Cảnh báo: Cha mẹ tuyệt đối không nhỏ nước tỏi vào mũi bé
Theo bác sĩ Nguyễn Trương Khương, trẻ ngạt mũi thì cha mẹ tuyệt đối không nhỏ nước tỏi giã.
Câu hỏi của độc giả S. gửi đến bày tỏ băn khoăn về việc mẹ chồng dùng nước tỏi nhỏ vào mũi cháu trai để cháu bớt sụt sịt đã thu hút sự quan tâm của đông đảo phụ huynh. Bởi thời tiết đang ở thời điểm giao mùa, đặc biệt ở miền Bắc nhiệt độ giảm khi đang chuyển sang mùa đông. Vì vậy, nếu không giữ ấm cho trẻ thì rất dễ bị mắc phải các bệnh về đường hô hấp.
Độc giả S. viết: "Mấy hôm nay thời tiết Hà Nội đột nhiên chuyển lạnh, mưa gió liên miên ẩm ướt cả ngày dài. Dù đã em cẩn thận dặn ông bà chú ý mặc ấm cho Cún, đừng đưa cháu ra ngoài đường, vậy mà mẹ chồng em vẫn "ham vui", đẩy xe mang cháu ra đầu ngõ buôn chuyện suốt từ chiều đến tận giờ cơm mới về. Kết quả là tối hôm ấy, Cún hắt xì liên tục, đêm thở miệng khò khè vì bị ngạt mũi”.
Sau khi con trai 8 tháng tuổi bị sụt sịt, mẹ chồng của chị dùng tỏi giã lấy nước để nhỏ vào mũi bé và khẳng định:"Lấy nước tỏi nhỏ vào mũi Cún vài giọt là hết sụt sịt ngay".
Chưa biết được công dụng hay có ảnh hưởng gì sức khỏe của con hay không? “Chẳng hiểu bài thuốc ấy ở đâu ra nhưng em dứt khoát không đồng ý, nước tỏi mùi hắc, lại nóng, chẳng may lại còn lấy phải tỏi "Tầu" cũng nên. Em chỉ kiên trì nhỏ mũi cho Cún bằng nước muối sinh lý bình thường”, độc giả bày tỏ.
Tỏi là bài thuốc dân gian vốn rất được mẹ tin dùng. (ảnh minh họa)
Để tìm hiểu những nguy cơ có thể xảy ra khi nhỏ trực tiếp nước tỏi giã nhỏ vào mũi trẻ. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Th.S, Bác sĩ Nguyễn Trương Khương (Khoa Tai, Mũi, Họng- Bệnh viện FV).
Theo bác sĩ Nguyễn Trương Khương, tỏi có chứa chất Allicin có thể diệt vi trùng và vi nấm. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy tỏi có thể phòng ngừa cúm và điều trị cúm. Tỏi cũng có hiệu quả trong điều trị khàn tiếng, long đàm và ho.
“Trong dân gian Việt nam, người ta cũng thường dã tỏi vắt lấy nước để nhỏ mũi, hoặc pha với nước ấm để xông mũi khi bị cảm và viêm xoang. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào đưa ra qui trình điều trị một cách có khoa học và liều lượng cụ thể”, bác sĩ Trương Khương nhấn mạnh.
Về việc có nên nhỏ nước tỏi vào mũi trẻ hay không, bác sĩ Nguyễn Trương Khương đưa ra lời khuyên: “Theo kinh nghiệm của chúng tôi hàng ngày tiếp xúc và khám bệnh cho rất nhiều bệnh nhân bị viêm xoang, chúng tôi thấy có rất nhiều trường hợp dùng nước tỏi không có hiệu quả phải đi bác sĩ chuyên khoa để điều trị, tất cả các bệnh nhân đều cho rằng nhỏ tỏi vào mũi sẽ cực kỳ rát và đau, ngay cả khi có pha loãng. Do vậy chúng tôi nghĩ tuyệt đối không nên dùng nước tỏi nguyên chất nhỏ cho trẻ em khi có sổ mũi hoặc ho”.
Vào thời điểm giao mùa, nhiệt độ miền Bắc giảm vì đang chuyển sang mùa đông, để đảm bảo trẻ không bị mắc các bệnh về hô hấp hay tai, mũi, họng, bác sĩ Nguyễn Trương Khương khuyên: "Đối với trẻ em, một năm bị 4-10 lần ho, sổ mũi do nhiễm lạnh hoặc nhiễm siêu vi là bình thường. Cách phòng ngừa tốt nhất là nên chích ngừa cúm cho trẻ, giữ ấm cho trẻ, giữ vệ sinh cho trẻ thật tốt, vì hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu, chưa phát triển hoàn thiện, đặc biệt là trẻ em dưới 6 tuổi.
Khi trẻ đã bị bệnh, cách điều trị ban đầu tại nhà là nhỏ nước muối sinh lý hai bên mũi, có thể dùng ở mọi lứa tuổi, để làm long đàm, thông thoáng hai mũi, tránh tắc nghẽn. Nếu sau 3-4 ngày bệnh không thuyên giảm, sổ mũi, ho nhiều hơn, mũi trở nên đặc hơn, có mùi hôi, sốt nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để có chẩn đoán chính xác và điều trị”.
Độc giả S. viết: "Mấy hôm nay thời tiết Hà Nội đột nhiên chuyển lạnh, mưa gió liên miên ẩm ướt cả ngày dài. Dù đã em cẩn thận dặn ông bà chú ý mặc ấm cho Cún, đừng đưa cháu ra ngoài đường, vậy mà mẹ chồng em vẫn "ham vui", đẩy xe mang cháu ra đầu ngõ buôn chuyện suốt từ chiều đến tận giờ cơm mới về. Kết quả là tối hôm ấy, Cún hắt xì liên tục, đêm thở miệng khò khè vì bị ngạt mũi”.
Sau khi con trai 8 tháng tuổi bị sụt sịt, mẹ chồng của chị dùng tỏi giã lấy nước để nhỏ vào mũi bé và khẳng định:"Lấy nước tỏi nhỏ vào mũi Cún vài giọt là hết sụt sịt ngay".
Chưa biết được công dụng hay có ảnh hưởng gì sức khỏe của con hay không? “Chẳng hiểu bài thuốc ấy ở đâu ra nhưng em dứt khoát không đồng ý, nước tỏi mùi hắc, lại nóng, chẳng may lại còn lấy phải tỏi "Tầu" cũng nên. Em chỉ kiên trì nhỏ mũi cho Cún bằng nước muối sinh lý bình thường”, độc giả bày tỏ.
Tỏi là bài thuốc dân gian vốn rất được mẹ tin dùng. (ảnh minh họa)
Để tìm hiểu những nguy cơ có thể xảy ra khi nhỏ trực tiếp nước tỏi giã nhỏ vào mũi trẻ. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Th.S, Bác sĩ Nguyễn Trương Khương (Khoa Tai, Mũi, Họng- Bệnh viện FV).
Theo bác sĩ Nguyễn Trương Khương, tỏi có chứa chất Allicin có thể diệt vi trùng và vi nấm. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy tỏi có thể phòng ngừa cúm và điều trị cúm. Tỏi cũng có hiệu quả trong điều trị khàn tiếng, long đàm và ho.
“Trong dân gian Việt nam, người ta cũng thường dã tỏi vắt lấy nước để nhỏ mũi, hoặc pha với nước ấm để xông mũi khi bị cảm và viêm xoang. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào đưa ra qui trình điều trị một cách có khoa học và liều lượng cụ thể”, bác sĩ Trương Khương nhấn mạnh.
Về việc có nên nhỏ nước tỏi vào mũi trẻ hay không, bác sĩ Nguyễn Trương Khương đưa ra lời khuyên: “Theo kinh nghiệm của chúng tôi hàng ngày tiếp xúc và khám bệnh cho rất nhiều bệnh nhân bị viêm xoang, chúng tôi thấy có rất nhiều trường hợp dùng nước tỏi không có hiệu quả phải đi bác sĩ chuyên khoa để điều trị, tất cả các bệnh nhân đều cho rằng nhỏ tỏi vào mũi sẽ cực kỳ rát và đau, ngay cả khi có pha loãng. Do vậy chúng tôi nghĩ tuyệt đối không nên dùng nước tỏi nguyên chất nhỏ cho trẻ em khi có sổ mũi hoặc ho”.
Vào thời điểm giao mùa, nhiệt độ miền Bắc giảm vì đang chuyển sang mùa đông, để đảm bảo trẻ không bị mắc các bệnh về hô hấp hay tai, mũi, họng, bác sĩ Nguyễn Trương Khương khuyên: "Đối với trẻ em, một năm bị 4-10 lần ho, sổ mũi do nhiễm lạnh hoặc nhiễm siêu vi là bình thường. Cách phòng ngừa tốt nhất là nên chích ngừa cúm cho trẻ, giữ ấm cho trẻ, giữ vệ sinh cho trẻ thật tốt, vì hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu, chưa phát triển hoàn thiện, đặc biệt là trẻ em dưới 6 tuổi.
Khi trẻ đã bị bệnh, cách điều trị ban đầu tại nhà là nhỏ nước muối sinh lý hai bên mũi, có thể dùng ở mọi lứa tuổi, để làm long đàm, thông thoáng hai mũi, tránh tắc nghẽn. Nếu sau 3-4 ngày bệnh không thuyên giảm, sổ mũi, ho nhiều hơn, mũi trở nên đặc hơn, có mùi hôi, sốt nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để có chẩn đoán chính xác và điều trị”.
Việc sử dụng thực phẩm một cách khoa học cũng có tác dụng giúp phòng chống cảm cúm trong mùa lạnh cho trẻ nhỏ.