Cách nhìn vào chiều rộng của trán để nhận biết trẻ có thông minh hay không

Nguyễn Phượng,
Chia sẻ

Thực hư trán rộng là biểu hiện của một đứa trẻ thông minh?

Lâu nay, nhiều người vẫn có quan niệm những đứa trẻ trán rộng lớn lên sẽ thông minh hơn. Điều này là do người xưa thường nghĩ rằng người có trán cao, rộng sẽ có bộ não lớn hơn, có thể nắm giữ nhiều kiến thức hơn, do đó thông minh hơn. Vậy từ góc độ sức khỏe, chiều rộng của trán có liên quan gì đến sự thông minh?.

Theo các nhà khoa học, đại não của con người được chia thành bốn phần, gồm thùy trán, thùy đỉnh, thùy chẩm và thùy thái dương. Thùy trán nằm ngay dưới trán của chúng ta. Nó có liên quan đến khả năng suy luận, tổ chức, lập kế hoạch, nói, di chuyển, biểu hiện trên khuôn mặt, thực hiện nhiệm vụ nối tiếp, giải quyết vấn đề, kiểm soát sự ức chế, tính tự phát, bắt đầu và tự điều chỉnh hành vi, chú ý, ghi nhớ và kiểm soát cảm xúc.

Cách nhìn vào chiều rộng của trán để nhận biết trẻ có thông minh hay không- Ảnh 1.

Trán rộng là một trong những biểu hiện của trẻ thông minh

Vùng vỏ não trước trán là phần phía trước của thùy trán. Trừ phản xạ, còn tất cả những phản ứng đều được quyết định ở vùng vỏ não trước trán. Từ một số thí nghiệm, các nhà khoa học về não bộ đã chứng minh rằng, nếu vỏ não trước trán của một người lớn hơn thì não sẽ phát triển tốt hơn. Đây là lý do tại sao những người có trán đầy đặn thường được cho là "thông minh".

Tuy nhiên, trên thực tế, việc một người thông minh không nhất thiết liên quan đến kích thước của bộ não. Ví dụ, bộ não của phụ nữ nói chung nhỏ hơn đàn ông nhưng không khó để thấy rằng phụ nữ thông minh không thua kém đàn ông. Thậm chí độ thông minh còn tin cậy hơn khi đánh giá năng lực của bộ não.

Ngoài ra, cũng có một số đặc điểm trên gương mặt của trẻ được xem là dấu hiệu dự báo trẻ thông minh hay không.

Đôi mắt sáng

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, vì vậy muốn biết đứa trẻ có thông minh hay không phụ thuộc vào việc chúng có tập trung và tỉnh táo khi học trên lớp không.

Khi trẻ tập trung vào đồ vật hoặc một người nào đó, chúng sẽ nhìn rất chăm chú.

Đứa trẻ có đôi mắt sáng, tập trung cao sẽ học hỏi và tiếp thu mọi thứ rất nhanh. Đôi mắt linh hoạt cho thấy trẻ khả năng quan sát cẩn thận và khả năng tư duy nhạy bén.

Vành tai cao hơn lông mày

Theo đặc điểm phát triển của cơ thể con người, hầu hết tại của trẻ sơ sinh sẽ ngang bằng với lông mày hoặc thấp hơn.

Nếu tai của trẻ cao hơn lông mày thì cũng có nghĩa là chỉ số IQ của bé cao. Nguyên tắc là nếu tại cao hơn lông mày thì độ nhạy của thính giác sẽ cao hơn. Dưới ảnh hưởng của lợi thế thính giác nhạy bén, khả năng quan sát và thực hành của trẻ cũng sẽ mạnh mẽ hơn.

Cách nhìn vào chiều rộng của trán để nhận biết trẻ có thông minh hay không- Ảnh 2.

Sống mũi cao

Chiều cao của sống mũi có mối liên quan với hệ limbic trong não, được coi là trung tâm của các hoạt động thần kinh cao cấp, chẳng hạn như cảm xúc và trí nhớ, có nhiệm vụ kiểm soát cảm xúc và hành vi của con người.

Trẻ có sống mũi cao được dự đoán thể thể hiện sự giàu cảm xúc và tư duy nhanh nhạy hơn. Những đặc điểm này có thể giúp trẻ dễ dàng thể hiện trí thông minh và khả năng quan sát nhạy bén trong cuộc sống hàng ngày.

Màu đồng tử mắt nhạt hơn

Một nghiên cứu của Đại học Washington đã chỉ ra mối tương quan chặt chẽ giữa sự phát triển trí não của trẻ và màu sắc đồng tử mắt. Theo đó, màu sắc đồng tử càng nhạt thì trí tuệ của trẻ càng phát triển tốt và tương lai trẻ sẽ thông minh hơn.

Điều này là do giữa melanin trong cơ thể con người và hoạt động của tế bào não có mối liên hệ, càng ít melanin thì tế bào não càng hoạt động tích cực, trí tuệ của trẻ sẽ phát triển tốt hơn.

Ngoài ra, việc nhìn vào phản ứng, trạng thái tinh thần thông qua ánh mắt của trẻ cũng cho biết trí thông minh của bé. Nếu mắt trẻ có phản ứng tốt khi nhìn những thứ xung quanh thì có nghĩa trẻ rất nhạy cảm với các kích thích bên ngoài và não của trẻ phản ứng nhanh. Những đứa trẻ như vậy nhìn chung thông minh hơn. Nếu mắt trẻ lờ đờ, chậm phản ứng với thế giới xung quanh thì thường kém thông minh hơn.

Tuy nhiên những yếu tố trên chỉ mang tính tương đối. Trí thông minh của một đứa trẻ ngoài yếu tố di truyền, bẩm sinh thì còn được quyết định bởi rất nhiều yếu tố khác như môi trường sống, cách giáo dục của gia đình,...

Do đó, cha mẹ cần:

- Tăng cường tương tác với con: Sau khi trẻ chào đời, cha mẹ nên thường xuyên chạm và mát-xa cho con mình. Điều này giúp thúc đẩy hệ thần kinh trung ương phát triển, cải thiện khả năng miễn dịch, xoa dịu cảm xúc của trẻ. Cha mẹ có thể cho trẻ nghe nhạc, âm thanh của đồ vật khác nhau, đồ chơi có màu sắc, đó là những cách thúc đẩy sự phát triển trí tuệ.

Cách nhìn vào chiều rộng của trán để nhận biết trẻ có thông minh hay không- Ảnh 3.

Cha mẹ cần chăm chỉ tương tác và vui chơi cùng con để bé phát triển trí thông minh tốt hơn

- Chơi cùng con: Khi trẻ lớn lên, các bậc phụ huynh nên giao tiếp với con mình nhiều hơn để thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ và nhận thức của trẻ. Cha mẹ nên hỗ trợ con trong việc bò, ngồi, đi, đứng, nhảy… thông qua các trò chơi phù hợp.

- Khuyến khích bé khám phá: Cha mẹ cho con tiếp xúc với những môi trường mới lạ, khuyến khích trẻ khám phá những không gian mới. Một chuyến đi đến siêu thị cũng có thể kích thích thị giác đối với một đứa trẻ. Người lớn khuyến khích trẻ kể lại những gì chúng nhìn thấy, điều mới bắt gặp. Phụ huynh cho bé nhiều trải nghiệm sẽ học hỏi được nhiều điều.

- Cho bé làm quen với chữ cái, con số sớm: Gia đình không đợi con bắt đầu đi học mới dạy về số và chữ cái. Phụ huynh cho trẻ bắt đầu đếm ở nhà trong các buổi chơi, chỉ ra các chữ cái trên bảng, biển chỉ dẫn. Con tiếp xúc nhiều với chữ viết sớm sẽ thuận lợi khi đi học.

- Khuyến khích trẻ tò mò: Trẻ em có bản chất tò mò, khi được kích thích tò mò có thể giúp bé học hỏi nhiều hơn. Cha mẹ kích thích sự quan tâm của con bằng cách cung cấp cho bé nhiều cơ hội để khám phá những điều mới. Người lớn nên tán dương khi bé chinh phục những thử thách khó. Phụ huynh nên cho trẻ chơi những đồ chơi thân thiện, kích thích trí tưởng tượng của chúng phát triển từ những hoạt động hàng ngày.

- Cùng đọc sách: Sách là một công cụ để kích thích trí tưởng tượng, khả năng tư duy. Cha mẹ nên đọc cho bé nghe mỗi ngày. Phụ huynh chọn những cuốn sách có màu sắc tươi sáng, hình ảnh đơn giản sẽ thu hút sự quan tâm của trẻ. Bé làm quen với các chữ cái và hình ảnh sớm sẽ có xu hướng thích đọc khi lớn lên.

Theo Sohu, Aboluowang

Chia sẻ