aFamily
Mẹ và bé
Mang thai và sinh con
Làm mẹ
Bệnh trẻ thường gặp
Chuyên gia
Con phát hoảng vì... "bệnh dọa" của bố mẹ
Nguyễn Mai,
Theo Trí Thức Trẻ
Chia sẻ
Thích
Tiêu điểm
Hot mom
Trầm cảm sau sinh
Dạy con kiểu nhật
Người nổi tiếng dạy con
Chuyện đi đẻ của người nổi tiếng
Mang thai
40 tuần thai kỳ
Tháng đầu tiên
Tháng thứ 2
Tháng thứ 3
Tháng thứ 4
Tháng thứ 5
Tháng thứ 6
Tháng thứ 7
Tháng thứ 8
Tháng thứ 9
Sức khỏe mẹ bầu
Siêu âm thai
Tâm lý bà bầu
Những điều nên làm
Những điều nên tránh
Rắc rối trong thai kỳ
Đau lưng
Chuột rút
Táo bón
Rạn da
Thể dục khi mang thai
Bài thể dục cho bà bầu
Lưu ý khi tập thể dục
Mẹ thông thái
Chăm con
0 đến 3 tháng tuổi
3 đến 6 tháng tuổi
6 đến 9 tháng tuổi
9 đến 12 tháng tuổi
1 tới 3 tuổi
3 tới 5 tuổi
Trên 5 tuổi
Ăn dặm
Chăm con bị ốm
Sai lầm chăm con
Tư vấn dinh dưỡng
Tăng chiều cao cho bé
Dạy con
Dạy con thông minh
Dạy con kiểu Nhật
Dạy con kiểu Pháp
Dạy con nên người
Chia sẻ kinh nghiệm
Sao Việt dạy con
Những sai lầm cần tránh
Dạy con trưởng thành
Video
Các cách chăm con
Kỹ năng cần dạy con
Video về mang thai
Góc hài hước
Ảnh đẹp của bé
Ảnh hài hước
Ngộ nghĩnh trẻ thơ
Video hài hước
Danh sách bác sĩ nhi
Địa chỉ khám thai
Trong quá trình nuôi dạy con cái, các bậc cha mẹ không tránh khỏi những lúc cáu giận. Thế nhưng có những ông bố, bà mẹ "sập cửa" dọa đuổi con ra khỏi nhà. Khiến trẻ khủng hoảng tâm lí trầm trọng.
Khi quý tử nhí nổi loạn
Nực cười chuyện bố mẹ… giành ăn của con
Choáng vì con bé tí đã ngang ngược
Mẹ cáu… “đuổi” con ra đường
Nhớ lại câu chuyện tất tưởi, khóc mếu
đi tìm con
cách đây mấy tháng mà anh Hoàng, chị Ngọc (Cầu Giấy – Hà Nội) vẫn còn toát mồ hôi hột. Chị Ngọc thời gian đó đang mang bầu nên tính khí căng thẳng, thường xuyên cáu gắt. “Nhiều khi bụng bầu nặng nề, đi làm về đã mệt lại thấy con bày bừa đồ chơi ra nhà. Cứ phải luôn tay luôn chân dọn dẹp nên lắm lúc không kiềm chế được cảm xúc nên tôi đã mắng cháu…”, chị Ngọc kể.
Theo lời chị kể, cũng có hôm vì muốn con ngồi im một chỗ nên chị đã dọa con rằng: "Nếu cứ nghịch ngợm thì mẹ đuổi con ra khỏi nhà".
Và theo chị, trước đó mỗi lần mắng hay quát nạt thì bé Việt – con chị, e dè liếc nhìn mẹ, dọn dẹp xong thì ngồi im ở ghế: “Nhưng hôm đó, không hiểu cháu
đùa nghịch
kiểu gì mà cốc chén vỡ tan tành. Tôi bực mình nên bảo với cháu rằng ‘Con chỉ gây rối, không được việc gì cả. Biến ngay đi’. Và thế là cháu đi thật”.
Mãi đến tận 7h tối, gọi mãi không thấy con ra ăn cơm tối thì anh chị vào phòng con và hốt hoảng khi không thấy con đâu. Gọi điện cho hai bên nội ngoại, các bác, cô, chú… cũng không thấy tăm hơi con ở đâu. Rồi huy động cả đại gia đình tỏa đi các hướng tìm nhưng con vẫn bặt vô âm tín.
“Lúc đó, cả nhà đều hoảng loạn, hầu như ai cũng nghĩ đến cảnh không may… thì chị hàng xóm ở cuối phố dẫn cháu về. Chị bảo rằng thấy cháu ngồi ở công viên khóc, hỏi ra thì cháu bảo ‘cả nhà, ai cũng ghét con. Mẹ vừa đuổi con đi’. Cũng may cháu không đi xa, nếu không thì ân hận cả đời”, chị Ngọc nói.
Hối hận không hết vì mắng, dọa đuổi con
Là một
bà mẹ
nghiêm khắc và khó tính, cộng với việc hàng ngày đọc thấy nhiều thông tin những đứa trẻ vị thành niên phạm tội nên chị Lan (Hòa Mã – Hà Nội) quán triệt tinh thần dùng biện pháp mạnh để uốn nắn con ngay từ khi con nhỏ. Chị luôn đề cao cảnh giác “con sẽ hư”, cho nên không bao giờ nhân nhượng bất cứ điều gì với con.
Đặc biệt, mỗi lần con làm điều gì không đúng ý hoặc làm phạm phải lỗi lầm nào đó là chị quát nạt và gom quần áo, dọa đuổi con ra khỏi nhà. Bé Thành – con trai chị, mới 6 tuổi đầu nhưng không biết bao lần phải đứng ngoài cánh cửa khóc lóc, xin lỗi mẹ để được vào nhà.
Có hôm, chồng chị đi làm về, thấy bé Thành ngồi thu vào một góc, mặt tái xanh, khóc không thành tiếng vì bị mẹ đóng sập cửa không cho vào nhà. Còn chị thì vẫn giận dữ mắng con đằng sau lớp cửa kính: “Lần này thì cho đi luôn. Đi đâu ăn được thì đi. Đã dặn là không được nhận đồ ăn uống từ người ngoài… Nhỡ đó là bọn bắt cóc…”. Và rốt cuộc nguyên nhân chỉ vì bác hàng xóm cho bé Thành gói bánh, thằng bé tự tiện ăn mà chưa xin phép mẹ.
Thấy chị dạy bảo con có phần thô bạo, chồng chị Lan góp ý nhưng chị lúc nào cũng đáp lại một câu: “Không dạy từ bây giờ, sau đổ đốn”. Cứ như vậy, mỗi lần con “không nên không phải” là chị kéo ra khỏi nhà. Dần dần bao nhiêu nỗi sợ hãi dồn lại, bé Thành mang cả vào
giấc ngủ
. Đêm nào bé cũng ú ớ van xin: “Mẹ đừng đuổi con”; “Con xin lỗi mẹ”… Nhiều đêm thấy con la, khóc, chị Lan chạy vào toan dỗ dành thì bé Thành co rúm người lại, sợ hãi hơn khi trông thấy mẹ. Lúc này chị Lan hối hận và nhận thấy biện pháp dạy con của mình đã phản tác dụng
Đừng đẩy con vào ngõ cụt bằng cách la mắng nặng nề, dọa dẫm đuổi con ra khỏi nhà... (Ảnh minh họa).
Như trường hợp của gia đình chị Thủy (Thanh Xuân – Hà Nội) thì đi hết từ ân hận này, dồn đến hối lỗi khác bởi chính anh chị khiến đứa con gái 5 tuổi trở nên
trầm cảm
. Giờ đây, muốn gần con, muốn con vui vẻ chơi đùa nhưng cả ngày chỉ ngồi quay mặt vào tường, không giao lưu trò chuyện với ai. Nhìn đứa con bé bỏng thì anh thở dài ân hận, còn chị len lén đưa tay gạt nước mắt.
Hai anh chị vốn là dân kinh doanh, cả ngày “ấn” con cho người giúp việc. Buổi tối về nhà tắm rửa xong xuôi là lao vào kiểm kê tiền bạc. Khi con gái mon men đến gần không anh, thì chị xua con đi chỗ khác. “Nhiều lần con bé chắc là muốn bố mẹ chú ý, nên lấy tiền bố mẹ vừa xếp lại, ném tung lên. Chúng tôi vì mải mê, cho rằng con nghịch ngợm nên quát mắng. Có hôm nặng lời thì đuổi con ra ngoài… Vậy nên giờ đây…”, chị Thủy nghẹn ngào cho biết.
Tạm kết:
“Đừng đẩy con vào ngõ cụt”, đó là lời khuyên của các chuyên gia tâm lý dành cho những bậc phụ huynh. Theo các chuyên gia, trong quá trình
nuôi dạy con cái
, các bậc cha mẹ không tránh khỏi những lúc cáu giận. Nguyên nhân của những sự cáu giận đó chủ yếu là do con phạm lỗi, không nghe lời... Và đôi khi sự cáu giận của cha mẹ với con trẻ là vô cớ.
Việc la mắng nặng nề, áp đặt cả hình thức phạt dù là dọa dẫm đối với con trẻ, ít nhiều cũng tạo thành những gánh nặng tâm lý. Đối với những trẻ con non nớt, chúng chưa thể hiểu thế nào là “dọa” và thế nào là “thật”. Cách cư xử của cha mẹ mặc nhiên chỉ được trẻ hiểu rằng “Cha mẹ không cần mình, không thương mình”. Từ đó, nỗi lo sợ đè nặng sẽ khiến trẻ có vấn đề về tâm lý. Nhẹ thì mất niềm tin,khủng hoảng tâm lí, nặng thì trầm cảm...
Do đó, cha mẹ nên bình tĩnh trước lỗi lầm của con. Hãy trò chuyện với trẻ để trẻ có cơ hội nhận ra và sửa chữa sai lầm của mình. Cách khiến con gần gũi và ngoan ngoãn chính là bố mẹ hãy trở thành người bạn, tin tưởng và chia sẻ với con.
Nuôi con không phải là vấn đề dễ với bất kỳ bà mẹ nào. Bởi vì có những bà
mẹ lười chăm con
khiến người xung quanh phát hoảng
Chia sẻ
Thích
Tâm lý trẻ
Quy tắc dạy con
Khủng hoảng
Nên người
Đọc thêm
Bấm để xem thêm