Chuyện khám thai và đi đẻ của mẹ bầu Việt ở xứ sở kim chi
Tôi đã có những trải nghiệm về thời gian mang thai vô cùng ấn tượng tại xứ kim chi.
Hồi đó, chồng tôi được điều đi công tác 5 năm tại xứ sở kim chi. Năm đầu tiên, anh sang đó trước, thấy cuộc sống thuận lợi nên anh đưa tôi sang sinh sống cùng. Chúng tôi ở nhờ nhà một gia đình người anh họ đã định cư lâu năm tại đó (thành phố Jinju thuộc tỉnh Gyeongsang Nam).
Ban đầu, tôi cũng chỉ dự định sang đó học thêm về ngành nhà hàng tầm 1-2 năm rồi về nước, quan trọng là được sống gần chồng thôi. Thế nhưng oái oăm là khi mới sang được hơn 2 tháng thì tôi “dính” bầu. Lúc đó thực sự tôi rất hoang mang. Tôi còn chưa biết nói một câu tiếng Hàn, cũng chẳng quen biết ai ngoại trừ gia đình người anh họ. Vậy làm sao có thể khám thai rồi sinh con ở đây. Mà về nước lúc này cũng không ổn. Tôi mới chỉ sang đây 2 tháng, tôi cũng rất sợ cảnh sống xa chồng, nhất là khi mang bầu thế này.
So đi tính lại cùng với việc tham khảo ý kiến của vợ chồng anh chị họ, chúng tôi quyết định sẽ ở lại Hàn Quốc sinh con. Mọi kế hoạch học hành của tôi từ đó tan biến cả. Tôi ở nhà với vai trò một osin ngày ngày cơm nước và dọn dẹp nhà cửa đợi chồng đi làm về. Thú thực là khoảng thời gian đó tôi rất buồn cộng với việc lo lắng không nguôi cho cái bụng bầu đang lớn dần lên từng ngày. Phải đến tuần thứ 8 thai kỳ tôi mới đủ can đảm để đi khám thai.
Dù biết rằng việc khám thai càng sớm càng tốt là vô cùng cần thiết thế nhưng vốn tôi chẳng biết một tí tiếng Hàn, chồng thì bận đi làm suốt ngày. Đi khám thai biết hỏi gì, nói gì mà khéo người ta nói gì mình cũng không hiểu. Mãi sau chị họ tôi hỏi đến, tôi mới thú thật những bất cập của mình, chị đã trách tôi sao không nói với chị sớm.
Lần đầu tiên đi khám thai, mọi “giao dịch” với bệnh viện và bác sĩ tôi đều nhờ chị. Một điều đặc biệt khi khám thai ở đây là người ta siêu âm đầu dò chứ không hề siêu âm 2D, 3D, 4D như ở Việt Nam. Dù chưa có kinh nghiệm mang thai nhưng ngày trước tôi thường đưa chị gái đi khám thai nên cũng hiểu đôi chút. Đem thắc mắc đi hỏi chị họ thì chị bảo các bác sĩ ở đây thường siêu âm đầu dò cho đến 12 tuần của thai kỳ. Siêu âm đầu dò sẽ cho ra kết quả chính xác nhất.
(Ảnh minh họa)
Không chỉ có thế, điều khiến tôi bất ngờ nữa là bác sĩ hẹn 2 tuần sau đến khám lại (trong khi ở Việt Nam, ít nhất cũng phải 4 tuần mới tái khám, có khi đến cả 2 tháng). Tôi đã phân vân “khám gì mà lắm thế?” nhưng vẫn cố gắng làm theo chỉ định của bác sĩ.
Lần thứ 2 đi khám thai, tôi đã can đảm đi một mình. Dù chỉ nói bập bẹ vài câu tiếng anh nhưng dường như các bác sĩ ở đây rất hiểu người nước ngoài. Lần này tôi vẫn được siêu âm đầu dò. Kết quả khám thai được ghi hết trong sổ, bác sĩ cũng nói nhiều lắm nhưng tôi chẳng hiểu gì, chỉ nghe loáng thoáng được từ “ok” là tôi yên tâm.
3 tháng đầu cứ 2 tuần tôi phải đi khám thai một lần và lần nào cũng “được” siêu âm. Tôi có gọi điện về cho mẹ kể chuyện khám thai bên này, bà bảo sao lại siêu âm nhiều thế? Bạn bè tôi ở trong nước còn nhắc nhở rằng không nên siêu âm nhiều sẽ gây hại cho thai nhi. Tôi thực sự lo lắng nhưng đã theo bác sĩ bên này rồi thì phải làm theo hướng dẫn của người ta chứ từ chối sao được.
Cả thai kỳ, tôi được tham gia lớp học tiền sản hàng tháng (7 lần). Mỗi tháng người ta hướng dẫn cách chăm sóc thai kỳ theo từng giai đoạn. Phải nói là những buổi học này rất hữu ích, giúp chị em bầu nắm được tình hình sức khỏe của mình và biết cách kiểm soát cân nặng khi mang thai.
9 tháng mang thai, tôi được siêu âm dễ đến mấy chục lần vì cứ 2 tuần siêu âm một lần. Không chỉ có thế, hầu như lần nào khám thai, siêu âm cũng kèm xét nghiệm nước tiểu và máu. Tôi còn nhớ ngay trước ngày bé Nana chào đời, tôi vẫn phải xét nghiệm máu dù tôi sợ đau vô cùng. Chị họ nói ở bên này các bác sĩ luôn cẩn thận thế, cũng nhờ vậy mà tỷ lệ biến chứng khi mang thai và sinh nở rất hiếm. Tôi thầm yên tâm.
Gần đến ngày sinh nở, dù đã cố gắng thuyết phục mẹ sang chăm nhưng vì mẹ tôi còn đi làm nên hai vợ chồng đành phải tự chăm nhau đi đẻ vậy. Chi phí sinh nở ở Hàn Quốc có mắc hơn ở Việt Nam nhưng dịch vụ thì khỏi chê, đấy là tôi chỉ sinh ở bệnh viện của thành phố nhỏ. Chứ nghe nhiều bạn bè sinh nở ở Seoul hay Busan thì còn sướng hơn nhiều. Cũng may tôi đóng bảo hiểm từ ngày mới sang nên viện phí được miễn kha khá. Chủ yếu là mất tiền thuốc thang và ăn ở.
1 giờ chiều tôi bắt đầu đau đẻ và chỉ 3 giờ sau con chào đời. Trong suốt thời gian đó, lúc nào cũng có bác sĩ túc trực bên cạnh để khám thai và theo dõi tính hình sức khỏe của tôi. Phòng đẻ cũng chỉ có mình tôi với chồng và ekip gồm 1 bác sĩ chính, 3-4 y tá chứ không như ở Việt Nam 3-4 bà đẻ một phòng. Các bác sĩ ở đây cũng rất nhẹ nhàng, họ thường làm trò để mình quên đi cơn đau và làm mình có cảm giác không bị bỏ rơi khi đi đẻ.
Trộm vía, con gái tôi ngoan chỉ sau 3 lần mẹ rặn là con đã chào đời. Sau sinh tôi được nằm một mình một phòng với đầy đủ tiện nghi. 3 ngày sau đẻ tôi được xuất viện. Những ngày đầu sau đẻ, tôi còn được chính y tá ở bệnh viện đến để tắm cho bé và hướng dẫn cách cho con bú cũng như cách chăm sóc trẻ sơ sinh.
Tôi thực sự ấn tượng với cách chăm sóc của các bác sĩ Hàn Quốc. Nếu có "tập 2" chắc chắn tôi sẽ vẫn yên tâm để đi đẻ tại đây.
Ban đầu, tôi cũng chỉ dự định sang đó học thêm về ngành nhà hàng tầm 1-2 năm rồi về nước, quan trọng là được sống gần chồng thôi. Thế nhưng oái oăm là khi mới sang được hơn 2 tháng thì tôi “dính” bầu. Lúc đó thực sự tôi rất hoang mang. Tôi còn chưa biết nói một câu tiếng Hàn, cũng chẳng quen biết ai ngoại trừ gia đình người anh họ. Vậy làm sao có thể khám thai rồi sinh con ở đây. Mà về nước lúc này cũng không ổn. Tôi mới chỉ sang đây 2 tháng, tôi cũng rất sợ cảnh sống xa chồng, nhất là khi mang bầu thế này.
So đi tính lại cùng với việc tham khảo ý kiến của vợ chồng anh chị họ, chúng tôi quyết định sẽ ở lại Hàn Quốc sinh con. Mọi kế hoạch học hành của tôi từ đó tan biến cả. Tôi ở nhà với vai trò một osin ngày ngày cơm nước và dọn dẹp nhà cửa đợi chồng đi làm về. Thú thực là khoảng thời gian đó tôi rất buồn cộng với việc lo lắng không nguôi cho cái bụng bầu đang lớn dần lên từng ngày. Phải đến tuần thứ 8 thai kỳ tôi mới đủ can đảm để đi khám thai.
Dù biết rằng việc khám thai càng sớm càng tốt là vô cùng cần thiết thế nhưng vốn tôi chẳng biết một tí tiếng Hàn, chồng thì bận đi làm suốt ngày. Đi khám thai biết hỏi gì, nói gì mà khéo người ta nói gì mình cũng không hiểu. Mãi sau chị họ tôi hỏi đến, tôi mới thú thật những bất cập của mình, chị đã trách tôi sao không nói với chị sớm.
Lần đầu tiên đi khám thai, mọi “giao dịch” với bệnh viện và bác sĩ tôi đều nhờ chị. Một điều đặc biệt khi khám thai ở đây là người ta siêu âm đầu dò chứ không hề siêu âm 2D, 3D, 4D như ở Việt Nam. Dù chưa có kinh nghiệm mang thai nhưng ngày trước tôi thường đưa chị gái đi khám thai nên cũng hiểu đôi chút. Đem thắc mắc đi hỏi chị họ thì chị bảo các bác sĩ ở đây thường siêu âm đầu dò cho đến 12 tuần của thai kỳ. Siêu âm đầu dò sẽ cho ra kết quả chính xác nhất.
(Ảnh minh họa)
Không chỉ có thế, điều khiến tôi bất ngờ nữa là bác sĩ hẹn 2 tuần sau đến khám lại (trong khi ở Việt Nam, ít nhất cũng phải 4 tuần mới tái khám, có khi đến cả 2 tháng). Tôi đã phân vân “khám gì mà lắm thế?” nhưng vẫn cố gắng làm theo chỉ định của bác sĩ.
Lần thứ 2 đi khám thai, tôi đã can đảm đi một mình. Dù chỉ nói bập bẹ vài câu tiếng anh nhưng dường như các bác sĩ ở đây rất hiểu người nước ngoài. Lần này tôi vẫn được siêu âm đầu dò. Kết quả khám thai được ghi hết trong sổ, bác sĩ cũng nói nhiều lắm nhưng tôi chẳng hiểu gì, chỉ nghe loáng thoáng được từ “ok” là tôi yên tâm.
3 tháng đầu cứ 2 tuần tôi phải đi khám thai một lần và lần nào cũng “được” siêu âm. Tôi có gọi điện về cho mẹ kể chuyện khám thai bên này, bà bảo sao lại siêu âm nhiều thế? Bạn bè tôi ở trong nước còn nhắc nhở rằng không nên siêu âm nhiều sẽ gây hại cho thai nhi. Tôi thực sự lo lắng nhưng đã theo bác sĩ bên này rồi thì phải làm theo hướng dẫn của người ta chứ từ chối sao được.
Cả thai kỳ, tôi được tham gia lớp học tiền sản hàng tháng (7 lần). Mỗi tháng người ta hướng dẫn cách chăm sóc thai kỳ theo từng giai đoạn. Phải nói là những buổi học này rất hữu ích, giúp chị em bầu nắm được tình hình sức khỏe của mình và biết cách kiểm soát cân nặng khi mang thai.
9 tháng mang thai, tôi được siêu âm dễ đến mấy chục lần vì cứ 2 tuần siêu âm một lần. Không chỉ có thế, hầu như lần nào khám thai, siêu âm cũng kèm xét nghiệm nước tiểu và máu. Tôi còn nhớ ngay trước ngày bé Nana chào đời, tôi vẫn phải xét nghiệm máu dù tôi sợ đau vô cùng. Chị họ nói ở bên này các bác sĩ luôn cẩn thận thế, cũng nhờ vậy mà tỷ lệ biến chứng khi mang thai và sinh nở rất hiếm. Tôi thầm yên tâm.
Gần đến ngày sinh nở, dù đã cố gắng thuyết phục mẹ sang chăm nhưng vì mẹ tôi còn đi làm nên hai vợ chồng đành phải tự chăm nhau đi đẻ vậy. Chi phí sinh nở ở Hàn Quốc có mắc hơn ở Việt Nam nhưng dịch vụ thì khỏi chê, đấy là tôi chỉ sinh ở bệnh viện của thành phố nhỏ. Chứ nghe nhiều bạn bè sinh nở ở Seoul hay Busan thì còn sướng hơn nhiều. Cũng may tôi đóng bảo hiểm từ ngày mới sang nên viện phí được miễn kha khá. Chủ yếu là mất tiền thuốc thang và ăn ở.
1 giờ chiều tôi bắt đầu đau đẻ và chỉ 3 giờ sau con chào đời. Trong suốt thời gian đó, lúc nào cũng có bác sĩ túc trực bên cạnh để khám thai và theo dõi tính hình sức khỏe của tôi. Phòng đẻ cũng chỉ có mình tôi với chồng và ekip gồm 1 bác sĩ chính, 3-4 y tá chứ không như ở Việt Nam 3-4 bà đẻ một phòng. Các bác sĩ ở đây cũng rất nhẹ nhàng, họ thường làm trò để mình quên đi cơn đau và làm mình có cảm giác không bị bỏ rơi khi đi đẻ.
Trộm vía, con gái tôi ngoan chỉ sau 3 lần mẹ rặn là con đã chào đời. Sau sinh tôi được nằm một mình một phòng với đầy đủ tiện nghi. 3 ngày sau đẻ tôi được xuất viện. Những ngày đầu sau đẻ, tôi còn được chính y tá ở bệnh viện đến để tắm cho bé và hướng dẫn cách cho con bú cũng như cách chăm sóc trẻ sơ sinh.
Tôi thực sự ấn tượng với cách chăm sóc của các bác sĩ Hàn Quốc. Nếu có "tập 2" chắc chắn tôi sẽ vẫn yên tâm để đi đẻ tại đây.