Con khủng hoảng tâm lý vì bố mẹ "mỗi người dạy một phách"
(aFamily.vn) - Sự bất đồng quan điểm trong việc giáo dục con cái của cha mẹ đôi khi không chỉ ảnh hưởng không tốt tới lối sống, cách hành xử của con mà nó còn khiến các con bị khủng hoảng tâm lý.
1. Là một vị giám đốc giàu có, quyền lực nhưng chẳng hiểu tại sao anh Quân lại mê mệt chị Hoan, một thôn nữ lên Hà Nội làm nghề gội đầu thuê. Với anh, chị như một bông hoa thôn dã thuần khiết, đáng trân trọng.
Bỏ qua mọi lời ngăn cản từ gia đình, anh vẫn cưới chị. Và đến khi bé Thiên Anh ra đời, anh mới nhận ra sự chênh lệch về nhận thức, quan điểm, lối sống của hai người ảnh hưởng lớn đến con như thế nào.
Khi bé Thiên Minh còn nhỏ, mọi chuyện còn đơn giản vì việc ăn uống, vệ sinh cho bé đã có osin lành nghề giúp đỡ. Tới khi bé nhận thức được mọi vấn đề, rắc rối mới nảy sinh. Và điều anh lo nhất cũng đã đến. Đó là con cái dễ bị khủng hoảng tâm lý vì khi bố dạy điều này mẹ lại gạt phắt chỉ cho con kiểu khác...
Anh Quân than thở: “Mẹ cháu ở nhà nên việc dạy dỗ phải do mẹ đảm nhận. Nhưng giao con cho mẹ cháu, tôi thấy không yên tâm. Bởi vì cô ấy luôn xuề xòa mọi thứ, làm để cho xong việc. Tôi không muốn tính cách đó ảnh hưởng đến con”.
Anh Quân kể thêm rằng gia đình anh sống rất nề nếp, gọn gàng, ngăn nắp. Bố anh khi đi về lúc nào cũng phải sắp xếp hai chiếc dép thẳng thắn, bằng nhau chằn chặn. Hễ thấy dép bị lệch, ông cụ quay lại xếp vào đúng vị trí. Anh không cần vợ anh phải dạy con cẩn thận đến thế nhưng anh làm sao chấp nhận được khi con đi học về quăng một chiếc ngay tận cửa, còn một chiếc đá vào gầm giường.
Anh nhắc nhở con thì chị lại xuề xòa: “Anh rắc rối thế, trẻ con biết gì. Nó mới có 5 tuổi thôi, anh đừng sớm đưa con vào khuôn khổ như thế, khổ con lắm”.
Đừng bao giờ dạy con theo cách riêng của mình mà hãy thống nhất quan điểm của cả bố và mẹ. (Ảnh minh họa)
Ngay ngày hôm sau, bé Thiên Minh lại tái diễn màn quăng dép. Bị bố mắng, Thiên Minh cự nự: “Mẹ bảo con làm thế nữa cũng được cơ mà. Bố nói một kiểu, mẹ nói một kiểu con biết nghe ai. Con không làm như mẹ nói thì mẹ không yêu con...”.
Không chỉ có chuyện xếp dép, bao nhiêu việc anh muốn đưa con vào nề nếp như lấy đồ ở đâu phải cất vào chỗ đó, học xong phải xếp vở gọn gàng, quần áo cởi ra phải treo lên mắc hoặc để vào chậu,... nhưng chị lại gạt phăng đi vì muốn con thoải mái phát triển.
Cứ bố nói một đằng, mẹ lại bảo kiểu khác, Thiên Minh đứng giữa chẳng biết nghe ai, thế là cứ thấy cái gì dễ là thằng bé làm còn lại toàn lảng tránh. Dần dần, đứng giữa "cuộc chiến" bất phân của bố mẹ, Thiên Minh phản ứng bằng cách đảo tròn tròng mắt, nhăn nhó trước khi dậm chân uỳnh uỳnh xuống nền rồi khóc mếu bỏ đi chỗ khác.
Bỏ qua mọi lời ngăn cản từ gia đình, anh vẫn cưới chị. Và đến khi bé Thiên Anh ra đời, anh mới nhận ra sự chênh lệch về nhận thức, quan điểm, lối sống của hai người ảnh hưởng lớn đến con như thế nào.
Khi bé Thiên Minh còn nhỏ, mọi chuyện còn đơn giản vì việc ăn uống, vệ sinh cho bé đã có osin lành nghề giúp đỡ. Tới khi bé nhận thức được mọi vấn đề, rắc rối mới nảy sinh. Và điều anh lo nhất cũng đã đến. Đó là con cái dễ bị khủng hoảng tâm lý vì khi bố dạy điều này mẹ lại gạt phắt chỉ cho con kiểu khác...
Anh Quân than thở: “Mẹ cháu ở nhà nên việc dạy dỗ phải do mẹ đảm nhận. Nhưng giao con cho mẹ cháu, tôi thấy không yên tâm. Bởi vì cô ấy luôn xuề xòa mọi thứ, làm để cho xong việc. Tôi không muốn tính cách đó ảnh hưởng đến con”.
Anh Quân kể thêm rằng gia đình anh sống rất nề nếp, gọn gàng, ngăn nắp. Bố anh khi đi về lúc nào cũng phải sắp xếp hai chiếc dép thẳng thắn, bằng nhau chằn chặn. Hễ thấy dép bị lệch, ông cụ quay lại xếp vào đúng vị trí. Anh không cần vợ anh phải dạy con cẩn thận đến thế nhưng anh làm sao chấp nhận được khi con đi học về quăng một chiếc ngay tận cửa, còn một chiếc đá vào gầm giường.
Anh nhắc nhở con thì chị lại xuề xòa: “Anh rắc rối thế, trẻ con biết gì. Nó mới có 5 tuổi thôi, anh đừng sớm đưa con vào khuôn khổ như thế, khổ con lắm”.
Đừng bao giờ dạy con theo cách riêng của mình mà hãy thống nhất quan điểm của cả bố và mẹ. (Ảnh minh họa)
Ngay ngày hôm sau, bé Thiên Minh lại tái diễn màn quăng dép. Bị bố mắng, Thiên Minh cự nự: “Mẹ bảo con làm thế nữa cũng được cơ mà. Bố nói một kiểu, mẹ nói một kiểu con biết nghe ai. Con không làm như mẹ nói thì mẹ không yêu con...”.
Không chỉ có chuyện xếp dép, bao nhiêu việc anh muốn đưa con vào nề nếp như lấy đồ ở đâu phải cất vào chỗ đó, học xong phải xếp vở gọn gàng, quần áo cởi ra phải treo lên mắc hoặc để vào chậu,... nhưng chị lại gạt phăng đi vì muốn con thoải mái phát triển.
Cứ bố nói một đằng, mẹ lại bảo kiểu khác, Thiên Minh đứng giữa chẳng biết nghe ai, thế là cứ thấy cái gì dễ là thằng bé làm còn lại toàn lảng tránh. Dần dần, đứng giữa "cuộc chiến" bất phân của bố mẹ, Thiên Minh phản ứng bằng cách đảo tròn tròng mắt, nhăn nhó trước khi dậm chân uỳnh uỳnh xuống nền rồi khóc mếu bỏ đi chỗ khác.
Lần gần đây nhất, khi anh chị còn đang mải mê tranh cãi xem ai dạy con đúng, ai dạy con, thì tiếng cốc vỡ cùng với mảnh thủy tinh bắn tung té khiến anh chị giật mình quay lại. Hóa ra thủ phạm ném chiếc cốc xuống nền để dập tắt cuộc "khẩu chiến" của anh chị chính là Thiên Minh. Còn chưa kịp cất tiếng hỏi tội con thì anh chị khựng người khi con vừa khóc gào lên, vừa chạy khỏi nhà: "Con ghét bố mẹ... Ông ơi, bà ơi...".
2. Cũng chung tình trạng cha mẹ dạy con theo kiểu "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" giống gia đình anh Quân - chị Hoan, chị Nguyệt - anh Nam cũng khiến con khủng hoảng tâm lý chỉ vì nhất nhất muốn uốn nắn con đối nhân xử thế theo kiểu của riêng mình. Cụ thể là chị Nguyệt luôn hướng con phải lễ phép, chào hỏi tử tế với tất cả mọi người. Còn anh Nam thì lại muốn con có sự phân biệt mà hành xử...
Vốn là nhà có điều kiện nhưng chị Nguyệt dạy cu Bi phải chào hỏi, lễ phép với hai osin là bà Biên và chị Thủy. Chị luôn giải thích cho con bây giờ không phải thời xưa, osin cũng là công việc bình thường như chị đi làm... sếp. Osin không phải người hầu.
Thế nhưng khi chị vừa dứt lời, anh Nam lại ghé vào tai con: “Con đừng tin mẹ, osin khác nào kẻ hầu người hạ đâu. Con cần gì phải hạ mình hỏi han họ. Con nên nhớ ở nhà chúng ta là chủ nhé”.
Để “chứng minh” vị thế ông chủ, anh lên giọng quát mắng, chỉ trích osin trước mặt con. Thấy chồng dạy con như vậy, chị Nguyệt thường xuyên nhắc nhở thế nhưng anh ậm ừ rồi lại đâu vào đấy, 2 bố con cứ thì thụt nói chuyện nhỏ to về "tư cách" của chị giúp việc. Rồi trong một lần chứng kiến cảnh con “sao y bản chính” những lời lẽ xúc phạm osin, chị mới giật mình. Không muốn cu Bi mới tí tuổi đầu đã học thói hách dịch, phân biệt đối xử với người khác chị gọi con lại và tét vào mông con mấy cái thì cu Bi la toáng lên: “Mẹ thì biết cái quái gì chứ. Vô học như chị ý mà đòi ngang bằng với con à?”.
2. Cũng chung tình trạng cha mẹ dạy con theo kiểu "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" giống gia đình anh Quân - chị Hoan, chị Nguyệt - anh Nam cũng khiến con khủng hoảng tâm lý chỉ vì nhất nhất muốn uốn nắn con đối nhân xử thế theo kiểu của riêng mình. Cụ thể là chị Nguyệt luôn hướng con phải lễ phép, chào hỏi tử tế với tất cả mọi người. Còn anh Nam thì lại muốn con có sự phân biệt mà hành xử...
Vốn là nhà có điều kiện nhưng chị Nguyệt dạy cu Bi phải chào hỏi, lễ phép với hai osin là bà Biên và chị Thủy. Chị luôn giải thích cho con bây giờ không phải thời xưa, osin cũng là công việc bình thường như chị đi làm... sếp. Osin không phải người hầu.
Thế nhưng khi chị vừa dứt lời, anh Nam lại ghé vào tai con: “Con đừng tin mẹ, osin khác nào kẻ hầu người hạ đâu. Con cần gì phải hạ mình hỏi han họ. Con nên nhớ ở nhà chúng ta là chủ nhé”.
Để “chứng minh” vị thế ông chủ, anh lên giọng quát mắng, chỉ trích osin trước mặt con. Thấy chồng dạy con như vậy, chị Nguyệt thường xuyên nhắc nhở thế nhưng anh ậm ừ rồi lại đâu vào đấy, 2 bố con cứ thì thụt nói chuyện nhỏ to về "tư cách" của chị giúp việc. Rồi trong một lần chứng kiến cảnh con “sao y bản chính” những lời lẽ xúc phạm osin, chị mới giật mình. Không muốn cu Bi mới tí tuổi đầu đã học thói hách dịch, phân biệt đối xử với người khác chị gọi con lại và tét vào mông con mấy cái thì cu Bi la toáng lên: “Mẹ thì biết cái quái gì chứ. Vô học như chị ý mà đòi ngang bằng với con à?”.
Lúc này chị quay sang nhìn anh thì anh giả vờ quay mặt đi chỗ khác coi như không phải lỗi tại mình. Mãi đến khi hỏi rõ nguyên do những lời nói đó là ai dạy con thì thằng bé chỉ về phía bố rồi bảo rằng: "Bố bảo mẹ nói không đúng".
Nghe con nói, chị trào nước mắt vì bế tắc. Chị lo lắng bố mẹ mỗi người dạy con một kiểu thế này thì không biết cu Bi sẽ có nhận thức về cuộc sống thế nào. Đấy là chưa kể, cu Bi còn lây bố cái tính coi thường người khác.
Kết:
Trong quá trình nuôi dạy con, điều quan trọng là cha mẹ phải thống nhất, đồng lòng và tìm ra phương thức giáo dục con đúng đắn. Nếu cứ khi mẹ mắng cha chạy lại bênh (hoặc ngược lại), trẻ sẽ vin vào một điểm tựa mà không biết vâng lời. Cha mẹ cũng tuyệt đối đừng bao giờ phê phán cách giáo dục của vợ/chồng trước mặt con hoặc trước mặt mọi người. Nếu có điểm nào chưa thống nhất hãy bàn bạc riêng với nhau để tìm ra hướng giải quyết ổn thỏa.
Theo các chuyên gia tư vấn tâm lí, việc giáo dục trẻ cần phải được dựa trên sự yêu thương và quan tâm đúng cách và có sự thống nhất giữa cha mẹ. Không để tình trạng cha mẹ “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, trẻ không biết nghe theo lời ai và vì thế lời nói của cha mẹ cũng dần mất trọng lượng. Hơn thế việc không biết phải nghe theo ai mới đúng sẽ dễ khiến trẻ bị khủng hoảng tâm lý, có lối suy nghĩ lệch lạc khi còn quá nhỏ.
Mâu thuẫn trong cách dạy con chính là một trong những thảm họa dạy con mà bố mẹ cần phải tránh. Hãy gần gũi và thân thiết với con, chịu khó lắng nghe những điều con nói hơn là chỉ biết đáp ứng đầy đủ nhu cầu vật chất cho trẻ.
Nghe con nói, chị trào nước mắt vì bế tắc. Chị lo lắng bố mẹ mỗi người dạy con một kiểu thế này thì không biết cu Bi sẽ có nhận thức về cuộc sống thế nào. Đấy là chưa kể, cu Bi còn lây bố cái tính coi thường người khác.
Kết:
Trong quá trình nuôi dạy con, điều quan trọng là cha mẹ phải thống nhất, đồng lòng và tìm ra phương thức giáo dục con đúng đắn. Nếu cứ khi mẹ mắng cha chạy lại bênh (hoặc ngược lại), trẻ sẽ vin vào một điểm tựa mà không biết vâng lời. Cha mẹ cũng tuyệt đối đừng bao giờ phê phán cách giáo dục của vợ/chồng trước mặt con hoặc trước mặt mọi người. Nếu có điểm nào chưa thống nhất hãy bàn bạc riêng với nhau để tìm ra hướng giải quyết ổn thỏa.
Theo các chuyên gia tư vấn tâm lí, việc giáo dục trẻ cần phải được dựa trên sự yêu thương và quan tâm đúng cách và có sự thống nhất giữa cha mẹ. Không để tình trạng cha mẹ “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, trẻ không biết nghe theo lời ai và vì thế lời nói của cha mẹ cũng dần mất trọng lượng. Hơn thế việc không biết phải nghe theo ai mới đúng sẽ dễ khiến trẻ bị khủng hoảng tâm lý, có lối suy nghĩ lệch lạc khi còn quá nhỏ.
Mâu thuẫn trong cách dạy con chính là một trong những thảm họa dạy con mà bố mẹ cần phải tránh. Hãy gần gũi và thân thiết với con, chịu khó lắng nghe những điều con nói hơn là chỉ biết đáp ứng đầy đủ nhu cầu vật chất cho trẻ.
Khi dạy con, nhiều ông bố đã vô tình để con 'chống lại' mẹ chỉ vì 'trống đánh xuôi, kèn thổi ngược'.