessori 15
Cậu chơi xếp hình...

Lớp học Montessori 17
... còn tớ sẽ cắm hoa.

Lớp học Montessori 24
Thông qua một hoạt động cắm hoa, trẻ sẽ được rèn luyện và tự hoàn thiện các kĩ năng thực hành cuộc sống của mình một cách hoàn hảo, từ việc chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cần thiết để cắm hoa...

Lớp học Montessori 16
... cho đến việc lấy nước như thế nào...

Lớp học Montessori 18
... rồi học cách đổ nước vào bình ra sao...

Lớp học Montessori 19
... để cuối cùng có một lọ hoa thật đẹp trưng bày trong lớp học.

Lớp học Montessori 20
Tại một góc của riêng mình, trẻ say mê khám phá những miếng ghép trên tấm bản đồ thế giới...

Lớp học Montessori 21
... mà không bị làm phiền bởi bất cứ ai. Trong một lớp học Montessori, trẻ được học cách tôn trọng không gian riêng tư của bạn học một cách tự nhiên nhất. Khi muốn cùng tham gia vào hoạt động của một bạn nào đó, trẻ cần đề nghị một cách lịch sự và nhẹ nhàng.

Lớp học Montessori 22
Hoạt động của một trẻ tại góc ngôn ngữ với sự hỗ trợ của cô giáo.

Lớp học Montessori 23
Học dùng kéo là một hoạt động Montessori giúp trẻ rèn luyện và nâng cao khả năng tập trung. Đây là một hoạt động không hề đơn giản và đòi hỏi trẻ nhiều thời gian để luyện tập. 

Lớp học Montessori 25
Góc giác quan trong một lớp học Montessori luôn thu hút và hấp dẫn trẻ với những học cụ thật, được chuẩn bị theo từng chủ đề để trẻ có thể khám phá và cảm nhận thiên nhiên, vật liệu... một cách thật nhất.

Lớp học Montessori 26
Trẻ học chữ với sự quan sát của cô giáo.

Lớp học Montessori
Cô giáo Montessori đang kiểm tra, sắp xếp lại các học cụ trước khi trẻ chính thức bắt đầu các hoạt động trong lớp học. 

Chắc hẳn sẽ không ít người ngạc nhiên vì sự "vắng mặt" của các cô giáo trong một lớp học Montessori. Bà Maria Montessori - người khai sinh ra phương pháp giáo dục Montessori có một câu nói nổi tiếng rằng "Dạy trẻ ít đi và quan sát trẻ nhiều hơn", vai trò của một người giáo viên trong lớp học Montessori không phải là một người đưa ra các mệnh lệnh, các bài học mang tính chất giảng giải, giáo huấn trẻ như trong một lớp học truyền thống, người giáo viên Montessori là người truyền cảm hứng, thu hút trẻ vào các hoạt động đã được chuẩn bị sẵn trong lớp học, họ thường đứng ở một vị trí dễ bao quát để quan sát những đứa trẻ của mình say mê hoạt động và luôn sẵn sàng đưa ra các chỉ dẫn, gợi ý cũng như sự trợ giúp thực sự cần thiết khi trẻ cần.

Với một triết lý giáo dục vô cùng tinh tế và tràn đầy yêu thương như vậy, thật dễ hiểu khi phương pháp Montessori đang ngày càng được nhân rộng ra khắp các nước trên thế giới và được ngày càng nhiều bố mẹ lựa chọn để dạy con mình.

(Ảnh: Hải An)
Chia sẻ