Cứ mỗi lần cho con bú là thấy kinh sợ, mặc cảm tội lỗi, khi biết được lý do thực sự đằng sau người mẹ trẻ càng thêm sợ hãi

Nhi Trần,
Chia sẻ

Hóa ra nguyên nhân của sự đau đớn tột cùng khi cho con bú của người mẹ này bắt nguồn từ chính một hội chứng lạ nhiều phụ nữ đã từng mắc.

Cô Deena Todd, từ, Yeovil, Somerset (Anh) đã tiết lộ một tình trạng hiếm gặp mà bản thân mắc phải được gọi là ''hội chứng khó chịu buồn chán mỗi khi cho con bú" (breastfeeding dysphoria) khiến cô luôn cảm thấy sợ hãi dữ dội mỗi khi cơ thể tiết sữa.

Deena có cảm giác nhớ nhà và lo lắng quá mức khiến cô rơi nước mắt mỗi khi cho con bú. Điều này khiến người bà mẹ 31 tuổi cảm thấy hối hận khi có cô con gái Isla, hiện đã 5 tuổi. Cô cũng phải chịu nỗi khiếp sợ tương tự với đứa con thứ hai, Koby. Các bác sĩ đã bỏ qua trường hợp của Deena và cho rằng cô bị trầm cảm sau sinh, cho dù cô cảm thấy bản thân hoàn toàn bình thường mỗi khi không cho con bú.

Cứ mỗi lần cho con bú là thấy kinh sợ, mặc cảm tội lỗi, khi biết được lý do thực sự đằng sau người mẹ trẻ càng thêm sợ hãi - Ảnh 1.

Cô Deena đã tiết lộ một tình trạng hiếm gặp mình mắc phải được gọi là "phản xạ tống máu sữa", nó gây ra nỗi kinh sợ mỗi khi cơ thể cô tiết sữa

Cứ mỗi lần cho con bú là thấy kinh sợ, mặc cảm tội lỗi, khi biết được lý do thực sự đằng sau người mẹ trẻ càng thêm sợ hãi - Ảnh 2.

Cô Deena sau khi sinh đứa con thứ hai, bé Koby, hiện đã 8 tháng,

Sau khi tìm hiểu, Deena phát hiện ra một nguyên nhân tiềm ẩn gây ra cảm giác kỳ quái của mình, được gọi là phản xạ tống máu sữa hay còn có tên khác là D-MER.

Những nghi ngờ của cô về tình trạng này đã được xác nhận sau khi bé Koby chào đời, hiện đã 8 tháng. Tuy nhiên, cô Deena đã có thể làm chủ cảm xúc của mình tốt hơn với bé.

Cô Deena cho biết: "Chuyện này xay ra ở bệnh viện khi tôi lần đầu cho con gái bú. Ban đầu tôi chỉ cảm thấy nhớ nhà dữ dội. Sau đó, cảm giác sợ hãi mãnh liệt này bùng phát. Thật khó để giải thích, nhưng những bà mẹ khác mà tôi biết đã mô tả nó giống như giết một con chó của gia đình.

Sau đó, tôi sẽ bị những cơn lo âu, trầm cảm và nhớ nhà mỗi khi tôi cho con bú sữa mẹ. Điều này tồi tệ đến mức khi tôi biết mình chuẩn bị cho con bú, tôi sẽ bật khóc khi biết cảm xúc này sẽ quay trở lại".

Hội chứng D-MER khá hiếm thấy trong ngành y tế, theo cô Deena không có con số cụ thể về những người bị ảnh hưởng bởi hội chứng này.

Cứ mỗi lần cho con bú là thấy kinh sợ, mặc cảm tội lỗi, khi biết được lý do thực sự đằng sau người mẹ trẻ càng thêm sợ hãi - Ảnh 3.

Cô Deena cho biết thật khó để mô ta cảm xúc này

Cứ mỗi lần cho con bú là thấy kinh sợ, mặc cảm tội lỗi, khi biết được lý do thực sự đằng sau người mẹ trẻ càng thêm sợ hãi - Ảnh 4.

Các bác sĩ cho biết cô bị chứng trầm cảm sau sinh của cô, mặc dù cô cảm thấy hoàn toàn bình thường khi cô không cho con bú

D-MER được cho là xảy ra do sự sụt giảm mạnh của dopamine mỗi khi cơ thể người mẹ tiết sữa. Trong vài ngày đầu làm mẹ, cô Deena cho biết cảm giác kỳ quái này nghiêm trọng đến mức khiến cô hối hận khi trở thành mẹ và không thể gắn kết với con.

Cô cho biết: "Những cảm giác này chỉ xuất hiện khi tôi đang cho con bú, ngay trước khi tôi bắt đầu. Nhưng trước khi tôi biết đó là một tình trạng thì tôi chỉ nghĩ đó là điều bình thường mà một người phụ nữ cảm thấy sau khi sinh con.

Tôi biết rằng tôi phải chăm sóc con gái mình, nhưng tôi cũng lo lắng rằng cảm xúc của mình sẽ không cho tôi làm điều ấy. D-MER khiến tôi không thể cảm thấy như một bà mẹ".

Cứ mỗi lần cho con bú là thấy kinh sợ, mặc cảm tội lỗi, khi biết được lý do thực sự đằng sau người mẹ trẻ càng thêm sợ hãi - Ảnh 5.

Cô Deena cho biết D-MER khiến cô cảm thấy mình là một bà mẹ tồi và hiện cô đang nâng cao nhận thức về tình trạng bệnh còn xa lạ này..

Sau khi tiếp tục có một đứa con khác, bé Koby, cô Deena cảm thấy bản thân có sự chuẩn bị hơn.

Cô chia sẻ: "Khi tôi có đứa con thứ hai, Koby, tôi biết điều gì sẽ xảy ra với tôi khi cho con bú, điều đó khiến mọi thứ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, tôi không sợ hãi, tôi có cơ chế đối phó của riêng mình.

Bạn không thể làm gì để điều trị tình trạng cụ thể này, bạn phải tự tìm lối thoát, nhưng tất cả chỉ là hiểu lý do tại sao nó xảy ra và nhận ra rằng nó sẽ đi khi bạn ngừng cho con bú".

Cô Deena hiện đang quyết tâm nâng cao nhận thức bằng cách khuyến khích mọi người tin rằng bất cứ ai trong số họ cũng có thể bị hội chứng D-MER.

"D-MER khiến tôi cảm thấy mình là một người mẹ tồi, hoặc tôi không nên là một người mẹ. Chúng tôi thực sự cần nhiều bác sĩ hơn để biết tình trạng này là gì, sẽ có những bà mẹ ngồi ở nhà, những người cảm thấy như họ không nên làm mẹ".

Phản xạ tống máu sữa là gì?

D-MER được đặc trưng bởi những cảm xúc tiêu cực, xảy ra vài giây trước trước phản xạ tống xuất sữa mẹ khi cho con bú.

Có nhiều từ khác nhau được sử dụng để giải thích những cảm xúc diễn ra với hội chứng D-MER và thường xuyên nhất là:

Cảm giác trống rỗng trong dạ dày

Sự lo ngại

Nỗi buồn

Kinh sợ

Hướng nội

Lo lắng

Cảm xúc khó chịu

Sợ

Cáu gắt

Vô vọng

Lý thuyết hiện tại là D-MER xảy ra do hoạt động không phù hợp của hormone, dopamine. Các triệu chứng của D-MER có thể giảm 3 tháng sau khi sinh hoặc chúng có thể tiếp tục trong suốt thời gian cho con bú.

Nguồn: Dailymail, Metro


Chia sẻ