Câu trả lời hoàn hảo của bà mẹ khi nghe người lạ khuyên "Hãy làm ngơ khi con vấp ngã"

Hồng Hạnh,
Chia sẻ

Nếu một người trưởng thành mà bị ngã đập đầu thì người khác có chạy lại đỡ không? Có kiểm tra xem bị thương không? Vậy tại sao chúng ta lại làm điều ngược lại đối với con của mình?

Bạn sẽ làm gì khi con bạn bị vấp ngã? Bạn đỡ con dậy, an ủi, kiểm tra con có bị thương không? Hay sẽ để con tự đứng lên cho con mạnh mẽ? Mỗi người sẽ có cách nuôi dạy con khác nhau, nhưng bài viết chia sẻ nỗi lòng của Jessica Lemire - mẹ cậu con trai Sam đã làm dậy sóng sự quan tâm của dư luận.
 
Jessica Lemire đã chở Sam từ trường về nhà sau khi cậu bé bị vấp ngã ở bãi đậu xe. Cô lập tức kiểm tra xem con có bị làm sao không, sau đó, cô cho Sam đi tắm, ôm hôn con và cho con uống sữa để cậu bé cảm thấy dễ chịu hơn. Sam có một vết sưng u khá to ở trên đầu, nhưng trong một thời gian ngắn và những điều mẹ làm cho Sam cũng không thể chữa lành vết thương ngay được.
 
Là một người mẹ bận rộn, Lemire đưa con trai đến cửa hàng tạp hóa để mua một số đồ dùng. Khi thanh toán thì cô thu ngân đã nhìn thấy cục u trên đầu của Sam. Cô thu ngân đã nói với Lemire một điều làm bà mẹ này cảm thấy khó chịu. Cô ấy đã cố gắng kể cho Lemire nghe về cách mình đã làm mẹ như thế nào, và khuyên mẹ Sam đơn giản là cứ phớt lờ, bỏ mặc con.

Bức ảnh của Sam với vết sưng u trên đầu sau khi cùng mẹ đi mua đồ ở tiệm tạp hóa về.
 
Khi Lemire về nhà, cô đăng một bức ảnh về chấn thương nhỏ của Sam trên Facebook, cùng với nỗi lòng của mình sau khi đi mua đồ tại cửa hàng.
 
“Sáng nay Sam bé nhỏ của tôi đã bị ngã đập đầu trong bãi giữ xe. Có vẻ như nó bị sưng lên, và trong khi con buồn bã, lo lắng thì tôi đã ôm hôn con, pha sữa cho con. Điều này làm Sam cảm thấy tốt lên nhanh chóng.
 
Sau đó chúng tôi đã đi vào cửa hàng Trader Joe để mua một ít đồ dùng. Người phụ nữ ở quầy thanh toán nhận xét về vết thương trên đầu của Sam và cô ấy hy vọng tôi sẽ phớt lờ, bỏ mặc con để con có thể mạnh mẽ, “dẻo dai” hơn.
 
Tôi đã nói với cô ấy rằng: Không, tôi không thể. Tôi không thể bỏ qua tiếng khóc của con trai mình dù con có bị thương hay không bị thương. Thế giới mà chúng ta đang sống là nơi mà chúng ta có nghĩa vụ phải bảo vệ những đứa trẻ nhỏ dễ bị tổn thương, phải là người trẻ cần nhất, và làm cho trẻ luôn tin rằng dù có thất bại con vẫn không phải đấu tranh một mình.
 
Nếu đó là một người lớn, một người trưởng thành mà bị ngã đập đầu thì người khác có chạy lại đỡ không? Có kiểm tra xem có bị thương không? Vậy tại sao chúng ta lại làm điều ngược lại đối với con của mình?
 
Tôi không tin điều chị nói sẽ làm con trở nên “dẻo dai” hơn , mà tôi nghĩ điều đó chỉ mang lại sự sụp đổ niềm tin và làm tổn thương tinh thần của con”.
 
Lemire kết thúc bài viết của mình: “Mẹ sẽ luôn đến với con khi con cần mẹ, Sam à. Không có vấn đề gì cả”.
 
Bạn bè và gia đình của Lemire đã hoàn toàn ủng hộ quan điểm của cô. “Điều này làm tôi cảm thấy mình mềm yếu”, một người đã nhận xét. “Nghe bất kỳ em bé nào khóc, không cần biết trẻ bao nhiêu tuổi cũng làm tan vỡ trái tim tôi. Bản năng bắt buộc tôi phải đến an ủi khi trẻ buồn, hay bị tổn thương. Xã hội và văn hóa chúng ta đã khuyến khích bỏ qua những nhu cầu của trẻ. Nhưng khóc là một dấu hiệu của sự căng thẳng và sẽ không bao giờ, không bao giờ được bỏ qua”.

Sam vô cùng đáng yêu.

Và cực kỳ hiếu động.

Cậu bé có thể nghịch nước.

Và leo cầu thang nên chuyện té ngã là điều không tránh khỏi.

Jessica Lemire và con trai Sam.
 
Mẹ của Sam gần như "bùng nổ" khi cô đứng trên lập trường của mình để bảo vệ con. Cô yêu con trai bằng cả trái tim của mình, và sẽ làm mọi thứ trong quyền hạn làm mẹ để đảm bảo rằng con đều ổn ở tất cả những lần “vấp ngã”. Vâng, cuộc sống sẽ ném những điều khó chịu lên con đường mà sau này Sam sẽ đi, nhưng cô sẽ ở đó để làm mẹ của con bất cứ khi nào con cần, và đó là dấu hiệu của một người phụ nữ, một người mẹ rất mạnh mẽ.
 
Sau vài giờ đăng tải trên tờ Littlething, bài viết đã thu hút 5.200 lượt view, 1.008 lượt chia sẻ, 2.800 lời bình luận và hiện nay sự quan tâm của cộng đồng mạng vẫn chưa dừng lại. Có thể thấy rằng rất nhiều người đồng tình với quan điểm của Lemire, bởi trẻ em sinh ra là để được yêu thương.
 
Nguồn: Littlething
Chia sẻ