Chia sẻ nuôi dạy con được lan tỏa nhiều nhất Facebook tuần qua

Mẹ Zin Zin,
Chia sẻ

10 khác biệt khi nuôi dạy con của cha mẹ Việt và cha mẹ Tây là một trong số các bài viết "nóng" về viêc nuôi dạy con được các mẹ bố mẹ chia sẻ nhiều nhất trên mạng xã hội tuần qua.

Mười khác biệt cơ bản trong cách nuôi dạy con cái của cha mẹ Việt Nam và cha mẹ các nước phát triển – Facebook của thầy Vien Huynh 


Đây là một bài viết khá dài nhưng đáng để người đọc kiên trì đọc đến tận những câu chữ cuối cùng. Cha mẹ là người có trách nhiệm lớn nhất trong việc giáo dục con cái, tuy nhiên có những quan điểm đã ăn sâu bám rễ vào cách cha mẹ nuôi dạy con mà chưa hẳn đã tốt cho đứa trẻ như: Làm việc vì tiền không vì sở thích - Ganh tị, ích kỉ - Nhận lỗi do sợ hãi - Quan trọng điểm số, không quan trọng kiến thức - Sợ tiếng thị phi hơn sợ làm trái lương tâm - Nói dối và đổ tại hoàn cảnh ... 

Con cái là tấm gương phản chiếu những hành động, việc làm của cha mẹ nên hãy làm những điều tốt nhất để không hổ thẹn với con mình. Dưới đây là một trong số những điểm khác nhau cơ bản trong cách nuôi dạy con của cha mẹ Việt mà tác giả chia sẻ:

"Cãi nhau trước mặt con cái: Bát đũa trong chạn có ngày cũng khua, đừng nói chi con người sống chung với nhau. Nhưng nếu để việc cãi vã chửi bới thậm chí dùng vũ lực với nhau trước mặt con cái thì đó là một tội lỗi của người làm cha làm mẹ. Tôi không trách những người làm cha làm mẹ giới lao động vì môi trường và cuộc sống của họ khiến con người họ trở nên thô lỗ cộc cằn. 

Nhưng tôi vẫn thấy nhiều gia đình cha mẹ làm công việc tay chân nặng nhọc cũng chưa bao giờ chửi bới nhau trước mặt con cái. Trong khi đó nhiều gia đình gọi là trí thức vẫn nhục mạ xỉ vả nhau trước mặt con cháu mình để bao nhiêu cái xấu cái tồi tệ nhất của mình đều phơi bày rõ ràng trước mắt trẻ thơ. 

Không thiếu những ông giám đốc hay giáo sư khi nổi nóng cũng văng tục chẳng kém gì anh xe ôm ngoài đầu phố và cũng không thiếu những bà trưởng phòng phó phòng khi lên cơn ghen cũng nhảy đôm đốp, gào thét như mụ điên trước mặt con mình. Ở các nước tiến bộ, cha mẹ chỉ cãi nhau trong phòng riêng và khi con cái đã ngủ. Ngay cả khi li dị, cha mẹ cũng sẽ tìm mọi cách để giải thích cho con mình nghe một cách văn minh nhất và ít tổn thương nó nhất. Ở Việt Nam, thường thì con cái có cha mẹ li dị sẽ lãnh đủ những thù hận mà cha mẹ thay phiên nhau nhồi vào đầu nó khi có dịp gặp con như thể việc con mình sống thiếu cha mẹ vẫn còn chưa đủ bất hạnh cho nó". 

Phải làm gì khi phát hiện con là nạn nhân của bạo lực học đường – Facebook Chuong Dang 

Nếu con bạn đang ở trong độ tuổi đi học, từ tiểu học trở lên, bạn sẽ làm khi thấy con bị bạn cắn, đánh hay cào cấu vào người? Bạn có đủ bình tĩnh để xử lý tình huống một cách thông mình đồng thời dạy con cách tự bảo vệ bản thân không? Nếu bạn chưa biết làm thế nào trong tình huống này, hãy xem thử những lời chia sẻ rất sâu sắc từ Facebook của anh Chuong Dang về xử trí khi con là nạn nhân của bạo lực học đường.

Chia sẻ nuôi dạy con hot trên facebook tuần qua
Ảnh chụp màn hình chia sẻ trên facebook của anh Chuong Dang.

Cách nói chuyện với con, giúp con tự trưởng thành, cách nói chuyện đối chiếu sự việc với nhà trường cũng như cách nhắc nhở những người đã gây ra bạo lực. Quan trọng là mẹ phải thật bình tĩnh khi xử lý việc này. Theo chia sẻ của anh: "Mỗi đứa trẻ có một cá tính khác nhau; có những em sinh ra để đi bắt nạt và có những em khác sinh ra để bị bắt nạt; nhưng may mắn là đa phần cha mẹ thông thái đã giúp trẻ biết kìm hãm những tính cách không phù hợp và phát triển những cá tính có lợi cho cộng đồng. Chưa bao giờ bạo lực kết thúc bạo lực; nhưng yêu thương và bao dung thì có thể." 

Tác giả chia sẻ:

“Phản ứng tự nhiên và bản năng nhất của mẹ là ngay lập tức gọi điện thoại cho cô giáo vừa hập hực tức giận vừa đau khổ thất vọng, và ngay hôm sau đưa con đến trường để tham gia xử lý vụ việc, bất chấp sự ngăn cản của nhà trường. Tệ hơn, nếu mẹ có cơ hội gặp được bạn gây án là mẹ sẽ dằn mặt câu quen thuộc :” con mà bắt nạt con cô một lần nữa thôi, con sẽ biết tay cô!”

Mẹ chẳng ý thức rằng mẹ đang đẩy bé vào vòng nguy hiểm. Mẹ tưởng rằng mẹ sẽ bảo vệ được bé, nhưng đó chỉ là hành động giống như chú gà mái mẹ thôi, dựng lông xù cánh mặt đỏ tía tai ... mẹ đã ngay lập tức biến bé thành con mồi thú vị cho những kẻ thích gây hấn. Trò chơi sẽ càng thú vị hơn khi nạn nhân phản kháng quyết liệt trong tội nghiệp và lo lắng. 

Hãy thay đổi.

- Khi thấy con mình về nhà với thương tích, mẹ cần thật bình tĩnh, đừng để cảm xúc che lấp sự khôn ngoan của lí trí. Hãy giành thời gian để lo vết thương cho con; khi chăm sóc vết thương hãy nói với con về cách phòng tránh nhiễm trùng, cách thay băng, cách xử lý khi thấy máu, cách thăm khám vết sưng … và quan trọng nhất là vết thương đã hình thành trong hoàn cảnh nào, té ngã vì xô đảy hay xử dụng hung khí, vô tình hay xô xát, và sự can thiệp của bên thứ ba là trong hoảng thời gian bao lâu, cô giáo xuất hiện khi nào, và cô đã nói gì đầu tiên, những người phát hiện con đầu tiên với thương tích đã nói gì, và họ đã làm gì cho con…”

Sinh nhật không phải là cuộc chiến – Facebook mẹ Hachunlyonet

Làm thế nào để tổ chức sinh nhật vừa vui, lại vừa lành mạnh. Bạn có thể học mẹ Hà chũn, để tổ chức một sinh nhật thật vui cho bé cùng với những trò chơi rất sôi nổi nhé. 

Chia sẻ nuôi dạy con hot nhất trên facebook
Ảnh chụp màn hình chia trẻ trên Facebook của mẹ Hachun.

"Sinh nhật ngoài việc chuẩn bị đồ ăn thức uống mất nhiều công sức thì công việc nghĩ và thực thi các trò chơi cho các con khỏi phá làng phá xóm hoặc đi lang thang nguy hiểm cũng diệt không kém các nơ-ron thần kinh của các mẹ. Sau đây mình xin nhún váy trình bày một số trò chơi dễ làm trong dịp sinh nhật của các thiếu nhi từ 4 tuổi trở ra. 

Dưới đây là một số trò chơi thú vị mà mẹ Hachun đã chia sẻ:

Trò số 1: Trò chơi vị giác

Bạn gọi một bé xung phong bịt mắt, và các bé còn lại lần lượt xếp hàng cho bé bịt mắt nếm một loại thức ăn trong bữa sinh nhật. Bé bịt mắt sẽ có nhiệm vụ gọi tên món ăn. (có bé quẹt dưa chuột vào sốt nào đó đểu dấu mùi, trẻ con rất lắm trò, nhưng thế nó mới vui). Và các bạn lần lượt thay nhau đổi vai trò. Mỗi bé hoàn thành có thể được thưởng một cái tatoo để đông viên các bé còn lại nhắm mắt và thử. Và bé có thể nhận định món này có ngon không? Thường 1 đứa khen ngon là cả lũ khen ngon và thử rào rào, ít ngại hẳn!

Chia sẻ nuôi dạy con hot nhất trong tuần

(Sinh nhật giai A. đã có nhiều cha mẹ cảm ơn mẹ Chũn vì ở nhà các vàng con cũng không thử cà chua, dưa chuột hay ớt chuông).

Trò số 2: Trò thổi bóng

Cho các bé một chậu nước, hoặc trong bể bơi thì quá tiện. Mỗi bé một cái ống hút và một quả bóng bàn, nhiệm vụ của bé là thổi từ đầu chậu bên này cập bến đầu chậu bên kia là thắng cuộc. Phần thưởng: bút màu hoặc tiếp tục tatoo. 

Trò số 3: Kangaroo

Mẹ cho mỗi bạn một quả bóng, kẹp giữa hai chân. Nhiệm vụ của bé là đưa được bóng từ vạch xuất phát đến vạch đích mà không làm rơi bóng!"
Chia sẻ