Có nhiều cách dạy con không nghịch ổ cắm điện, tuy nhiên lý do vì sao trẻ thích thò tay vào ổ cắm điện thì không phải ai cũng biết

PHAN HIỀN,
Chia sẻ

Trẻ thò tay vào ổ điện là một tai nạn khá phổ biến ở nhiều gia đình nhưng không phải bố mẹ nào cũng có cách xử lý phù hợp.

Nuôi dạy con cái chưa bao giờ là chuyện đơn giản. Quá trình con cái lớn lên cũng chính là quá trình cha mẹ trưởng thành. Trong vô số những tình huống xảy ra trong gia đình, không phải lúc nào bố mẹ cũng cậy quyền thế của mình để ép con cái làm theo, điều đó đôi khi còn không đem lại hiệu quả như mong muốn.

Khi trẻ đến một giai đoạn thích tò mò, khám phá mọi thứ xung quanh. Bất cứ vật dụng nào trong gia đình cũng tiềm ẩn những rủi ro nguy hiểm. Chẳng hạn như hầu hết trẻ rất thích thò tay vào ổ điện, chỉ cần một phút sơ sẩy của bố mẹ, tính mạng của trẻ đã bị đe dọa.

Hôm nay chúng ta sẽ xem cách người bố này giúp con cái từ bỏ thói quen thò tay vào ổ điện, bố mẹ có thể lấy đó làm kinh nghiệm cho bản thân.

Thấy con gái cứ thích cho tay vào ổ cắm điện, người bố nhanh trí làm trò này khiến cô bé “sợ xanh mặt” - Ảnh 1.

Cô bé này rất thích thò tay vào ổ điện.

Thấy con gái cứ thích thò tay vào ổ điện, người bố này đã nghĩ ra một cách, đó là giả vờ thò tay vào ổ điện, sau đó diễn cảnh bị điện giật như thế nào. Thậm chí ông bố này diễn rất chân thực, vừa run rẩy vừa co giật trông rất đau đớn. Cô con gái lúc này thấy bố bị thương, nằm lăn ra sàn liền sợ hãi, lo lắng, đến bên cạnh dùng tay an ủi bố.

Thấy con gái cứ thích cho tay vào ổ cắm điện, người bố nhanh trí làm trò này khiến cô bé “sợ xanh mặt” - Ảnh 2.

Ông bố giả vờ bị điện giật cho con gái xem.

Thấy con gái cứ thích cho tay vào ổ cắm điện, người bố nhanh trí làm trò này khiến cô bé “sợ xanh mặt” - Ảnh 3.

Sau đó nằm ngất trên sàn.

Sau khi màn giả vờ kết thúc, người bố nắm lấy tay con gái và cố tình đưa tay lại gần ổ cắm điện. Thế nhưng, cô bé sợ hãi rụt tay lại, dù làm thế nào cũng không dám cho tay vào ổ cắm điện nữa.

Thấy con gái cứ thích cho tay vào ổ cắm điện, người bố nhanh trí làm trò này khiến cô bé “sợ xanh mặt” - Ảnh 4.

Con gái thấy vậy sợ hãi không dám thò tay vào ổ điện nữa.

Thấy con gái cứ thích cho tay vào ổ cắm điện, người bố nhanh trí làm trò này khiến cô bé “sợ xanh mặt” - Ảnh 5.

Cô bé nhắm mắt sợ hãi.

Thấy con gái phản ứng như vậy, ông bố rất hài lòng nhưng quyết định thử thêm lần 2 để cho chắc chắn. Ông bố một lần nữa yêu cầu con gái thò tay vào ổ cắm nhưng cô bé kiên quyết không đến gần, thậm chí còn ngăn không cho bố mình thò tay vào.

Có vẻ như màn trình diễn của người bố đã thành công, cô bé đã hiểu việc thò tay vào ổ cắm điện nguy hiểm như thế nào, có thể gây ra tổn thương ra sao đối với bố mình.

Cách dạy con của người bố này thực sự rất đáng để các bậc phụ huynh áp dụng thử. Thế nhưng, bố mẹ cũng cần hiểu đâu là nguyên nhân thực sự khiến trẻ lại thích thò tay vào ổ điện như vậy.

Tại sao trẻ em lại thích thò tay vào ổ điện?

- Trẻ đang ở trong giai đoạn tò mò về mọi thứ

Có rất nhiều giai đoạn phát triển trong quá trình lớn lên của trẻ. Từ 1 tuổi rưỡi, trẻ bắt đầu bước vào thời kỳ nhạy cảm về không gian, chúng sẽ đặc biệt hứng thú với những đồ vật có độ sâu bên trong, chẳng hạn như lỗ, hốc, hố…

Thấy con gái cứ thích cho tay vào ổ cắm điện, người bố nhanh trí làm trò này khiến cô bé “sợ xanh mặt” - Ảnh 7.

- Trẻ có sự tưởng tượng phong phú về hình ảnh

Nhà tâm lý học người Mỹ Robert Rosenthal phát hiện ra rằng, trong số rất nhiều thứ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất thích khuôn mặt của con người và những đồ vật có hình dạng tương tự.

Ổ cắm điện 3 lỗ trong mắt trẻ nhỏ giống như khuôn mặt của một người nên chúng sẽ tỏ ra thích thú với đồ vật đó, bất kể tuổi tác hay giai đoạn phát triển nào.

Bố mẹ cần làm gì để con cái tránh xa ổ điện?

- Để các thiết bị điện tránh xa tầm tay của trẻ

Vì trẻ còn nhỏ chưa ý thức được sự an toàn nhưng bố mẹ cũng không thể ở bên con mọi lúc mọi nơi nên việc đầu tiên cần làm chính là để những đồ vật nguy hiểm tránh xa tầm tay của trẻ. Đặc biệt, các thiết bị điện nên để trên cao, ổ điện rời nên đặt trong hộp, ổ điện trên tường có thể gắn nắp bảo vệ.

Thấy con gái cứ thích cho tay vào ổ cắm điện, người bố nhanh trí làm trò này khiến cô bé “sợ xanh mặt” - Ảnh 8.

- Hướng dẫn cho trẻ hiểu đúng về sự nguy hiểm

Bố mẹ dù bảo vệ con cái cẩn thận đến mấy cũng không ngăn được sự tò mò của trẻ. Vì vậy, mấu chốt vấn đề hãy để trẻ nhận ra nguy hiểm là gì. Cách "giáo dục hậu quả" như trường hợp ông bố ở trên sẽ giúp cho trẻ dễ dàng hiểu được hậu quả của việc bị điện giật là như thế nào.

Thấy con gái cứ thích cho tay vào ổ cắm điện, người bố nhanh trí làm trò này khiến cô bé “sợ xanh mặt” - Ảnh 9.

- Bố mẹ không nên quá nghiêm khắc la mắng hoặc phản ứng quá khích

Khi trẻ đụng vào đồ vật nguy hiểm, bố mẹ không nên có những phản ứng quá gay gắt, việc la mắng càng dễ kích thích tâm lý nổi loạn bên trong của trẻ. Hơn nữa, phản ứng này còn làm tăng tính tò mò của trẻ, khiến chúng càng nghịch ngợm hơn.

Nguồn: 163, Kknews

Chia sẻ