Cậu bé 2 tuổi tử vong vì cha thực hiện một động tác sai lầm khi bé lên cơn sốt cao

Tú Cầu,
Chia sẻ

Cậu bé bị sốt cao rồi lên cơn co giật, mặt mũi tím tái... và người cha đã làm 1 việc sai lầm.

Thảm kịch đau lòng

Vào rạng sáng ngày 21 tháng 4, một thảm kịch đau lòng đã xảy ra ở Chiết Giang, Trung Quốc. Một cậu bé 2 tuổi tên Thường Thường bị sốt cao, sau đó bé lên cơn co giật, mắt môi tím tái, cổ họng phát ra những âm thanh khò khè.

Cha cậu bé nhìn tình trạng của con, cứ tưởng có thứ gì làm con mắc nghẹn nên dùng tay móc vào cổ họng con mục đích lấy dị vật ra. Nhưng những triệu chứng của cậu bé không những chẳng thuyên giảm mà còn nặng hơn, cơ thể Thường Thường bỗng dưng bất động, mất đi ý thức.

Cậu bé 2 tuổi đã chết vì cha bé thực hiện một động tác sai lầm khi bé lên cơn sốt cao - Ảnh 1.

Cơ thể Thường Thường bỗng dưng bất động, mất đi ý thức (Ảnh minh họa).

Khi được đưa đến bệnh viện, cậu bé đã ngừng thở, tim không còn đập. Các bác sĩ tìm mọi cách cứu sống nhưng mọi nỗ lực đều vô vọng, cậu bé đã tử vong.

Cha mẹ tuyệt đối không được làm những việc sau khi con bị sốt co giật

Khi trẻ bị co giật do sốt, cha mẹ không được hoảng sợ. Nhiều bằng chứng y khoa cho thấy các cơn co giật do sốt được phục hồi tốt mà không gây tổn thương não, tê liệt thần kinh hoặc dẫn đến chậm phát triển trí tuệ, bất thường về hành vi. Ông Lâm Trung Đông, chủ nhiệm khoa Thần kinh Nhi khoa tại một bệnh viện ở Chiết Giang nói: "Khi trẻ em bị sốt co giật, cha mẹ tốt nhất không nên làm gì. 99.9% trẻ sẽ tự khỏi trong vòng 5 phút, sau đó cha mẹ hãy đưa trẻ tới viện để được điều trị kịp thời".

Khi con bị co giật do sốt, cha mẹ tuyệt đối không được làm những việc sau:

- Cho con uống nước hoặc thuốc, việc làm đó khiến nước tràn vào khí quản gây khó thở, thậm chí ngừng thở cho trẻ.

- Cha mẹ khi thấy con lên cơn co giật thường sợ con tự cắn vào lưỡi nhưng đó là suy nghĩ sai lầm. Cha mẹ tuyệt đối không được cạy miệng con hoặc nhét đồ vật (như khăn...) vào miệng trẻ.

Cậu bé 2 tuổi đã chết vì cha bé thực hiện một động tác sai lầm khi bé lên cơn sốt cao - Ảnh 2.

Khi trẻ sốt cao, cha mẹ chú ý cởi bớt quần áo cho trẻ (Ảnh minh họa).

- Day ấn huyệt nhân trung.

- Rung lắc con.

- Giữ hoặc buộc chặt thân thể con, hành động ấy có khả năng khiến trẻ bị gãy xương.

Nếu con lên cơn sốt cao, sau đây là những việc cha mẹ cần làm tại nhà:

- Giữ cho không khí trong nhà được lưu thông và cởi bớt quần áo của trẻ. Cha mẹ có thể dùng quạt hoặc điều hòa, miễn là không thổi thẳng vào người con và không được để nhiệt độ điều hòa quá thấp, chỉ cần giữ cho nhiệt độ phòng ở mức thoải mái là được.

- Cho bé uống nhiều sữa và nước bởi quá trình trao đổi chất trong cơ thể trẻ cần nhiều nước hơn so với bình thường khi trẻ sốt. Nước còn có khả năng điều hòa nhiệt độ, làm giảm nhiệt độ cơ thể và bổ sung thêm lượng nước trẻ đã mất đi.

- Trẻ sốt cao có thể dùng thuốc hạ sốt.

- Quan sát tỉ mỉ mọi thay đổi khi con sốt. Ví dụ trẻ có bị ho, tiêu chảy, nổi mẩn, nôn ói, co giật... hay không.

- Nếu trẻ bị co giật do sốt, cha mẹ hãy đặt trẻ nằm trên giường rộng hoặc trên mặt đất, nghiêng đầu sang 1 bên, nới lỏng quần áo cho con dễ thở. Khi trẻ bị co giật sẽ có nhiều dịch tiết chảy ra từ miệng và mũi trẻ, tư thế nghiêng đầu giúp trẻ tránh bị sặc. Cha mẹ cần lau sạch để dịch tiết không đi vào đường thở của trẻ. Ngoài ra cha mẹ hãy luôn bên cạnh bảo vệ con, tránh cho trẻ bị ngã hoặc bị thương trong cơn co giật. Sau khi cơn co giật kết thúc, cha mẹ phải lập tức đưa bé vào bệnh viện.

Cậu bé 2 tuổi đã chết vì cha bé thực hiện một động tác sai lầm khi bé lên cơn sốt cao - Ảnh 2.

Khi nào cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện ngay lập tức khi con bị sốt?

Nếu bé lên cơn sốt, cho dù là lúc nửa đêm thì trong các tình huống sau đây cha mẹ cần đưa ngay bé đến bệnh viện:

- Trẻ dưới 3 tháng tuổi.

- Nhiệt độ cơ thể trẻ trên 39 độ, quấy khóc hoặc mệt lả.

- Tinh thần trẻ thay đổi như ngủ li bì, thậm chí hôn mê.

 

- Xuất hiện hiện tượng nôn ói, run rẩy, mất nước.

- Sốt kèm phát ban.

- Sốt trên 3 ngày.

- Có tiền sử co giật do sốt.

- Sốt kèm theo các triệu chứng đáng ngờ khác.

Cha mẹ cần nhớ, tình hình của trẻ nghiêm trọng hay không sẽ không phụ thuộc vào nhiệt độ cơ thể cao hay thấp. Quan trọng nhất, cha mẹ phải xem tình trạng tinh thần của con. Nếu trạng thái tinh thần trẻ vẫn ổn, cha mẹ có thể dùng các cách hạ sốt tại nhà. Nếu phát hiện trẻ sốt kèm những dấu hiệu nghiêm trọng khác, cha mẹ phải lập tức đưa con tới bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Chia sẻ