Cười vỡ bụng với chuyện "bà đẻ" bắt vạ bác sĩ

Thanh Hằng,
Chia sẻ

Có những "bà đẻ" bắt vạ bác sĩ với những lý do rất ngây thơ như: "chỗ ấy của em bị xấu", "tại sao em bỗng dưng hay khóc?"...

Gi gỉ gì gi… cái gì cũng bắt vạ bác sĩ

Nhiều bà đẻ và người thân muốn đứa trẻ ra đời vào ngày lành tháng tốt nên khẩn thiết xin được mổ lấy thai đúng “giờ hoàng đạo” tuy nhiên không phải lúc nào "bé cũng chiều lòng bố mẹ". Trường hợp chị Thu Thoan (Lĩnh Nam, Hà Nội) là một ví dụ. 

Khi biết tin phải mổ đẻ, chị đi tìm thầy xem rồi quyết chí phải ngày 15/4 mới được mổ lấy thai. Chị bảo ngày đó, giờ đó, phút đó là thằng cu được sinh ra sẽ hưởng số sướng nhất, thành đạt nhất, khỏe mạnh nhất, hiếu thảo nhất.

Thế nhưng em bé trong bụng chị lại quyết tâm đòi ra sớm hơn với dự định mấy ngày làm chị chẳng trở tay kịp. Ngày 12, chị phải nhập viện vì bị chảy nước ối. Cứ nghĩ là chưa có vấn đề gì, chị vẫn tung tăng hồn nhiên hát hò khi vào viện, nhưng khi khám, bác sĩ hốt hoảng khi thấy bé có dấu hiệu suy tim, nước ối sắp cạn. Nghe bác sĩ chỉ định mổ luôn, chị Thoan khóc loạn bệnh viện: “Sao bác sĩ lại 'sớm nắng chiều mưa thế', chẳng có giờ giấc chuẩn gì thế này? Em không đẻ đâu, bác sĩ hẹn 15 cơ mà?”. 

Cười vỡ bụng với chuyện
Có những sản phụ bắt vạ bác sĩ với những lý do rất ngây thơ như: "chỗ ấy bị xấu", tại sao em bỗng dưng hay khóc? (Ảnh minh họa)

Rồi có trường hợp bà đẻ bắt vạ bác sĩ chỉ vì “làm cho chỗ ấy của em xấu xí như con trâu ấy”. Sự “xuống cấp” trầm trọng của cơ thế lúc sinh con xong khiến Thanh Tú (Hàng Bạc) chán ngán vô cùng.

Ngực chảy xệ, da thì vừa rạn vừa nhăn nheo, thậm chí chị còn cho rằng “vùng kín” của mình giãn rộng và xấu xí đi nhiều do các bác sĩ mạnh tay, "rạch tới bến" lúc chị sinh. Bởi vậy, khi nhận thấy chồng có vẻ hụt hẫng lúc gần gũi, chị quyết định phải tìm gặp bác sĩ để hỏi cho ra ngô ra khoai. 

Tại phòng khám, bác sĩ MB và mọi người được một phen cười nghiêng ngả khi chị Thanh Tú đến bắt vạ: “Em chết đây bác sĩ ơi, sau khi mổ sinh con xong, chồng em chê em không khác gì hoa khế? Em bắt đền bác sĩ đấy”. 

Chị vừa kể vừa khóc tiếp: “Trước đây ai cũng khen em đẹp, xinh, ngon nghẻ thế mà giờ cái gì cũng xuống cấp trần trọng, đặc biệt là... cái bông hoa khế đó”. Rồi chị tiếp tục mếu máo, năn nỉ bác sĩ tư vấn cho chị cách làm thế nào để "nó trông đẹp hơn!".

Sau khi được bác sĩ đưa ra lời khuyên về việc chị nên siêng tập thể dục, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng… chị Tú mới an tâm đi về. Trước khi về chị còn liếc xéo: “Em làm theo mà không đỡ em lại đến đấy ạ”. 

Trong quá trình mang thai, chị Bình đã nổi tiếng khó tính, thay đổi tính nết đi trông thấy, điều này càng thể hiện rõ khi chị sắp lên bàn đẻ. Chị chờ đợi mãi tới hơn 9 tháng sau cu Bi chào đời, trong suốt thời gian đó, động một chút là chị cáu, người lúc nào cũng bải hoải mệt mỏi. Dù chồng rất chiều song tình hình không đỡ. Tâm trạng cứ dồn nén dần một cách vô cớ khiến giờ chị lúc nào cũng đau đầu. 

Ngày "khai hoa nở nhụy" đã tới, khi bác sĩ bế bé Bi tới chào mẹ thì thay vì khóc sung sướng thì chị lại khóc bắt đền bác sĩ: “Bác sĩ đỡ đẻ kiểu gì mà con em nhìn xấu như con khỉ thế kia”.

Bất ngờ, buồn cười nhưng mọi người trong phòng sinh không ai dám cười to vì lý do bà đẻ bắt vạ hết sức khó trả lời này. 

Sản phụ cần tỉnh táo chuẩn bị tâm lý

Chia sẻ với chúng tôi về vấn đề này, bác sĩ Lê Thị Kim Dung – trưởng khoa Sản – Trung tâm y tế Thái Hà cho hay, trong quá trình làm việc của mình, bác sĩ cũng gặp không ít bi hài từ những lần "ăn vạ" của bà đẻ. Có những lúc bác sĩ gặp những sản phụ rất là lạ, từ lúc nhập viện, dù cơn chuyển dạ chưa tới nhưng sản phụ vẫn cần mẫn gào thét, khóc lóc vật vã khiến ai cũng lấy làm ái ngại. Dù rất thông cảm và khuyên can nhưng sản phụ nhất quyết việc người, người làm, còn mình khóc, cứ khóc.

Bác sĩ Dung nhấn mạnh rằng: tuy ít những trường hợp bắt vạ nhưng không phải là không có những chuyện như trên. Hầu hết các bà mẹ mang thai đều mong chờ giây phút được đón chào thiên thần bé nhỏ chào đời, nhất là trong lần mang thai đầu tiên. Tuy nhiên, quá trình sinh nở là một quá trình vô cùng phức tạp, quá trình này có thể khiến bà mẹ phải đối mặt với những sự vất vả, nó khiến tâm sinh lý của sản phụ thay đổi, bị xáo trộn. 

Vì vậy bà mẹ nên chuẩn bị tâm lý vững vàng trước, trong và sau khi mang thai. Bà mẹ nên nghĩ tới hạnh phúc mà đứa con mang lại cho mình, chủ động đón nhận những điều bỡ ngỡ sau khi sinh để không khỏi bị sốc.

Cười vỡ bụng với chuyện
(Ảnh minh họa)
 
Ngoài việc chia sẻ công việc với người thân, chị em nên dành thời gian nghỉ ngơi để tránh lo lắng quá mức, sản phụ nên nâng cao kiến thức cho bản thân mình trong việc chăm sóc bản thân.
 
Đôi khi, những căng thẳng sau khi sinh chỉ là cảm giác hoặc do chị em quá lo lắng mà ra. Vì vậy, bà bầu nên giữ tâm lí thật thoải mái, yêu thương bản thân mình. 

Chị Trần Thúy - một bà mẹ 3 con với nick meyeubekhongnao trên diễn đàn về mẹ và bé chia sẻ: “Có con là một hạnh phúc lớn lao, người mẹ nên hạnh phúc vì điều này, chấp nhận hi sinh vóc dáng, giấc ngủ của mình để nhìn con lớn từng ngày”.



Tuy đơn giản nhưng nếu chăm chỉ tập luyện hàng ngày, mẹ bầu sẽ thấy tác dụng giảm đau lưng khá hiệu quả.
Cười vỡ bụng với chuyện
Chia sẻ