Xôn xao trường mẫu giáo tư thục bị tố "cho các bé 1 tuổi ăn mì tôm 2 lần/tuần", các bữa khác kém chất lượng
Rất nhiều phụ huynh tỏ ra bức xúc trước thông tin này.
Ba mẹ nào có con tới độ tuổi đi mẫu giáo cũng cảm thấy vô cùng lo lắng, băn khoăn không biết con đi nhà trẻ có ngoan không, có được chăm sóc chu đáo hay không. Không ít gia đình quyết định chi ra một số tiền không nhỏ nhằm mục đích cho con một môi trường tốt nhất, nhưng thành quả nhận về khiến họ vô cùng hoang mang, bức xúc.
Mới đây, trên MXH xôn xao thông tin vụ việc một trường mẫu giáo tư thục bị tố cho các bé 1 tuổi ăn mì tôm 2 lần/tuần, các bữa khác kém chất lượng. Theo chủ nhân của status này, chị cho con đi học ở đây từ lúc bé tròn 1 tuổi. Tuy nhiên, sau một thời gian, một cô giáo cũ của trường theo dõi các bữa ăn thấy rất bức xúc nên đã nhắn tin với phụ huynh này.
Cụ thể, người mẹ này cho biết đây là một trường tư thục tại khu vực Phương Mai - Hà Nội. Một tháng đi học full hết khoảng 4,4 triệu. Tiền ăn là 50k/ngày. Chị cùng gia đình đã nhắn tin trao đổi, hẹn gặp cô giáo chủ nhiệm cùng hiệu trưởng để giải quyết. Tuy nhiên, do vẫn chưa nhận được thông tin chính đáng nên bà mẹ này quyết định chưa công khai tên trường.
"Nhiều mẹ nói mì tôm có sao đâu, nhưng với trẻ em cần phải rất hạn chế. Mì tôm người lớn bán theo cân là loại rẻ tiền và 1 tuần 2 lần chứ không phải thi thoảng thì có sao đấy các mẹ. Mì tôm là thực phẩm không hề tốt cho sức khỏe, đặc biệt là với bé mới hơn 1 tuổi. Nên không có chuyện làm quá lên ở đây", người mẹ khẳng định thêm.
Dưới phần bình luận, người mẹ này còn chia sẻ thêm một vài bữa ăn cháo loãng, trứng tráng ăn liên tục khiến không ít phụ huynh bức xúc. Chi ra số tiền không nhỏ mà con phải ăn uống thiếu chất, thiếu dinh dưỡng thế này khiến bà mẹ trẻ vô cùng bực mình.
Bình luận quan tâm của mọi người
Trẻ ăn nhiều mì tôm có khiến sức khỏe bị ảnh hưởng?
Mì tôm là một sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ bột mì hoặc rau củ, và mỗi hộ gia đình đều có thể tự chế biến từ bột mì đa năng. Mỳ tự làm sẽ đảm bảo an toàn hơn do không chứa chất bảo quản.
Ngược lại, mỳ ăn liền, loại thường được mua sẵn với giá rẻ, lại được nhiều người tiêu dùng chọn lựa vì tính tiện lợi và tiết kiệm thời gian, dù chúng thường chứa chất phụ gia và có thể gây sặc hoặc nghẹn cho trẻ khi ăn. Khi trẻ đã lớn có thể ăn được mỳ tôm, nhưng loại thực phẩm này không nên được tiêu thụ thường xuyên.
Lý do khiến mì tôm không nên được đưa vào thực đơn ăn chính của trẻ
- Mì tôm thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết: Mì tôm chứa chủ yếu là tinh bột và không cung cấp đủ protein hay vitamin mà cơ thể cần, điều này không tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Ngoài ra, mì tôm chứa nhiều calo không lành mạnh được gọi là "calo rỗng".
- Mì tôm có thể gây tích tụ mỡ: Trong quá trình sản xuất, mì tôm thường được chiên trong dầu để tăng thời gian bảo quản. Chất béo từ quá trình này khó tiêu hóa, dẫn đến nguy cơ béo phì nếu trẻ ăn quá nhiều.
- Dầu bảo quản trong mì tôm không tốt cho sức khỏe: Mì tôm được phủ một lớp dầu để sản phẩm bóng và bền hơn, nhưng thành phần này không tốt cho gan, đặc biệt là ở trẻ em.
- Mì tôm chứa propylene Glycol: Sợi mì giữ ẩm nhờ vào việc thêm propylene Glycol, nhưng chất này có thể gây hại cho tim và các cơ quan khác nếu tích lũy trong cơ thể qua thời gian.
- Mì tôm sử dụng hương liệu và chất tạo vị: Mì tôm thường chứa Monosodium Glutamate (MSG) để tăng hương vị, nhưng chất này có thể gây hại cho não nếu tiêu thụ quá nhiều.
Đối với trẻ nhỏ, ăn nhiều mì có thể dẫn đến dậy thì sớm, rất nguy hiểm. Vì vậy, để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng hợp lý và an toàn sức khỏe, nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người dân chỉ nên sử dụng các sản phẩm đóng gói này tối đa 1 - 2 lần/tuần.