Dấu hiệu của một em bé sơ sinh hạnh phúc
Bạn có thể biết được các dấu hiệu (và âm thanh) của một em bé sơ sinh đang khó chịu từ rất sớm. Nhưng những dấu hiệu của sự hạnh phúc và hài lòng có thể khó hiểu hơn.
Dưới đây là những dấu hiệu giúp bố mẹ nhận biết rằng liệu bé sơ sinh của bạn có đang cảm thấy thoải mái và hạnh phúc hay không.
Lúc mới sinh
Khuôn mặt và giọng nói của bạn thường là hai thứ mang lại cảm giác được vỗ về tuyệt vời nhất với em bé sơ sinh. Bạn có thể bối rối khi mỉm cười và thì thầm với con, còn con lại đáp trả bằng ánh mắt buồn ngủ, trống rỗng, tuy nhiên đó lại là một dấu hiệu tốt!
Tại thời điểm đó, bé chưa có khả năng thể hiện cảm xúc tích cực nào hơn cái nhìn yên lặng. Dù con có thể khóc hay không khóc, nhưng khi con quay về phía bạn và nhìn chằm chằm vào khuôn mặt bạn, bé muốn nói: con rất ổn.
0-3 tháng: Thể hiện thói quen
Khi con thấy thooải mái khi nằm trên cánh tay bạn mà không cong lưng, đó là một dấu hiệu cho thấy bé thấy hạnh phúc. Ở tuổi này, các bé rất vui khi bạn đáp ứng các nhu cầu cơ bản bé muốn: Bạn dỗ dành khi bé khóc, cho bé ăn, thay tã, và ru ngủ. Bạn có thể gọi con mình là “bà/ ông già cáu kỉnh", nhưng bạn biết con hạnh phúc khi nằm rúc trong vòng tay của bạn và ngủ thiếp đi.
1-3 tháng: Cười và chia sẻ
Tầm khoảng giữa 4 và 10 tuần tuổi, bé bắt đầu mỉm cười một cách tự nhiên, chứ không phải theo phản xạ. Trước đó, nụ cười của bé là bởi thấy thoải mái bên trong, như không còn đầy hơi, không thấy đau bụng hay như một phản xạ . Nhưng bây giờ, con cười để phản ứng trực tiếp đến một điều gì đó mà ai đó làm với mình.
3-6 tháng: Cười lớn
Mọi chuyện trở nên thú vị hơn khi bé biết cười thành tiếng. Bé thể hiện sự vui mừng với âm thanh vui vẻ và sự đụng chạm của bạn. Hẳn bé nào ở thời điểm đó cũng đều rất thích khi được gặm yêu đôi chân và có tiếng động minh họa kèm theo. Vào khoảng 6 tháng, các yếu tố bất ngờ trở nên có tác động lớn. Bạn có thể áp dụng kiểu ú òa trước đây để bé có thể cười thoải mái.
4-7 tháng: Bập bẹ
Lúc đầu, “lời nói” bé phát ra là một loạt các âm thanh kết hợp với nhau. Những “mật mã” đó có thực sự đưa ra nhiều thông tin? Trên thực tế, là có! Trẻ tiếp nhận những âm thanh (và cùng với đó là ngữ điệu của bạn) từ việc lắng nghe bạn. Bây giờ các bé có thể bày tỏ cảm xúc của mình qua lời nói. Khi con bập bẹ với âm thanh của giọng cao hơn, con đang quan tâm tới điều gì đó hoặc đang vui vẻ vì được tương tác với bạn.
12-18 tháng: Đó là hài hước!
Khi được 1 năm tuổi, trẻ đã nhận biết được cảm giác hài hước, vui vẻ. Trong một nỗ lực để làm cho bạn cười, bé có thể đặt một cái tã lên đầu hoặc nói bi bô vào chén uống nước của mình. Các nghiên cứu về sự phát triển khả năng hài hước ở trẻ em cho thấy bé nghĩ làm những việc ngốc nghếch với các đồ vật, nói chung, là một cách cực kỳ vui nhộn.
Lúc mới sinh
Khuôn mặt và giọng nói của bạn thường là hai thứ mang lại cảm giác được vỗ về tuyệt vời nhất với em bé sơ sinh. Bạn có thể bối rối khi mỉm cười và thì thầm với con, còn con lại đáp trả bằng ánh mắt buồn ngủ, trống rỗng, tuy nhiên đó lại là một dấu hiệu tốt!
Tại thời điểm đó, bé chưa có khả năng thể hiện cảm xúc tích cực nào hơn cái nhìn yên lặng. Dù con có thể khóc hay không khóc, nhưng khi con quay về phía bạn và nhìn chằm chằm vào khuôn mặt bạn, bé muốn nói: con rất ổn.
Khi con thấy thooải mái khi nằm trên cánh tay bạn mà không cong lưng, đó là một dấu hiệu cho thấy bé thấy hạnh phúc. Ở tuổi này, các bé rất vui khi bạn đáp ứng các nhu cầu cơ bản bé muốn: Bạn dỗ dành khi bé khóc, cho bé ăn, thay tã, và ru ngủ. Bạn có thể gọi con mình là “bà/ ông già cáu kỉnh", nhưng bạn biết con hạnh phúc khi nằm rúc trong vòng tay của bạn và ngủ thiếp đi.
1-3 tháng: Cười và chia sẻ
Tầm khoảng giữa 4 và 10 tuần tuổi, bé bắt đầu mỉm cười một cách tự nhiên, chứ không phải theo phản xạ. Trước đó, nụ cười của bé là bởi thấy thoải mái bên trong, như không còn đầy hơi, không thấy đau bụng hay như một phản xạ . Nhưng bây giờ, con cười để phản ứng trực tiếp đến một điều gì đó mà ai đó làm với mình.
Mọi chuyện trở nên thú vị hơn khi bé biết cười thành tiếng. Bé thể hiện sự vui mừng với âm thanh vui vẻ và sự đụng chạm của bạn. Hẳn bé nào ở thời điểm đó cũng đều rất thích khi được gặm yêu đôi chân và có tiếng động minh họa kèm theo. Vào khoảng 6 tháng, các yếu tố bất ngờ trở nên có tác động lớn. Bạn có thể áp dụng kiểu ú òa trước đây để bé có thể cười thoải mái.
4-7 tháng: Bập bẹ
Lúc đầu, “lời nói” bé phát ra là một loạt các âm thanh kết hợp với nhau. Những “mật mã” đó có thực sự đưa ra nhiều thông tin? Trên thực tế, là có! Trẻ tiếp nhận những âm thanh (và cùng với đó là ngữ điệu của bạn) từ việc lắng nghe bạn. Bây giờ các bé có thể bày tỏ cảm xúc của mình qua lời nói. Khi con bập bẹ với âm thanh của giọng cao hơn, con đang quan tâm tới điều gì đó hoặc đang vui vẻ vì được tương tác với bạn.
Khi được 1 năm tuổi, trẻ đã nhận biết được cảm giác hài hước, vui vẻ. Trong một nỗ lực để làm cho bạn cười, bé có thể đặt một cái tã lên đầu hoặc nói bi bô vào chén uống nước của mình. Các nghiên cứu về sự phát triển khả năng hài hước ở trẻ em cho thấy bé nghĩ làm những việc ngốc nghếch với các đồ vật, nói chung, là một cách cực kỳ vui nhộn.