Người mẹ 37 tuổi mang thai đôi bị dính chặt liền nhau, tỉ lệ sống thấp, bác sĩ chỉ đích danh "thủ phạm" chính là thứ trong căn phòng đang sửa dở

Khánh Ly,
Chia sẻ

Siêu âm cho thấy thai nhi bị dính liền và tỉ lệ sống sót vô cùng thấp, điều này như giáng một đòn mạnh vào người mẹ bất hạnh.

Lan Lan năm nay 37 tuổi, cô sống ở Du Bắc, Trùng Khánh (Trung Quốc), hiện cô đang mang thai. Trước đây, khi thai được 3 tháng cô đã đến bệnh viện địa phương để làm siêu âm, lúc đó cô được xác nhận là mang thai đôi. Tuy nhiên, hiện tại thai nhi của Lan Lan đã được 7 tháng, lần khám thai định kỳ này cô đã quyết định đến Bệnh viện Trùng Khánh để kiểm tra.

Kết quả kiểm tra lần này khiến cả Lan Lan và gia đình đều vô cùng sốc, thông qua siêu âm màu bác sĩ phát hiện, thai nhi trong bụng của Lan Lan là một cặp em bé dính liền nhau, ngực và thành bụng của 2 thai nhi nối với nhau, cả 2 có chung một trái tim và cấu trúc tim mạch rất rối loạn. Cả hai thai nhi đều có bàng quang, thận, nhìn thấy rõ cả tay và chân, tuy nhiên khả năng sống trong bụng mẹ vẫn tốt.

Người mẹ 37 tuổi mang thai đôi bị dính chặt liền nhau, tỉ lệ sống thấp, bác sĩ chỉ đích danh thủ phạm chính là thứ trong căn phòng đang sửa dở - Ảnh 1.

Kết quả siêu âm cho thấy hai bé sinh đôi bị dính liền nhau

Các bác sĩ ở Khoa sản thuộc Bệnh viện Trùng Khánh cho biết, cặp "em bé dính liền" này, sau khi sinh tỉ lệ sống sót thuận lợi vô cùng thấp, chiếm 1/200.000 ca. Sự việc này như giáng một đòn mạnh vào người mẹ bất hạnh, nhưng điều lớn hơn vẫn chính là sự hối hận. Sau khi tìm hiểu bác sĩ được biết, giai đoạn đầu khi mới biết mang thai Lan Lan vô cùng vui mừng. Vì vậy, cô muốn tự bản thân mình phải sửa sang lại một phòng cho em bé. Trong quá trình sơn sửa nhà cửa, bản thân cô trực tiếp tiếp xúc với lượng lớn formaldehyde, cô không biết rằng điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai nhi.

Người mẹ 37 tuổi mang thai đôi bị dính chặt liền nhau, tỉ lệ sống thấp, bác sĩ chỉ đích danh thủ phạm chính là thứ trong căn phòng đang sửa dở - Ảnh 2.

Điều này khiến người mẹ vô cùng đau đớn

Formaldehyde là gì? Có tác hại như thế nào đối với con người?

Liên quan đến nguyên nhân gây dị tật thai nhi này, các chuyên gia cho biết, trừ những việc xảy ra ngoài ý muốn khi mang thai, ảnh hưởng từ môi trường cũng không được xem nhẹ. Trong đó ảnh hưởng lớn nhất là ô nhiễm formaldehyde trong nhà, chất này có nhiều nhất ở đồ gỗ mới hoặc sơn tường.

Formaldehyde hay còn gọi là hóa chất công nghiệp formaldehyde đây là hợp chất hữu cơ không màu dễ bay hơi. Hóa chất này có khả năng chuyển sang thể khí ở điều kiện bình thường, có mùi cay xốc, có mùi khó chịu. Trong thực tế ứng dụng formaldehyde trong nhiều lĩnh vực như làm thuốc bảo quản trong phòng thí nghiệm nhà xác, sử dụng trong đồ gia dụng, keo, vải chống nhăn, chất tráng giấy, thuốc trừ sâu, thuốc sát trùng và diệt trùng và đặc biệt có trong các sản phẩm gỗ công nghiệp.

Nhu cầu một tăng cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Hóa chất công nghiệp formaldehyde dùng rộng rãi trong các ngành công nghiệp dệt, nhựa, chất dẻo, trong giấy, sơn, xây dựng, mỹ phẩm, thuốc nhuộm tóc, keo dán, thuốc nổ, các sản phẩm làm sạch, trong thuốc và sản phẩm nha khoa, giấy than, mực máy photocopy… làm chất tiệt trùng trong nông nghiệp và thủy sản.

Người mẹ 37 tuổi mang thai đôi bị dính chặt liền nhau, tỉ lệ sống thấp, bác sĩ chỉ đích danh thủ phạm chính là thứ trong căn phòng đang sửa dở - Ảnh 3.

Formaldehyde là một chất rất độc hại với sức khỏe con người

Tổ chức Y tế Thế giới liệt kê formaldehyde vào loại hóa chất độc hại đối với sức khỏe con người. Cơ thể con người nếu tiếp xúc với formaldehyde trong thời gian dài thì dù hàm lượng cao hay thấp cũng gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho da và hệ thống hô hấp, các bệnh về bạch cầu, gây ung thư nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là ung thư đường hô hấp như mũi, họng, phổi... Formaldehyde là tác nhân gây ra sai lệch và biến dị các nhiễm sắc thể, phụ nữ có thai bị nhiễm có thể bị ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai.

Khi nồng độ formaldehyd trong không khí ở trong phòng cao hơn 0,24 đến 0,55mg/mét khối, formaldehyde cũng có thể ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, chức năng miễn dịch, chức năng sinh sản và khả năng trao đổi chất của bà bầu, có thể dẫn đến tình trạng đau đầu, mệt mỏi, cơ thể không có sức lực, buồn bực, mất ngủ và các triệu chứng khác. Thời gian dài ở trong phòng có chứa formaldehyde, rất dễ làm trầm trọng thêm hội chứng ở bà bầu như buồn nôn, nôn.... Đồng thời, nó có thể gây ra nhiễm sắc thể bất thường ở trẻ sơ sinh, cuối cùng dẫn đến dị tật bẩm sinh thai nhi, sảy thai, não bộ của thai nhi bị tổn thương, và gây ra bệnh tim bẩm sinh.

Những thảm kịch như vậy liên tục xảy ra ở khắp mọi nơi, formaldehyde vẫn đang được giải phóng trong nhà, vì vậy khuyên mọi người thường xuyên mở cửa sổ thông gió, lưu thông tự nhiên không khí trong nhà, làm giảm lượng formaldehyde. Đối với phụ nữ mang thai, nên tránh xa những khu vực đang sơn sửa nhà cửa để tránh có những tác hại tới sức khỏe của bản thân cũng như của thai nhi.

Nguồn: News

Chia sẻ
Đọc báo phụ nữ 24h, tư vấn thai giáo thai nhi chỉ có tại aFamily.