Cảnh báo: Cha mẹ nên hạn chế sử dụng khăn ướt cho con
Các bác sĩ da liễu người Mỹ khuyến cáo các bậc cha mẹ nên cân nhắc trước khi cho bé sử dụng sản phẩm tiện lợi này.
Mới đây các nhà khoa học Mỹ đã tìm thấy hoạt chất methylisothiazolinone (MI - một hóa chất ăn mòn cao, có khả năng diệt khuẩn mạnh mẽ) trong các sản phẩm khăn ướt gây hại tới làn da của trẻ như làm đau, gây dị ứng, phát ban đỏ… Tuy nhiên, dù chưa có bất cứ trường hợp dị ứng khăn ướt được báo cáo tại Mỹ nhưng các nhà nghiên cứu vẫn cho rằng, những phản ứng đó có thể bị chẩn đoán nhầm, giống như bệnh chàm của trẻ nhỏ.
Khăn ướt khiến trẻ bị phát ban đỏ, ngứa, dị ứng.
Trong khi đang điều trị cho 6 em bé bị phát ban đỏ, các nhà khoa học tại trường dược để ý thấy: sau khi được điều trị thành công với kháng sinh, một bé gái 8 tuổi đã có dấu hiệu phát ban trở lại ở mặt và mông. Lo ngại bé bị dị ứng, các nhà khoa học đã hỏi dò và biết được mẹ bé thường dùng khăn ướt để lau miệng và mông cho con gái. May mắn là sau khi được khuyến cáo, bé đã dứt hẳn bệnh ngay khi mẹ ngưng sử dụng sản phẩm này.
Trong suốt 2 năm tiếp theo, hơn 5 em bé được mang tới trung tâm y tế với những triệu chứng tương tự và chỉ khỏi bệnh hoàn toàn khi được ngưng chùi rửa bằng khăn ướt.
Trả lời phỏng vấn với tờ NBC News, bác sĩ Mary Wu Chang – một giáo sư về da liễu và khoa nhi của trường Đại học Dược Connecticut cho biết dù có những khuyến cáo gây hại từ khăn ướt nhưng vẫn có nhiều bậc cha mẹ sử dụng sản phẩm này vì tính tiện dụng của nó. Bà cho hay: “Nó rất thuận tiện. Tôi có 3 đứa con và tôi biết khó khăn thế nào mỗi khi phải thay rửa cho chúng, đặc biệt là mỗi khi đi du lịch. Nhưng nếu ở nhà, sẽ tốt hơn nếu bạn sử dụng nước và xà phòng dành cho bé. Cách đó sẽ giúp bạn giảm thiểu được nguy hại”.
Cũng theo bác sĩ Robin Gehris tại Bệnh viện Đại học Pittsburgh cho hay, số lượng trẻ em bị dị ứng như thế này đang ngày một tăng lên. Nguyên nhân là do lượng MI trong khăn ướt tăng lên và khăn ướt cũng không phải là sản phẩm duy nhất chứa MI.
Các chuyên gia về da cũng đề nghị các nhà sản xuất nhanh chóng loại bỏ chất hóa học gây hại cho da trong các sản phẩm do những di chứng như phát ban, bướu, bỏng rộp, cay mắt hay sưng mặt… mà chúng đem lại. Đã có trường hợp một người phụ nữ được chẩn đoán khó khăn khi thở do bị sưng phồng cả đầu và mặt. Trường hợp khác của một du khách Anh đã phải nhập viện 2 ngày ở Tây Ban Nha để điều trị dị ứng khi dùng khăn ướt.
Trước những thông tin đáng e ngại và những khuyến cáo từ các bác sĩ, các “ông lớn” trong làng mỹ phẩm như Johnson & Johnson, Nivea, L’Oreal… đang dần loại bỏ các chất hóa học trong các sản phẩm của mình.
Khăn ướt khiến trẻ bị phát ban đỏ, ngứa, dị ứng.
Trong khi đang điều trị cho 6 em bé bị phát ban đỏ, các nhà khoa học tại trường dược để ý thấy: sau khi được điều trị thành công với kháng sinh, một bé gái 8 tuổi đã có dấu hiệu phát ban trở lại ở mặt và mông. Lo ngại bé bị dị ứng, các nhà khoa học đã hỏi dò và biết được mẹ bé thường dùng khăn ướt để lau miệng và mông cho con gái. May mắn là sau khi được khuyến cáo, bé đã dứt hẳn bệnh ngay khi mẹ ngưng sử dụng sản phẩm này.
Trong suốt 2 năm tiếp theo, hơn 5 em bé được mang tới trung tâm y tế với những triệu chứng tương tự và chỉ khỏi bệnh hoàn toàn khi được ngưng chùi rửa bằng khăn ướt.
Chất methylisothiazolinone có trong khăn ướt khiến trẻ bị dị ứng.
Trả lời phỏng vấn với tờ NBC News, bác sĩ Mary Wu Chang – một giáo sư về da liễu và khoa nhi của trường Đại học Dược Connecticut cho biết dù có những khuyến cáo gây hại từ khăn ướt nhưng vẫn có nhiều bậc cha mẹ sử dụng sản phẩm này vì tính tiện dụng của nó. Bà cho hay: “Nó rất thuận tiện. Tôi có 3 đứa con và tôi biết khó khăn thế nào mỗi khi phải thay rửa cho chúng, đặc biệt là mỗi khi đi du lịch. Nhưng nếu ở nhà, sẽ tốt hơn nếu bạn sử dụng nước và xà phòng dành cho bé. Cách đó sẽ giúp bạn giảm thiểu được nguy hại”.
Cũng theo bác sĩ Robin Gehris tại Bệnh viện Đại học Pittsburgh cho hay, số lượng trẻ em bị dị ứng như thế này đang ngày một tăng lên. Nguyên nhân là do lượng MI trong khăn ướt tăng lên và khăn ướt cũng không phải là sản phẩm duy nhất chứa MI.
Các bậc cha mẹ chỉ nên dùng khăn ướt khi đi du lịch hoặc đang trên xe, máy bay di chuyển.
Các chuyên gia về da cũng đề nghị các nhà sản xuất nhanh chóng loại bỏ chất hóa học gây hại cho da trong các sản phẩm do những di chứng như phát ban, bướu, bỏng rộp, cay mắt hay sưng mặt… mà chúng đem lại. Đã có trường hợp một người phụ nữ được chẩn đoán khó khăn khi thở do bị sưng phồng cả đầu và mặt. Trường hợp khác của một du khách Anh đã phải nhập viện 2 ngày ở Tây Ban Nha để điều trị dị ứng khi dùng khăn ướt.
Trước những thông tin đáng e ngại và những khuyến cáo từ các bác sĩ, các “ông lớn” trong làng mỹ phẩm như Johnson & Johnson, Nivea, L’Oreal… đang dần loại bỏ các chất hóa học trong các sản phẩm của mình.