Chia sẻ khiến mọi cha mẹ phải suy nghĩ trên Facebook tuần qua
Nổi bật nhất trên Facebook tuần qua là chiến dịch "Light it up blue" của các bà mẹ hưởng ứng tháng nâng cao nhận thức về hội chứng tự kỉ của Liên Hiệp Quốc với thông điệp "Không bao giờ dùng từ "tự kỷ" một cách bừa bãi".
Nuôi con bằng sữa mẹ và phụ nữ hiện đại: Hãy nhớ đến những phụ nữ thời tiền sử - Chia sẻ của chuyên gia Betibuti Lê Nhất Phương Hồng
Trong bài chia sẻ này, chị Lê Nhất Phương Hồng đã đăng tải bài dịch phần thuyết trình của chuyên gia sữa mẹ Vilia Tosio tại hội nghị TEDxFortMcMurray (Canada) - ngày 21/2/2015.
Bài thuyết trình nếu ra một hệ qủa của xã hội hiện đại đó là người mẹ phải chịu sự chi phối của những người xung quanh, quá nhiều thông tin trái chiều, cũng như hàng loạt lời khuyên khác nhau của các chuyên gia. Chính sự chi phối đó đã khiến nhiều người mẹ trẻ mất đi sự tự tin vào cơ thể mình, khả năng chăm sóc và nuôi dạy con của bản thân cũng như gặp phải nhiều cản trở từ xã hội. Chuyên gia Vilia cũng gửi lời nhắn nhủ động viên đến những người mẹ hiện đại, đồng thời nhắc nhở những chuyên gia hãy tôn trọng ý kiến của người mẹ.
“Chúng ta hãy hình dung một bà mẹ thời tiền sử, ngồi trong hang vừa sinh ra một đứa bé trai kháu khỉnh, một chiến binh, một thợ săn tương lai, một người kiếm cơm cho cả gia đình, và với tất cả những yếu tố di truyền cần thiết để tiếp nối nhân loại cho hàng chục ngàn năm sau. Không có bác sĩ sản khoa, không có bác sĩ nhi khoa, không có sữa công thức, bà mẹ tiền sử được vây quanh mình bởi những phụ nữ khác của bộ lạc mình.
Ảnh chụp màn hình facebook của chị Lê Nhất Phương Hồng.
Chúng ta tua nhanh qua 15,000 năm sau, đến năm 2015, một người phụ nữ hiện đại đang ngồi trên giường bệnh viện, vừa mới sinh một đứa bé trai kháu khỉnh, cô ấy đã đọc sách, đã nghiên cứu thông tin trên internet, cô ấy biết rằng nuôi con sữa mẹ là tốt nhất cho con của mình.
Cô ấy nhờ 1 y tá giúp đỡ, người y tá ấy nắm lấy vú mẹ và nhét vào miệng con, bà mẹ cảm thấy ngượng, và bị đau. Một người y tá khác vào và bảo phải cho bé bú mỗi bên vú 10 phút, bây giờ bà mẹ bắt đầu hoang mang. Rồi lại, một người y tá khác vào và bảo phải cho em bé bú theo nhu cầu của bé. Bà mẹ trẻ chỉ muốn cho con bú thôi mà. Và rồi thêm một người y tá khác bước vào phòng và bảo, "cô đang bỏ đói đứa nhỏ kìa", và đưa cho bà mẹ một bình sữa công thức to tướng.
Bà mẹ trẻ biết rằng, dạ dày của trẻ sơ sinh chỉ có chừng này (bằng cái nắp chai nước), và người mẹ tạo ra được chỉ tí ti sữa non, vừa đủ cho sự tiêu hoá của đứa bé trong những ngày đầu. Làm kiểu gì để cho bé bú hết lượng sữa trong bình như thế này vào cái dạ dày tí hon như thế này đây?Họ là chuyên gia, họ biết nhiều hơn người mẹ, và cô ấy bắt đầu khóc.
Người bố bước vào và nói, có thể mang bé đi ra ngoài được không, vợ tôi phải được nghỉ ngơi. Bà mẹ đang bị ảnh hưởng của các loại thuốc, không còn đủ sức để chống đối với mọi người nữa và cô ấy đầu hàng.
Vậy thì vì sao người phụ nữ hiện đại bị mất đi khả năng tin tưởng vào cơ thể mình? Y khoa đã giúp cho việc sinh con trở nên an toàn hơn, và cũng có một vài phụ nữ không thể cho con bú, thì sẽ có giải pháp khác cho họ, nhưng khi những thế lực quảng cáo, tiền của, quyền lực, chính trị, ngành công nghệ kinh doanh tình dục, tất cả những thứ này đã tác động khủng khiếp lên người phụ nữ và họ không còn tự tin vào cơ thể của mình. Người phụ nữ tiền sử chỉ có cơ thể của mình và bản năng.
"Lời gửi đến những chuyên gia ngành y, chúng tôi biết rằng thiện ý của các bạn là rất tốt, nhưng hãy chọn từ ngữ thật cẩn thận, và hãy nhớ rằng người mẹ chính là chuyên gia về đứa con của họ. Các bạn hữu, hãy đừng vội vàng đánh giá, tình yêu thương của các bạn, sự quan tâm và sự khuyến khích đầy từ bi của các bạn sẽ tạo nên sự khác biệt. Chúng ta đều có thể trở thành những người tiên phong để giúp những phụ nữ hiện đại lại có thể tin tưởng vào cơ thể của họ như xưa."
Bảo vệ môi trường sống - Bài học về trách nhiệm bạn có thể dành cho con - Thạc sĩ Ngô Thanh Giang
Có nhiều cha mẹ băn khoăn không biết nên dành thời gian chất lượng cho con thế nào khi bản thân rất bận rộn. Thạc sĩ giáo dục Ngô Thanh Giang chia sẻ rằng "Đôi khi thời gian chất lượng là những khoảnh khắc giáo dục bạn nhận ra và dạy con hàng ngày". Ví dụ như việc dạy con về trách nhiệm bảo vệ môi trường sống xung quanh.
"Bạn tôi đã cùng con đi thắt ruy băng cho từng thân cây trên phố. Cả những gốc cây đã bị triệt hạ, hai bố con cũng gửi thông điệp tiếc thương qua những cái ôm và những dải ruy băng vàng. Bài học của người cha sẽ mãi mãi ở lại cùng đứa trẻ, những thông điệp về tình yêu, trách nhiệm, và ý thức cộng đồng với chính môi trường sống của mình cũng sẽ ở lại với đứa trẻ để truyền đến thế hệ sau. "
Ngày thế giới nhận thức về hội chứng tự kỷ 2/4/2015 - Facebook Vòng Tay tự kỷ cùng nhiều Facebook của các mẹ và các nghệ sĩ nổi tiếng.
Ngày 2/4/2015 là ngày toàn thế giới nhận thức về hội chứng tự kỷ. Hưởng ứng lời kêu gọi "Thắp ánh sáng xanh, mở rộng vòng tay tự kỷ" trên toàn thế giới , fanpage Vòng Tay tự kỷ cùng nhiều facebook của các nhiều bà mẹ ở Việt Nam đã đăng tải những bài viết về tự kỷ, mặc áo xanh, thay ảnh đại diện để hương ứng phong trào Light it up blue - Thắp ánh sáng xanh cho người tự kỷ. Đồng thời, các facebooker cũng chia sẻ những kiến thức và những tâm sự về người tự kỷ và những gia đình có người tự kỷ. Nổi bật nhất là thông điệp "Trước hết, hãy thôi không dùng từ "Tự kỷ" bừa bãi."
Ảnh chụp màn hình Fanpage "Vòng tay tự kỷ".
Dưới đây xin trích đăng bài viết trên Facebook của chị Võ Thị Thảo, Thạc sỹ chuyên ngành tâm lý học tại trường Lyon Lumière 2 tại Pháp.
"Không phải ngẫu nhiên mà Liên hợp quốc chọn ngày 2/4 là Ngày thế giới nhận biết chứng tự kỷ, bởi hội chứng này đang tăng nhanh ở nhiều nước, nhưng công chúng lại chưa hiểu đúng về nó.
Giới trẻ Việt Nam đang càng ngày càng lạm dụng cụm từ tự kỷ để gán mác vào chính bản thân mình, bạn bè hay một thành phần nào đó có chút biểu hiện của sự kỳ lạ, cô lập, ít nói, hoặc một chốc lát của biểu hiện cảm xúc buồn trầm, cô độc, hoặc đôi khi chả có gì, chỉ là trêu đùa, vì nó như thời thượng, mốt…
Tôi thuộc thế hệ giữa của 8x. Bạn bè của tôi những người ít tuổi hơn, nhiều tuổi hơn một chút thi thoảng dùng từ 'tự kỷ' một cách tùy tiện. Tuy nhiên tôi không bao giờ dùng nó dưới mục đích như vậy, tôi cũng nói với những người tôi gần gũi nhất, là không nên dùng hai từ đó để trêu đùa.
"Tự kỷ là một Rối loạn Phát triển sẽ tồn tại suốt đời, không phân biệt giới tính, chủng tộc, giàu nghèo và địa vị xã hội. Tự kỷ được thể hiện ra ngoài bằng các khiếm khuyết về tương tác xã hội, giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, hành vi, sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại". (Theo chuyên trang tự kỷ của Liên hiệp quốc).
Những gia đình có người thân tự kỷ đã cực kỳ vất vả để có thể hiểu được, chăm sóc, dạy dỗ, can thiệp và yêu thương con em mình. Những nỗi đau lớn lao và những niềm vui nhỏ nhoi luôn thầm lặng. Điều mà những người xung quanh có thể làm là chấp nhận, cảm thông và giúp đỡ những gia đình sống cùng Tự kỷ, đừng kỳ thị, không cần thương hại, và trước hết, hãy thôi không dùng từ "Tự kỷ" bừa bãi."
Trong bài chia sẻ này, chị Lê Nhất Phương Hồng đã đăng tải bài dịch phần thuyết trình của chuyên gia sữa mẹ Vilia Tosio tại hội nghị TEDxFortMcMurray (Canada) - ngày 21/2/2015.
Bài thuyết trình nếu ra một hệ qủa của xã hội hiện đại đó là người mẹ phải chịu sự chi phối của những người xung quanh, quá nhiều thông tin trái chiều, cũng như hàng loạt lời khuyên khác nhau của các chuyên gia. Chính sự chi phối đó đã khiến nhiều người mẹ trẻ mất đi sự tự tin vào cơ thể mình, khả năng chăm sóc và nuôi dạy con của bản thân cũng như gặp phải nhiều cản trở từ xã hội. Chuyên gia Vilia cũng gửi lời nhắn nhủ động viên đến những người mẹ hiện đại, đồng thời nhắc nhở những chuyên gia hãy tôn trọng ý kiến của người mẹ.
“Chúng ta hãy hình dung một bà mẹ thời tiền sử, ngồi trong hang vừa sinh ra một đứa bé trai kháu khỉnh, một chiến binh, một thợ săn tương lai, một người kiếm cơm cho cả gia đình, và với tất cả những yếu tố di truyền cần thiết để tiếp nối nhân loại cho hàng chục ngàn năm sau. Không có bác sĩ sản khoa, không có bác sĩ nhi khoa, không có sữa công thức, bà mẹ tiền sử được vây quanh mình bởi những phụ nữ khác của bộ lạc mình.
Ảnh chụp màn hình facebook của chị Lê Nhất Phương Hồng.
Chúng ta tua nhanh qua 15,000 năm sau, đến năm 2015, một người phụ nữ hiện đại đang ngồi trên giường bệnh viện, vừa mới sinh một đứa bé trai kháu khỉnh, cô ấy đã đọc sách, đã nghiên cứu thông tin trên internet, cô ấy biết rằng nuôi con sữa mẹ là tốt nhất cho con của mình.
Cô ấy nhờ 1 y tá giúp đỡ, người y tá ấy nắm lấy vú mẹ và nhét vào miệng con, bà mẹ cảm thấy ngượng, và bị đau. Một người y tá khác vào và bảo phải cho bé bú mỗi bên vú 10 phút, bây giờ bà mẹ bắt đầu hoang mang. Rồi lại, một người y tá khác vào và bảo phải cho em bé bú theo nhu cầu của bé. Bà mẹ trẻ chỉ muốn cho con bú thôi mà. Và rồi thêm một người y tá khác bước vào phòng và bảo, "cô đang bỏ đói đứa nhỏ kìa", và đưa cho bà mẹ một bình sữa công thức to tướng.
Bà mẹ trẻ biết rằng, dạ dày của trẻ sơ sinh chỉ có chừng này (bằng cái nắp chai nước), và người mẹ tạo ra được chỉ tí ti sữa non, vừa đủ cho sự tiêu hoá của đứa bé trong những ngày đầu. Làm kiểu gì để cho bé bú hết lượng sữa trong bình như thế này vào cái dạ dày tí hon như thế này đây?Họ là chuyên gia, họ biết nhiều hơn người mẹ, và cô ấy bắt đầu khóc.
Người bố bước vào và nói, có thể mang bé đi ra ngoài được không, vợ tôi phải được nghỉ ngơi. Bà mẹ đang bị ảnh hưởng của các loại thuốc, không còn đủ sức để chống đối với mọi người nữa và cô ấy đầu hàng.
Vậy thì vì sao người phụ nữ hiện đại bị mất đi khả năng tin tưởng vào cơ thể mình? Y khoa đã giúp cho việc sinh con trở nên an toàn hơn, và cũng có một vài phụ nữ không thể cho con bú, thì sẽ có giải pháp khác cho họ, nhưng khi những thế lực quảng cáo, tiền của, quyền lực, chính trị, ngành công nghệ kinh doanh tình dục, tất cả những thứ này đã tác động khủng khiếp lên người phụ nữ và họ không còn tự tin vào cơ thể của mình. Người phụ nữ tiền sử chỉ có cơ thể của mình và bản năng.
"Lời gửi đến những chuyên gia ngành y, chúng tôi biết rằng thiện ý của các bạn là rất tốt, nhưng hãy chọn từ ngữ thật cẩn thận, và hãy nhớ rằng người mẹ chính là chuyên gia về đứa con của họ. Các bạn hữu, hãy đừng vội vàng đánh giá, tình yêu thương của các bạn, sự quan tâm và sự khuyến khích đầy từ bi của các bạn sẽ tạo nên sự khác biệt. Chúng ta đều có thể trở thành những người tiên phong để giúp những phụ nữ hiện đại lại có thể tin tưởng vào cơ thể của họ như xưa."
Bảo vệ môi trường sống - Bài học về trách nhiệm bạn có thể dành cho con - Thạc sĩ Ngô Thanh Giang
Có nhiều cha mẹ băn khoăn không biết nên dành thời gian chất lượng cho con thế nào khi bản thân rất bận rộn. Thạc sĩ giáo dục Ngô Thanh Giang chia sẻ rằng "Đôi khi thời gian chất lượng là những khoảnh khắc giáo dục bạn nhận ra và dạy con hàng ngày". Ví dụ như việc dạy con về trách nhiệm bảo vệ môi trường sống xung quanh.
"Bạn tôi đã cùng con đi thắt ruy băng cho từng thân cây trên phố. Cả những gốc cây đã bị triệt hạ, hai bố con cũng gửi thông điệp tiếc thương qua những cái ôm và những dải ruy băng vàng. Bài học của người cha sẽ mãi mãi ở lại cùng đứa trẻ, những thông điệp về tình yêu, trách nhiệm, và ý thức cộng đồng với chính môi trường sống của mình cũng sẽ ở lại với đứa trẻ để truyền đến thế hệ sau. "
Ngày thế giới nhận thức về hội chứng tự kỷ 2/4/2015 - Facebook Vòng Tay tự kỷ cùng nhiều Facebook của các mẹ và các nghệ sĩ nổi tiếng.
Ngày 2/4/2015 là ngày toàn thế giới nhận thức về hội chứng tự kỷ. Hưởng ứng lời kêu gọi "Thắp ánh sáng xanh, mở rộng vòng tay tự kỷ" trên toàn thế giới , fanpage Vòng Tay tự kỷ cùng nhiều facebook của các nhiều bà mẹ ở Việt Nam đã đăng tải những bài viết về tự kỷ, mặc áo xanh, thay ảnh đại diện để hương ứng phong trào Light it up blue - Thắp ánh sáng xanh cho người tự kỷ. Đồng thời, các facebooker cũng chia sẻ những kiến thức và những tâm sự về người tự kỷ và những gia đình có người tự kỷ. Nổi bật nhất là thông điệp "Trước hết, hãy thôi không dùng từ "Tự kỷ" bừa bãi."
Ảnh chụp màn hình Fanpage "Vòng tay tự kỷ".
"Không phải ngẫu nhiên mà Liên hợp quốc chọn ngày 2/4 là Ngày thế giới nhận biết chứng tự kỷ, bởi hội chứng này đang tăng nhanh ở nhiều nước, nhưng công chúng lại chưa hiểu đúng về nó.
Giới trẻ Việt Nam đang càng ngày càng lạm dụng cụm từ tự kỷ để gán mác vào chính bản thân mình, bạn bè hay một thành phần nào đó có chút biểu hiện của sự kỳ lạ, cô lập, ít nói, hoặc một chốc lát của biểu hiện cảm xúc buồn trầm, cô độc, hoặc đôi khi chả có gì, chỉ là trêu đùa, vì nó như thời thượng, mốt…
Tôi thuộc thế hệ giữa của 8x. Bạn bè của tôi những người ít tuổi hơn, nhiều tuổi hơn một chút thi thoảng dùng từ 'tự kỷ' một cách tùy tiện. Tuy nhiên tôi không bao giờ dùng nó dưới mục đích như vậy, tôi cũng nói với những người tôi gần gũi nhất, là không nên dùng hai từ đó để trêu đùa.
"Tự kỷ là một Rối loạn Phát triển sẽ tồn tại suốt đời, không phân biệt giới tính, chủng tộc, giàu nghèo và địa vị xã hội. Tự kỷ được thể hiện ra ngoài bằng các khiếm khuyết về tương tác xã hội, giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, hành vi, sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại". (Theo chuyên trang tự kỷ của Liên hiệp quốc).
Những gia đình có người thân tự kỷ đã cực kỳ vất vả để có thể hiểu được, chăm sóc, dạy dỗ, can thiệp và yêu thương con em mình. Những nỗi đau lớn lao và những niềm vui nhỏ nhoi luôn thầm lặng. Điều mà những người xung quanh có thể làm là chấp nhận, cảm thông và giúp đỡ những gia đình sống cùng Tự kỷ, đừng kỳ thị, không cần thương hại, và trước hết, hãy thôi không dùng từ "Tự kỷ" bừa bãi."