Con bị bạn xấu bắt nạt, cha mẹ nên làm gì?
Thông thường khi biết con mình bị bắt nạn ở trường, cha mẹ thường đổ lỗi cho các giáo viên không quản lý nghiêm ngặt. Và để bảo vệ con mình, bạn thường có xu hướng tìm đến em học sinh đó để “dạy bảo”.
Tuy nhiên, lối ứng xử đó chỉ làm cho tình hình thêm xấu đi và con bạn sẽ vẫn tiếp tục bị những đứa trẻ cá biệt kia "tẩy chay" về tội mạch lẻo và nhiều đứa trẻ sẽ rất mặc cảm và mất tự tin.
Cha mẹ làm gì khi biết con bị bắt nạt?
Khi con bạn bị bắt nạt thì trên người chúng thường xuất hiện những vết bầm tím, trầy xước, hoặc vết thương mà cha mẹ không rõ lý do như quần áo, cặp sách bị rách, tóc tai bù xù… Tinh thần hoảng loạn, sợ hãi khi đến trường hoặc khi từ trường trở về nhà, không muốn đi học, hoặc xin bố mẹ rất nhiều tiền.
Chính vì thế cha mẹ hãy dành thời gian lắng nghe và nói chuyện với con. Việc lắng nghe và nói chuyện với con không chỉ có ích trong các trường hợp con bị bắt nạt trong trường học mà còn cho mọi vấn đề của con trong cuộc sống. Nhiều cha mẹ có khuynh hướng “biết rõ” con cần gì và vì thế đã quyết định hết tất cả mọi chuyện mà không để cho con tham gia vào, chính điều đó dẫn đến hạn chế khả năng lắng nghe và trao đổi với con cái. Khi cha mẹ có được khả năng lắng nghe và nói chuyện thân tình với con, chúng sẽ cảm thấy được quan tâm, được thông cảm, được tôn trọng, và quan trọng là cảm thấy tin tưởng được vào khả năng có thể giải quyết các vấn đề rắc rối.
Quan tâm, quan sát và chú ý đến những dấu hiệu khác thường của con. Khi các dấu hiệu “khả nghi” liên quan đến việc con bạn bị bắt nạt trong trường học, cha mẹ có thể sử dụng những dấu hiệu đó để xem xét xem liệu con mình có đang gặp rắc rối trong trường học hay không. Điều quan trọng là sự chú tâm quan sát và chú ý đến con, dành thời gian tiếp xúc với con, qua đó mới có thể nhận diện được những dấu hiệu bất thường.
Một số cha mẹ và người lớn có thể cho rằng việc gây gổ hay chọc phá nhau trong trường học là điều bình thường của tuổi học trò, tuy vậy, các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này đã đưa ra các khuyến cáo rằng điều đó hoàn toàn không bình thường, mà có thể dẫn đến những nguy cơ gây căng thẳng, bất an và lo sợ cho những đứa trẻ “yếu thế” hơn trong trường.
Cha mẹ chính là người phải trang bị cho con những kỹ năng để đối phó với những rắc rối trong cuộc sống. (Ảnh minh họa)
Bạn cần tạo cho con những kỹ năng để ứng phó khi bị bắt nạt
Bạn hãy dạy con bạn đi thẳng người và kiêu hãnh, nhìn thẳng vào mắt của kẻ bắt nạt. Ngôn ngữ rất quan trọng. Vóc dáng tự tin, tích cực sẽ giúp con bạn đương đầu với những kẻ bắt nạt trong nhiều năm.
Khuyến khích con bạn đọc truyện truyền cảm hứng. Chia sẻ thời gian này với con là chỉ ra sức mạnh của nhân vật có tính kiên nhẫn, điều này có thể đem lại kết quả tích cực mà không cần sử dụng đến bạo lực hoặc quyền lực.
Tình bạn là yếu tố rất quan trọng. Nếu con gặp khó khăn khi kết bạn hoặc duy trì tình bạn, bạn hãy can thiệp và giúp đỡ. Tình bạn là một pháo đài bảo vệ con trẻ khỏi kẻ bắt nạt. Hãy quan sát và phân biệt những trẻ nào có thể kết bạn với con và sắp xếp một buổi gặp. Khuyến khích con bạn tham gia vào các hoạt động xây dựng sức mạnh và sự tự tin trước đám đông.
Tuyệt đối không dạy trẻ bằng hành vi bạo lực. Trẻ em và thanh thiếu niên rất có thể cảm thấy sẽ không “anh hùng” khi phải khóc lóc hoặc để yên khi bị bắt nạt, vì thế các em có thể nhờ cậy vào các hung khí hoặc những nhóm “xã hội đen” khác để đánh trả lại kẻ bắt nạt. Điều này rất nguy hiểm, vì bạo lực đáp trả bạo lực sẽ càng tăng thêm tính nguy hiểm của bạo lực và gây ra thêm nhiều rắc rối khó có thể lường trước được.
Giúp con phát triển lòng tự tôn, những điều này cha mẹ có thể giúp con hình thành từ khi con còn nhỏ thông qua việc trao đổi, khen ngợi, và tạo cơ hội để con tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về những quyết định của chúng. Những đứa trẻ có lòng tự tôn cao thường sẽ thể hiện ra bên ngoại sự tự tin, khả năng kết bạn và cả khả năng giải quyết các vấn đề theo hướng tích cực.
Bắt nạt và sau đó là bạo lực trong trường học đang có nguy cơ ngày càng gia tăng, và việc giải quyết rốt ráo vấn đề phải được thực hiện một cách tổng thể, ít nhất là phải có chiến lược toàn trường, hoặc xa hơn và lý tưởng hơn là một chiến lược quốc gia, vì thế trong giới hạn của một người phụ huynh, đôi lúc chúng ta khó có thể giải quyết được hoàn toàn chuyện bắt nạn xảy ra với con của mình hoặc với những đứa trẻ khác là bạn bè của con.
Tuy vậy, hãy bắt đầu từ chính mỗi người phụ huynh thông qua việc biết lắng nghe, có thể nói chuyện, hướng dẫn và giúp đỡ chính đứa con của mình trong từng trường hợp cụ thể, và sau cùng mọi người cùng lên tiếng với nhau để cảnh báo và thúc đẩy những người có trách nhiệm phải quan tâm đến tình trạng an toàn trong trường học và trong xã hội để trẻ em có thể có được một môi trường học tập và phát triển hiệu quả nhất.
Cha mẹ làm gì khi biết con bị bắt nạt?
Khi con bạn bị bắt nạt thì trên người chúng thường xuất hiện những vết bầm tím, trầy xước, hoặc vết thương mà cha mẹ không rõ lý do như quần áo, cặp sách bị rách, tóc tai bù xù… Tinh thần hoảng loạn, sợ hãi khi đến trường hoặc khi từ trường trở về nhà, không muốn đi học, hoặc xin bố mẹ rất nhiều tiền.
Chính vì thế cha mẹ hãy dành thời gian lắng nghe và nói chuyện với con. Việc lắng nghe và nói chuyện với con không chỉ có ích trong các trường hợp con bị bắt nạt trong trường học mà còn cho mọi vấn đề của con trong cuộc sống. Nhiều cha mẹ có khuynh hướng “biết rõ” con cần gì và vì thế đã quyết định hết tất cả mọi chuyện mà không để cho con tham gia vào, chính điều đó dẫn đến hạn chế khả năng lắng nghe và trao đổi với con cái. Khi cha mẹ có được khả năng lắng nghe và nói chuyện thân tình với con, chúng sẽ cảm thấy được quan tâm, được thông cảm, được tôn trọng, và quan trọng là cảm thấy tin tưởng được vào khả năng có thể giải quyết các vấn đề rắc rối.
Quan tâm, quan sát và chú ý đến những dấu hiệu khác thường của con. Khi các dấu hiệu “khả nghi” liên quan đến việc con bạn bị bắt nạt trong trường học, cha mẹ có thể sử dụng những dấu hiệu đó để xem xét xem liệu con mình có đang gặp rắc rối trong trường học hay không. Điều quan trọng là sự chú tâm quan sát và chú ý đến con, dành thời gian tiếp xúc với con, qua đó mới có thể nhận diện được những dấu hiệu bất thường.
Một số cha mẹ và người lớn có thể cho rằng việc gây gổ hay chọc phá nhau trong trường học là điều bình thường của tuổi học trò, tuy vậy, các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này đã đưa ra các khuyến cáo rằng điều đó hoàn toàn không bình thường, mà có thể dẫn đến những nguy cơ gây căng thẳng, bất an và lo sợ cho những đứa trẻ “yếu thế” hơn trong trường.
Cha mẹ chính là người phải trang bị cho con những kỹ năng để đối phó với những rắc rối trong cuộc sống. (Ảnh minh họa)
Bạn cần tạo cho con những kỹ năng để ứng phó khi bị bắt nạt
Bạn hãy dạy con bạn đi thẳng người và kiêu hãnh, nhìn thẳng vào mắt của kẻ bắt nạt. Ngôn ngữ rất quan trọng. Vóc dáng tự tin, tích cực sẽ giúp con bạn đương đầu với những kẻ bắt nạt trong nhiều năm.
Khuyến khích con bạn đọc truyện truyền cảm hứng. Chia sẻ thời gian này với con là chỉ ra sức mạnh của nhân vật có tính kiên nhẫn, điều này có thể đem lại kết quả tích cực mà không cần sử dụng đến bạo lực hoặc quyền lực.
Tình bạn là yếu tố rất quan trọng. Nếu con gặp khó khăn khi kết bạn hoặc duy trì tình bạn, bạn hãy can thiệp và giúp đỡ. Tình bạn là một pháo đài bảo vệ con trẻ khỏi kẻ bắt nạt. Hãy quan sát và phân biệt những trẻ nào có thể kết bạn với con và sắp xếp một buổi gặp. Khuyến khích con bạn tham gia vào các hoạt động xây dựng sức mạnh và sự tự tin trước đám đông.
Tuyệt đối không dạy trẻ bằng hành vi bạo lực. Trẻ em và thanh thiếu niên rất có thể cảm thấy sẽ không “anh hùng” khi phải khóc lóc hoặc để yên khi bị bắt nạt, vì thế các em có thể nhờ cậy vào các hung khí hoặc những nhóm “xã hội đen” khác để đánh trả lại kẻ bắt nạt. Điều này rất nguy hiểm, vì bạo lực đáp trả bạo lực sẽ càng tăng thêm tính nguy hiểm của bạo lực và gây ra thêm nhiều rắc rối khó có thể lường trước được.
Giúp con phát triển lòng tự tôn, những điều này cha mẹ có thể giúp con hình thành từ khi con còn nhỏ thông qua việc trao đổi, khen ngợi, và tạo cơ hội để con tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về những quyết định của chúng. Những đứa trẻ có lòng tự tôn cao thường sẽ thể hiện ra bên ngoại sự tự tin, khả năng kết bạn và cả khả năng giải quyết các vấn đề theo hướng tích cực.
Bắt nạt và sau đó là bạo lực trong trường học đang có nguy cơ ngày càng gia tăng, và việc giải quyết rốt ráo vấn đề phải được thực hiện một cách tổng thể, ít nhất là phải có chiến lược toàn trường, hoặc xa hơn và lý tưởng hơn là một chiến lược quốc gia, vì thế trong giới hạn của một người phụ huynh, đôi lúc chúng ta khó có thể giải quyết được hoàn toàn chuyện bắt nạn xảy ra với con của mình hoặc với những đứa trẻ khác là bạn bè của con.
Tuy vậy, hãy bắt đầu từ chính mỗi người phụ huynh thông qua việc biết lắng nghe, có thể nói chuyện, hướng dẫn và giúp đỡ chính đứa con của mình trong từng trường hợp cụ thể, và sau cùng mọi người cùng lên tiếng với nhau để cảnh báo và thúc đẩy những người có trách nhiệm phải quan tâm đến tình trạng an toàn trong trường học và trong xã hội để trẻ em có thể có được một môi trường học tập và phát triển hiệu quả nhất.