Cần làm gì để ngăn tóc bạc sớm?

Trịnh Trang/ VTC News,
Chia sẻ

Nguyên nhân chính khiến tóc bạc sớm là do cơ thể thiếu hụt các vitamin cần thiết, vậy tóc bạc sớm do thiếu vitamin gì?

Thường thì tóc bắt đầu chuyển sang màu bạc khi lão hóa, nhưng có những người bắt đầu xuất hiện tóc bạc từ độ tuổi rất trẻ, thậm chí là ở tuổi thanh thiếu niên.

Tuy tóc bạc không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề và ảnh hưởng tới ngoại hình.

Cần làm gì để ngăn tóc bạc sớm? - Ảnh 1.

Nhiều bạn trẻ suy sụp tinh thần khi tóc bạc sớm.

Nguyên nhân khiến tóc bạc sớm

Theo quá trình lão hóa tự nhiên, việc tóc bạc xuất hiện thường diễn ra sau tuổi 45. Tuy nhiên, hiện tượng tóc bạc sớm có thể xảy ra ở những người chỉ mới ở độ tuổi 18 – 30.

Điều này không chỉ đơn giản là một vấn đề ngoại hình mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của tóc và sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày.

Tóc bạc sớm không chỉ xuất phát từ quá trình lão hóa hay di truyền mà còn do nhiều yếu tố khác nhau như căng thẳng, áp lực tinh thần, thiếu dinh dưỡng, hút thuốc và cả các bệnh lý nền như bệnh tuyến giáp, bệnh tim mạch hay bệnh autoimmunity.

Một số nguyên nhân khác cũng có thể kể đến như sự tích tụ hydrogen peroxide trong tóc, gây hủy hoại melanin - chất làm cho tóc có màu sắc tự nhiên của nó.

Cần làm gì để ngăn tóc bạc sớm? - Ảnh 2.

Tóc bạc sớm có thể đi kèm với các vấn đề như rụng tóc, tóc hư tổn hoặc khô, xơ cứng, gây ảnh hưởng đến vẻ ngoài và tâm lý của người mắc phải.

Để ngăn chặn tình trạng này, việc bổ sung các loại vitamin cần thiết và duy trì một lối sống lành mạnh, giảm bớt căng thẳng có thể giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình tóc bạc sớm.

Tóc bạc thiếu vitamin gì?

Tóc bạc sớm không chỉ là vấn đề ngoại hình mà còn là dấu hiệu rõ ràng cho thấy cơ thể đang thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng, trong đó là melanin, một yếu tố chính trong keratin, không chỉ làm cho tóc có màu sắc tự nhiên mà còn chịu trách nhiệm quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của tóc.

Nghiên cứu đã chứng minh rằng việc duy trì một chế độ ăn uống cân đối có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mái tóc. Khi cơ thể thiếu hụt dưỡng chất, không chỉ gây ra sự suy nhược còn giảm cung cấp các chất cần thiết cho tóc, khiến chúng trở nên mong manh, dễ gãy rụng và bạc màu sớm.

Khi thiếu vitamin B12, sẽ khiến cơ thể của chúng ta nhanh bị lão hóa hơn. Vitamin B12 sẽ giúp giữ cho hệ thống thần kinh khỏe mạnh và hỗ trợ trong việc sản xuất các DNA, RNA. Đồng thời kết hợp với axit folic, vitamin B9 để sản xuất các hồng cầu.

Còn khi thiếu hụt vitamin B9 có thể dẫn đến tình trạng tóc bạc sớm. Tương tự vitamin B12, acid folic giúp với việc sản xuất DNA và RNA trong cơ thể và là cần thiết cho việc sản xuất hồng cầu. Đặc biệt quan trọng trong sản xuất methionine, một acid amin quan trọng cho màu tóc. Đối với người lớn, chế độ ăn uống được khuyến cáo là 400 microgram. Đối với phụ nữ có thai và cho con bú là 500 - 600 microgram.

Cơ thể thiếu hụt đồng hoặc sắt có thể khiến chúng ta bị già sớm. Đồng đóng vai trò như một số enzyme cần thiết trong cơ thể. Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hồng cầu. Khuyến cáo từ 900 đến 1.300 microgram đồng mỗi ngày đối với phụ nữ, 900 microgram mỗi ngày đối với nam giới. Khuyến cáo 8mg sắt cho người lớn ở độ tuổi trên 50, phụ nữ dưới 50 là 18mg sắt mỗi ngày.

Cần làm gì để ngăn tóc bạc sớm? - Ảnh 3.

Bổ sung vitamin từ thực phẩm hằng ngày giúp giảm hiện tượng tóc bạc sớm, gãy rụng.

Cách khắc phục tóc bạc sớm

Hiện tại, y học vẫn chưa có bất cứ một phương pháp nào có thể điều trị được vấn đề tóc bạc sớm. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể khắc phục và ngăn ngừa tình trạng này với những phương pháp, thay đổi thói quen, lành mạnh hơn trong cuộc sống như bổ sung đầy đủ những dưỡng chất, vitamin cần thiết để nuôi dưỡng một mái tóc chắc khỏe, bóng mượt.

Bạn nên cung cấp đủ các vitamin B5, vitamin B12, vitamin A, vitamin C và vitamin E cùng acid folic hoặc riboflavin có trong các loại thực phẩm như cải bó xôi, cải xoăn, đậu lăng, đậu xanh, đậu lima, măng tây và mì ống. Một số thực phẩm giàu đồng - sắt bao gồm gan, sò, nghêu, thịt bò, hạt điều, hạt dẻ, hạnh nhân.

Không nên sử dụng quá nhiều các loại hóa chất như thuốc nhuộm, thuốc uốn, thuốc duỗi khiến tóc bị ảnh hưởng. Khi ra ngoài, bạn cần che chắn, bảo vệ mái tóc tránh khỏi sự tác động của tia UV và ánh nắng mặt trời. Không nên sử dụng các thức uống, chất kích thích có hại cho sức khỏe như rượu, bia, thuốc lá,...

Bỏ thói quen nhổ tóc thường xuyên không làm các nang chân tóc bị phân hủy. Việc nhổ tóc nhiều cũng khiến các huyết thanh bị tràn ra phía bên ngoài và dễ dàng lây nhiễm cho những sợi tóc ở khu vực xung quanh đó. Khi muốn nhuộm tóc thì bạn nên ưu tiên các sản phẩm có thành phần tự nhiên, an toàn hơn và ít gây nên thưởng tổn, kích ứng cho da đầu.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng những loại dược liệu có khả năng làm đen tóc và giúp cho cấu trúc tóc được chắc khỏe, bóng mượt hơn. Một số loại thảo dược bạn có thể sử dụng ví dụ như hà thủ ô, hạt đỗ đen, hạt vừng đen hoặc các loại cỏ lúa mạch.

Bên cạnh đó, việc duy trì trạng thái thoải mái nhất cho tinh thần là điều rất quan trọng.


Chia sẻ