Chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra 6 cách giúp trẻ ăn uống đầy hào hứng

Mai Trần,
Chia sẻ

Nếu sớm biết các "chiêu" của chuyên gia gợi ý dưới đây, việc ăn uống của con sẽ không còn khó nhằn nữa.

Thạc sĩ, nhà nghiên cứu dinh dưỡng Natalia Stasenko của trang web chuyên dinh dưỡng feedingbytes.com khẳng định: “Trong giai đoạn từ 1 đến 2 tuổi, sự tăng trưởng của trẻ chậm lại, bé không cần nhiều calo vì vậy việc ngồi ăn không phải là ưu tiên hàng đầu”.

Điều này khiến bữa ăn của trẻ chập chững biết đi trở thành một cuộc chiến với nhiều nước mắt của trẻ và sự bực bội cho cha mẹ. Vậy làm thế nào để bố mẹ có thể giúp bé vừa tìm được niềm vui trong ăn uống vừa nhận đủ dưỡng chất mà lại có một thói quen ăn uống khoa học? Việc tưởng rất "khó nhằn" này sẽ được thạc sĩ Natalia Stasenko gỡ rối bằng các chiêu sau:

1. Khẩu phần ăn ít

Natalia Stasenko nhắc nhở cha mẹ nhớ nguyên tắc này: trẻ mới biết đi nên ăn một thìa thức ăn mỗi loại, với bé 2 tuổi tăng lên là 2 muỗng canh thức ăn, 2 muỗng canh cơm và 2 muỗng canh rau củ quả vào bữa tối… Nếu con của bạn không ăn đúng như vậy thì cũng đừng lo lắng vì trẻ em thường không ăn một cách cân bằng mà hay tập trung vào một hoặc hai nhóm thực phẩm mỗi bữa ăn.

Chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra 6 cách giúp trẻ ăn uống đầy hào hứng - Ảnh 1.

Tiến sĩ Dina DiMaggio, bác sĩ nhi khoa đồng thời là đồng tác giả của cuốn the Pediatrician’s Guide to Feeding babies and Toddlers (tạm dịch: Hướng dẫn cách ăn cho trẻ sơ sinh và trẻ tập đi) đồng ý với quan điểm này. Cô nhấn mạnh: trẻ từ 1 đến 2 tuổi nên ăn 900-1.000 calo mỗi ngày, trẻ từ 2 - 3 tuổi nên tiêu thụ khoảng 1.000-1.400 calo/ ngày. Nhưng thay vì tập trung vào việc con ăn mỗi ngày được bao nhiêu thì bố mẹ hãy chú ý tới việc trẻ ăn uống ngon miệng như thế nào và đảm bảo sự tăng trưởng theo bảng chỉ số phát triển cho trẻ.

2. Để con có cơ hội được đói

Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng trẻ thực sự đói và sẵn sàng ngồi ăn nếu không thì bữa ăn sẽ là một trận chiến. Stasenko đề nghị sắp xếp các bữa ăn chính và phụ cách nhau 2-3 giờ và giữa các bữa ăn chỉ cho trẻ uống nước. Nếu trẻ uống sữa thay nước suốt cả ngày thì bé không bao giờ đói. Sữa là thức ăn, không phải là đồ uống, chỉ cần 2-3 phần sữa mỗi ngày. Và nếu muốn trẻ tiêu thụ nhiều năng lượng, hãy để bé dành nhiều thời gian cho các hoạt động vận động như chạy, nhảy, leo trèo… trước giờ ăn.

3. Tập trung vào sự tự giác

Chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra 6 cách giúp trẻ ăn uống đầy hào hứng - Ảnh 2.

Để trẻ là người tự chọn đồ ăn yêu thích cho bữa ăn (ảnh minh họa).

Trẻ ở tuổi này rất giàu ý tưởng và bắt đầu tự lập. Sử dụng lợi thế đó bằng cách cho trẻ đi chợ, đi siêu thị cùng bố mẹ và tự chọn thức ăn cho bữa ăn tối hay con sẽ có quyền lựa chọn và chuẩn bị nguyên liệu từ vườn rau nhỏ gia đình tự trồng. Tiến sĩ DiMaggio gợi ý hãy chọn mỗi ngày một màu và gợi ý trẻ "đi chợ", ví dụ ngày màu đỏ sẽ là ớt chuông đỏ và món tráng miệng dưa hấu.

4. Trang trí món ăn đẹp mắt

Sưu tầm thêm nhiều cách trang trí món ăn cho bé hấp dẫn và đẹp mắt như sử dụng khuôn bánh để tạo hình vui nhộn hoặc chuẩn bị thức ăn với những phần nhỏ, trẻ sẽ thấy hứng thú khi ngồi vào bàn ăn.

Chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra 6 cách giúp trẻ ăn uống đầy hào hứng - Ảnh 3.

Cố gắng luôn đặt một món ăn quen thuộc bên cạnh thức ăn mới, điều này đặc biệt hiệu quả nếu trẻ ngại khi thử những thứ mới. Nữ tiến sĩ DiMaggio nói nước sốt sẽ khiến những trẻ không khoái món thịt sẽ ăn ngon hơn chính vì vậy khuyến khích thêm vào thực đơn ăn dặm nước sốt táo không đường, sữa chua, trái cây tươi và nước sốt cà chua tự làm.

5. Đã ăn là ngồi vào ghế, không ăn rong, không điện thoại

Chuyển từ thời gian chơi sang ăn bằng cách tạo ra một thói quen nhỏ. Tiến sĩ Stasenko gợi ý đó có thể là rửa tay, một bài hát ngắn, hoặc bất cứ thứ gì tùy thuộc vào gia đình. Cho trẻ ngồi vào bàn ăn để tạo thói quen ăn uống gắn liền với chiếc bàn, không chạy nhảy lung tung trong quá trình ăn. Chỉ ăn khi ngồi ở bàn, tuyệt đối không cho trẻ đi ăn rong. Và đừng quên bỏ việc dùng điện thoại thông minh, máy tính bảng và tivi như nhiều mẹ vẫn làm để dỗ con.

Chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra 6 cách giúp trẻ ăn uống đầy hào hứng - Ảnh 4.

Tập cho trẻ thói quen ngồi ăn uống ở bàn ăn (Ảnh minh họa).

6. Có tính nhất quán và linh hoạt

Tiến sĩ Stasenko nhấn mạnh chuẩn bị những bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ một cách cân bằng với những thức ăn lành mạnh, mới lạ và quen thuộc nhưng sau đó hãy để trẻ quyết định muốn ăn gì và ăn bao nhiêu.

Nữ tiến sĩ DiMaggio khẳng định: "Trẻ biếng ăn chỉ là một giai đoạn, vì vậy hãy bình tĩnh và đợi giai đoạn đó trôi qua".  

Nguồn: Parent

Chia sẻ