Cẩn trọng với những hạt mụn li ti như đầu đinh ghim vì có thể trẻ đang mắc phải căn bệnh truyền nhiễm cấp tính này
Hướng dẫn cách chăm sóc, điều trị bệnh sởi ở trẻ em hiệu quả tại nhà từ những dấu hiệu, triệu chứng phát ban.
1. Bệnh sởi ở trẻ em là gì?
Vào khoảng thời gian từ tháng 2 tới tháng 5, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi mọc ban đỏ toàn thân, sốt cao liên tục thì rất có thể bé đã bị nhiễm sởi. Bệnh sởi ở trẻ em do một loại siêu vi thuộc chi morbilivirus trong họ paramyxoviridae gây ra. Chúng có hình cầu, đường kính 120-250nm, dễ bị tiêu diệt bởi ánh sáng mặt trời, thuốc khử trùng, nhiệt độ 56 độ C.
Virus sởi dưới kính hiển vi. (Ảnh: Pinterest)
2. Bệnh sởi có lây truyền không?
90% người tiếp xúc với người mắc bệnh sởi nếu chưa chích ngừa vaccin sẽ bị lây nhiễm. Bởi virus sởi sống trong cổ họng, mũi bệnh nhân. Nên khi hắt hơi, ho, nói chuyện, xì mũi, virus sởi bám trên những giọt nước li ti nhỏ xíu theo không khí xâm nhập vào cơ thể người khỏe mạnh qua đường hô hấp. Hoặc nếu người tiếp xúc với vật dụng chứa virus sởi rồi đưa tay lên mũi, miễng cũng sẽ bị nhiễm bệnh.
Đối với phụ nữ bị sởi khi mang thai nếu sốt 39-40 độ rất có thể sẽ bị sảy thai, thai chết lưu do môi trường nhiệt độ buồng tử cung tăng lên 40-41,5 độ. Hoặc, hệ miễn dịch bà bầu suy giảm khi mắc sởi dẫn tới những biến chứng bội nhiễm như viêm phổi, viêm đường tiết niệu. Đối với thai nhi, nếu mẹ bị sởi trong 3 tháng đầu thì bé có nguy cơ bị dị tật, suy dinh dưỡng bào thai hoặc sảy thai. 6 tháng tiếp theo có thể bị đẻ non, thai chết lưu.
Tuy nhiên, thai nhi sẽ phát triển khỏe mạnh nếu mẹ tiêm chủng trước sinh 12 tháng. Lượng kháng thể miễn dịch tồn tại trong cơ thể mẹ từ 4 tới 9 tháng sẽ được truyền vào thai nhi thông qua nhau thai.
3. Phân biệt bệnh sởi ở trẻ em và sốt phát ban
Về tác nhân gây bệnh. Sốt phát ban do virus rubella (sởi Đức) gây ra. Đây cũng là nhóm siêu vi trùng lành tính đổi với trẻ em nhưng phụ nữ mang thai vẫn phải cảnh giác. Còn bệnh sởi ở trẻ em do virus cấp tính morbillivirus thuộc ho paramyxovididae gây ra.
Biến chứng nguy hiểm. Sốt phát ban do virus thông thường nếu chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ sẽ khỏi sau 5-7 ngày. Còn bệnh sở ở trẻ nếu không chữa kịp thời sẽ bị suy dinh dưỡng nặng, xuất hiện biến chứng viêm tai giữa, viêm phổi, viêm não, viêm loét giác mạc.
Biểu hiện lâm sàng. Đối với bệnh sốt phát ban, trẻ thường nổi ban hồng sáng, ít gồ lên mặt da khi hạ sốt. Trẻ nhiễm sởi thường bị chảy nước mũi, ho, mắt đỏ và xuất hiện nốt ban sau tai, lan ra theo thứ tự mặt, ngực, bụng, chân tay.
4. Triệu chứng của bệnh sởi qua 4 giai đoạn
Giai đoạn ủ bệnh. Trẻ nhiễm virus sởi sau 10-14 ngày không biểu hiện triệu chứng gì rõ rệt của bệnh.
Giai đoạn tiền triệu. Trong 2-4 ngày tiếp theo, trẻ bị sốt nhẹ, ho khan không đờm, chảy nước mũi, viêm kết mạc mắt, sợ ánh sáng và xuất hiện nội ban (hạt koplik). Đây là hạt nhỏ li ti như đầu đinh ghim, màu trắng ngà có viền đỏ bo quanh và biến mất trong 24-48 tiếng.
Giai đoạn phát ban. Sau 10-18 ngày, trẻ có đầy đủ các triệu trứng bệnh sởi như:
Những nốt ban đỏ mịn, không đau, không mủ, ít ngứa nổi gồ sau tai, mặt (ngày thứ nhất) và dần dần lan xuống cánh tay, ngực, lưng (ngày thứ 2) và chân, đùi, bụng (ngày thứ 3) trong 24-48 tiếng. Nếu các nốt ban hợp lại thành mảng lớn 3-6mm có thể kết luận là bệnh sởi ở trẻ nhỏ đang tiến triển nặng thêm. Trẻ giảm sốt khi nốt ban lan xuống chân.
Sốt cao trên 39 độ, ho kéo dài, chảy nước mũi, trong miệng nổi hạt koplik, mắt có gỉ kèm nhèm.
Giai đoạn lui bệnh. Các nốt ban bắt đầu biến mất theo thứ tự từ mặt tới thân mình, các chi và để lại nột thâm tróc da mỏng thâm loang lổ.
5. Biến chứng nguy hiểm khi trẻ mắc sởi
Viêm tai giữa. Đây là biến chứng luôn phải nghĩ tới trước tiên. Trẻ có thể bị thủng màng nhĩ, viêm tai xương chũm hay áp xe não.
Viêm loét giác mạc. Trẻ thiếu vitamin A, suy dinh dưỡng khi mắc sởi có thể bị mờ, hỏng giác mạc, mủ nhãn cầu dẫn tới thị lực giảm đến mù vĩnh viễn.
Viêm não cấp tính chiếm khoảng 0,1% số ca mắc sởi. Trẻ nhỏ sau khi phát ban (1-15 ngày) xuất hiện các triệu chứng lơ mơ, hôn mê, co giật, đau đầu, nôn, cứng gáy.
Tiêu chảy. Trẻ suy dinh dưỡng khi mắc bệnh sởi dễ bị lây nhiễm lỵ trực trùng dẫn tới tiêu chảy kéo dài. Nghiêm trọng hơn, bệnh nhi gặp nguy cơ nhiễm trùng đường huyết tiêu điểm từ ruột do cơ địa bị suy kiệt.
Viêm phổi do bội nhiễm các vi khuẩn tụ cầu,influenzae tuýp b, hemophilus, liên cầu nhóm A, phế cầu.
Thể lao tiềm ẩn tái bùng phát do cơ thể bị suy giảm hệ miễn dịch.
Các biến chứng khác ít gặp liên quan tới thần kinh như liệt nửa người, xung huyết tĩnh mạch não và hội chứng guillain-barree.
6. Chuẩn đoán bệnh sởi bằng xét nghiệm
Ngoài sốt phát ban do rubella, bệnh sởi ở trẻ cũng thường bị nhầm lẫn với bệnh sốt mò, nhiễm enterovirus, mycoplasma pneumoniae, epstein-barr, dị ứng, phát ban mùa xuân. Việc chuẩn đoán trẻ mắc sở bằng xét nghiệm bao gồm:
Xét nghiệm cơ bản gồm chụp X quang phổi và lấy mẫu máu để xem trẻ có bị giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu lympho.
Xét nghiệm virus. Ngày thứ 3 sau khi phát ban, trẻ được xét nghiệm huyết thanh học để truy tìm kháng thể IgM. Hoặc nếu có điều kiện, bác sĩ sẽ thực hiện phân lập virus, phản ứng khuếch đại gen.
7. Khi nào cần đưa trẻ mắc sởi tới bệnh viện
3 biểu hiện cho thấy mẹ cần đưa trẻ ngay tới các cơ sở y tế gần nhất:
- Trẻ liên tục sốt cao trên 39, 40 độ C.
- Suy hô hấp như thở nhanh, lơ mơ, không chịu ăn uống.
- Phát ban toàn thân (đến chân) mà vẫn chưa hết sốt.
8. Cách điều trị bệnh sởi ở trẻ em
Điều trị bệnh sởi ở trẻ dựa trên nguyên tắc điều trị sớm biến chứng, hỗ trợ và cách ly như sau:
- Bù nước, điện giải qua đường uống.
- Uống thuốc long đờm và thuốc kháng histamin.
- Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý 0,9% 3 lần/ngày.
- Sát trùng tai mũi họng bằng dung dịch argyrol, chloromycetin.
- Hồi sức tim mạch, hồi sức hô hấp bằng thở oxy khi trẻ bị suy hô hấp.
- Hạ sốt bằng paracetamol, phương pháp vật lý như chườm khăn mát, mặc quần áo thoáng.
- Dùng kháng sinh khi trẻ bị bội nhiễm, suy dinh dưỡng, xuất hiện biến chứng viêm não, viêm thanh quản.
9. Cách chăm sóc trẻ mắc sởi tại nhà
- Cách ly trẻ tại nhà.
- Bù nước mỗi ngày.
- Nấu thức ăn chín kỹ, chia làm nhiều bữa.
- Rửa sạch tay, đeo khẩu trang mỗi lần tiếp xúc với trẻ.
- Bổ sung vitamin A bảo vệ mắt theo chỉ dẫn của bác sĩ cho từng lứa tuổi.
- Cắt móng tay cho trẻ, tắm hàng ngày, tránh để lạnh, giữ phòng thông thoáng.
10. Trẻ mắc sởi nên kiêng gì?
- Kiêng bẩn, gió lạnh, ánh sáng trực tiếp.
- Kiêng thức ăn chứa protein dị ứng, các loại gia vị kích thích.
- Không uống các loại nước có ga, đồ uống kích thích.
- Không dùng kháng sinh nếu không xuất hiện các biến chứng.
- Không kiêng nhiều thực phẩm để kịp vù đắp chất dinh dưỡng bị do nhiễm trùng.
11. Cách phòng tránh bệnh sởi ở trẻ em
Mẹ cho trẻ 9 tháng tiêm phòng vaccin mũi đầu, mũi 2 khi trẻ được 18 tháng. Khả năng miễn dịch không bị ảnh hưởng nếu tiêm phòng muộn. Vaccin cũng có thể ngăn ngừa bệnh trong thời gian 2 ngày kể từ lúc bị phơi nhiễm. Hiện trên thị trường có 2 loại vaccin đơn và dạng kết hợp với vaccin khác như vaccin rubella, quai bị, thủy đậu. Để xác nhận vaccin đã tiêm có hiệu quả hay không thì cần dựa vào xét nghiệm máu.
Nguồn: Tổng hợp