Cậu bé bị nổi ban đỏ, nôn mửa và tiêu chảy nghiêm trọng do uống sữa công thức giả
Uống nhầm sữa công thức giả tiềm ẩn những mối hiểm họa gì? Bà mẹ này đã có một trải nghiệm đáng sợ khi cậu con trai của cô bị nôn mửa nghiêm trọng và phải nhập viện ngay lập tức…
Bà mẹ người Malaysia Seila Nawi đã có một trải nghiệm đáng sợ khi cậu con trai Mikael của cô bắt đầu nôn mửa mà không rõ lý do. Trong một bài đăng trên Facebook hồi đầu tháng 12 năm 2017, cô tiết lộ điều gì đã thực sự xảy ra với cậu bé.
Seila kể: vào tháng 11 năm 2017 vừa rồi, con trai cô là Mikael phải nhập viện. Bé được điều trị trong hơn 2 tuần. Nguyên nhân sự việc chỉ được biết đến khi những tin tức về sữa công thức giả bị đưa ra ánh sáng.
Mikael bị nôn đến 9 lần một ngày. Ban đầu, Seila đã thử theo dõi tình trạng sức khỏe cậu bé ở nhà với hy vọng rằng cậu bé sẽ sớm bình phục. Nhưng vào buổi chiều hôm đó, cơ thể và mặt thằng bé ửng đỏ và nóng bừng. "Mỗi lần tình trạng này xảy ra, tôi thường tắm cho con. Cơn sốt của thằng bé nhanh đến mà cũng nhanh đi".
Hình ảnh đáng sợ khi cậu bé uống phải sữa công thức giả.
Cậu bé Mikael bị nổi ban đỏ khắp mặt và cơ thể.
Đến 3 giờ chiều, bé mệt lả, chỉ nằm một chỗ và không muốn uống sữa. Vì thế, cô đưa con đến bệnh viện gần nhất.
Lúc ấy, bà mẹ người Malaysia không hề nghi ngờ nguyên nhân tình trạng sức khỏe thằng bé nằm ở sữa. Bác sỹ hỏi cô những loại thực phẩm tôi đã cho Mikael ăn, hoặc thằng bé có vô tình ăn thứ gì trong nhà không (bởi thằng bé đã bắt đầu biết bò).
Mikael đã phải giữ lại viện do mất nước nghiêm trọng và để được kiểm tra kỹ càng hơn. Cậu bé sau đó được truyền cấp nước. Bé không muốn ăn thêm sữa hay bất kỳ thức ăn nào.
Cậu bé nằm li bì cả ngày và không ăn uống được.
Tình trạng sức khỏe Mikael càng tồi tệ hơn khi cậu bé bắt đầu bị tiêu chảy. Chất thải của bé bốc mùi nồng nặng và đi vệ sinh đến 11 lần một ngày. Hàng loạt cuộc xét nghiệm, bao gồm cả xét nghiệm dị ứng và xét nghiệm phân, được tiến hành nhưng đều cho kết quả âm tính.
Bà mẹ Seila kể: “Trong thời gian ở bệnh viện, Mikael vẫn bị tiêu chảy, lúc sốt lúc không và bị mẩn đỏ khắp mặt và cơ thể.
Mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn sau 1 tuần, khi thằng bé bắt đầu đi 'nặng' ra máu. Các bác sỹ quyết định điều trị kháng sinh cho thằng bé. Là một người mẹ với nỗi lòng nặng trĩu, tôi phải chấp nhận điều trị thuốc cho con.
Trớ trêu thay, trong suốt thời gian Mikael được điều trị trong bệnh viện, tôi không cho Mikael ăn đồ ăn rắn nhưng con vẫn uống sữa công thức. Ai có thể tưởng tượng đó là sữa giả chứ?”.
Sau 2 tuần, bởi bác sỹ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân tình trạng của Mikael và thằng bé có vẻ hoạt bát hơn, Seila đã xin xuất viện cho con. Mikael dần hồi phục…
Về nhà, con vẫn uống đúng loại sữa đó. Cùng thời gian Mikael nhập viện điều trị là những thông tin về sữa công thức giả được cơ quan chức năng phát hiện và đưa ra ánh sáng. Xem lại hộp sữa con uống, mẹ Mikael đã nhận ra hộp sữa đó dù cùng loại cũ nhưng quy cách đóng gói khác hẳn mà vợ chồng cô đã mua ở một cửa hàng khác.
Sau trải nghiệm đáng sợ đó, Seila khuyên các bậc phụ huynh chỉ nên mua sữa ở những cửa hàng uy tín. Thật may mắn, cậu bé Mikael bé bỏng đã hồi phục hoàn toàn và quay lại với cuộc sống vui vẻ của mình.
Trớ trêu thay, trong thời gian được điều trị tại bệnh viện, Mikael vẫn uống thứ sữa giả đó.
Cuối tháng 2 vừa qua, 210 hộp sữa công thức giả cho trẻ sơ sinh đã bị thu giữ ở Malaysia sau hàng loạt vụ việc trẻ sơ sinh bị nôn mửa nghiêm trọng được báo cáo. Chiến dịch bắt giữ được tiến hành dưới sự giám sát của Bộ Thương mại, Hợp tác và Tiêu dùng Quốc nội Malaysia. Người đứng đầu bộ này – ông Khairul Anwar Bachok cho biết: “Các hộp sữa công thức giả cho trẻ sơ sinh được đặt lẫn với hộp sữa chính hãng trên giá và được bán với mức giá gần bằng sữa chính hãng, khoảng 20 ringgit mỗi hộp” (tương đương 120.000 VNĐ).
Sữa công thức giả với hàm lượng dinh dưỡng ít ỏi tiềm ẩn rất nhiều hiểm họa cho trẻ nhỏ, không chỉ khiến tình trạng sức khỏe của trẻ bị suy giảm mà còn có thể gây ra tình trạng suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Vậy nên tốt hơn hết, các bậc phụ huynh chỉ nên tìm mua sữa công thức cho trẻ ở những cửa hàng uy tín.
Nguồn: Parent/ Channel